Khám phá mẹt xôi có tên gọi “đông vui” vừa xuất hiện ở Sài Gòn
Món xôi mặn với nhiều sự lựa chọn kết hợp trong mỗi mẹt xôi được anh chủ quán xôi bác Đức đặt cho những cái tên đầy cảm xúc.
Mẹt là tên gọi chung cho tất cả các phần xôi có tên gọi bán tại quán xôi bác Đức của anh Nguyễn Hữu Đức trên đường Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM. Tuỳ vào số loại xôi trong từng mẹt mà mỗi mẹt sẽ có một tên gọi khác nhau. “ấm áp” và “sâu lắng” với 3 loại xôi phù hợp cho các cặp đôi hoặc những nhóm nhỏ có giá 90.000 đồng. Đối với những nhóm khách đông hơn có thể gọi phần “đông đúc” hoặc “đông vui” với giá 165.000 đồng để thử được 5 loại khác nhau. Mỗi mẹt xôi sẽ được phục vụ kèm salad và các loại nước uống như trà đào, trà tắc hoặc trà vải.
Mẹt xôi với tên gọi đông vui ở quán xôi bác Đức bao gồm 5 phần xôi mặn khác nhau
Video đang HOT
ẢNH: NGUYỄN MINH TÂM
Các món trong một mẹt xôi của quán rất đa dạng bao gồm các loại xôi mặn, trong đó đặc trưng nhất là xôi thịt áp chảo. “Thịt được tẩm ướp gia vị cho vừa miệng xong mang đi áp chảo cho các mặt được giòn nhưng thịt vẫn không hề bị khô, gia vị ngấm sâu vào miếng thịt”, anh Đức chia sẻ. Một điểm đặc biệt nữa là ngoài sử dụng xôi trắng quán còn có phần xôi kết hợp cùng đậu xanh. “Xôi đậu xanh sẽ đem lại cảm giác bùi và béo, không dễ khô như xôi trắng. Khi hoà quyện với nước sốt và các nguyên liệu khác sẽ hài hoà và không bị ngán”, anh Đức cho biết.
Phần thịt áp chảo ăn cùng xôi là món được nhiều thực khách yêu thích
ẢNH: NGUYỄN MINH TÂM
Tuy mới mở được 2 tháng nhưng tiệm xôi của anh Đức bước đầu nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng. Anh cho biết có những tối chỉ tính riêng đơn hàng trực tuyến đã lên tới gần 100 đơn hàng.
Ngoài các mẹt xôi, quán còn bán riêng từng loại xôi mặn và xôi chay với giá trung bình khoảng 25.000 đồng – 35.000 đồng/phần. Quán mở bán từ 6 giờ đến 23 giờ hằng ngày.
Xôi lá chuối - Hương vị quê nhà
Khi mà người thành phố dùng miếng ni-lông mong mỏng, bên trong lót một mẩu giấy báo cũ để bọc xôi thì hình ảnh nắm xôi đựng trong chiếc lá chuối cuộn tròn trở nên thi vị và gợi nhớ hơn với nhiều thực khách.
Trong xã hội hiện đại, những giá trị văn hóa nông thôn dần phai nhạt, vì vậy, mỗi khi bắt gặp hình ảnh chiếc lá chuối trong một món ăn nào đó, những hoài niệm về một miền quê mộc mạc và dân dã tự dưng trỗi dậy.
Tại Hà Nội hay Sài Gòn cũng như nhiều đô thị trong cả nước, từ lâu rồi, người ta ít khi được thấy hình ảnh chiếc lá chuối. Bởi vì, người ta trồng chuối để làm gì trong thời buổi mỗi tấc đất là một tấc vàng. Vì thế mà người dân đang sinh sống tại đô thị, nhất là những người có một thời thơ ấu ở miền quê, đôi khi chợt nhớ... chiếc lá chuối mộc mạc và cũng nhằm giữ lại hình ảnh dân dã dễ thương.
Món xôi mặn thơm ngon được tạo nên từ hương vị kết hợp của độ dẻo của xôi nếp lẫn với vị béo của mỡ hành phảng phất mùi thơm của hành phi, trong đó còn có mùi vị của chả lụa, lạp xưởng, jambong, tép, đậu phộng. Khi thưởng thức món xôi bắp thực khách sẽ phát hiện ra từng hột bắp no tròn ngọt lịm được nấu cùng với xôi nếp. Đi kèm theo còn có đậu xanh, hành phi và đường cát trắng ngọt thanh.
Cả hai món này điều ngon, tuy nhiên, mùi vị nó không quá nổi bật nếu so với những quầy bán xôi mặn hay xôi bắp ngọt trên vỉa hè vào mỗi buổi sáng. Nhưng chiếc lá chuối bao bọc bên ngoài chính là điểm cốt lõi khiến cho món ăn có hồn hơn so với nhiều nơi khác. Nó cho thực khách cảm giác trân trọng điều gì đó rất mộc mạc, rất nhà quê nhưng cũng vô cùng đẹp đẽ. Hay nhìn dưới một góc độ khác, chiếc lá chuối giữ lại những giá trị xưa cũ đang có nguy cơ biến mất khỏi đời sống thị dân thời công nghiệp hóa.
Theo TCDL
Nhớ mùa xôi đủ sắc Không nơi nào có xôi sau sau (lá cây phong) như quê tôi. Vào tháng ba, lá sau sau mới thích hợp làm xôi. Trong số các loại xôi đủ sắc màu, xôi sau sau làm khó hơn cả. Cơn mưa rào tiễn mùa xuân đi, đón mùa hè về. Những sắc hoa dần tàn cũng là lúc cây rừng phủ bạt ngàn...