Khám phá loạt súng ngắn trong Quân đội Việt Nam
Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện chủ yếu sử dụng khẩu súng ngắn K54 và K59 do Xô-Trung sản xuất, nhưng tương lai gần sẽ thay thế hoàn toàn bằng K14.
Súng ngắn là vật bất ly thân của các cấp chỉ huy trong quân đội. Hiện trong Quân đội Nhân dân Việt Nam đang sử dụng các loại súng chính bao gồm K54 trang bị cho các cấp sĩ quan từ đại úy trở xuống, K59 trang bị cho sĩ quan cấp tá trở lên và K14 dự định sẽ thay thế K54 và K59 trong tương lai.
K54 là súng ngắn được sử dụng với số lượng lớn nhất, K54 là cách gọi Việt hóa của dòng súng “Type 1954″, đây là phiên bản copy của khẩu TT-33 nổi tiếng của Liên Xô. Hiện tại Việt Nam đang sử dụng cả phiên bản TT-33 do Liên Xô sản xuất, Type1954 do Trung Quốc sản xuất, và K54VN do Việt Nam sản xuất.
Thông số cơ bản của súng: Trọng lượng rỗng 0,84kg, khi nạp đầy đạn 0,91kg. Chiều dài 194mm, rộng 32,1mm, cao 134mm; nòng súng có chiều dài 116mm. Súng dùng loại đạn 7,62mmx25mm. Sơ tốc đầu nòng đạt 420m/s, tầm bắn hiệu quả 50mm, hộp tiếp đạn chứa được 8 viên.
Toàn bộ thân súng chính được làm bằng thép tôi cho độ bền cực cao, miếng ốp tay có thể làm bằng gỗ hoặc nhựa ở các phiên bản sản xuất sau này. Các bộ phận gắn kết với nhau thông qua các khe, rãnh, lẫy và chốt hãm, trên súng không sử dụng bất cứ đinh vít nào.
Việc tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa rất đơn giản, chỉ cần sử dụng hộp tiếp đạn và tay không là có thể tháo rời khẩu súng thành từng bộ phận để lau chùi, bảo dưỡng sửa chữa.Do cấu tạo đơn giản và khá đồng nhất nên người lính thợ có thể dễ dàng loại bỏ cấu kiện hư và dồn ghép những cấu kiện còn tốt lại thành khẩu súng hoàn chỉnh.
Video đang HOT
Được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1934, súng TT-33(K54) và các biến thể của nó được coi là khẩu súng ngắn được sản xuất nhiều nhất, riêng trong Thế chiến thứ hai đã có khoảng 600.000 khẩu được xuất xưởng. Súng hiện tại vẫn là trang bị chính trong một số quốc gia trong đó có Việt Nam.
K59 là tên Việt hóa của khẩu Type 1959, đây là mẫu súng Trung Quốc sao chép của khẩu Makarov hay còn gọi là PM của Liên Xô. Khẩu súng này được kỹ sư Nikolay Makarov thiết kế vào cuối thập niên 1940 nhằm thiết kế một khẩu súng ngắn tiêu chuẩn mới cho sĩ quan Quân đội Xô Viết.
Thông số cơ bản của súng: Trọng lượng rỗng 0,73kg, khi nạp đầy đạn 0,81kg. Chiều dài 161,5mm, rộng 30,5mm, cao 126,7mm; nòng súng có chiều dài 93,5mm. Súng dùng loại đạn 9 mmx18mm. Sơ tốc đầu nòng đạt 315m/s, tầm bắn hiệu quả 50mm, hộp tiếp đạn chứa được 8-12 viên.
So với súng K54 thì K59 có kích cỡ nhỏ hơn, nhẹ hơn, nhưng lại bắn cỡ đạn lớn hơn. Súng sử dụng cỡ đạn 9 x 18 mm mới có giá thành sản xuất tương đối thấp, loại đạn này có sức xuyên phá mạnh ở tầm gần. Hộp tiếp đạn nguyên bản của súng sử dụng lò so đẩy thẳng với sức chứa 8 viên ( lên đến 12 viên ở phiên bản cải tiến), có chốt chặn khóa nòng báo hết đạn.
Thân súng K59 có thể làm bằng thép, hoặc hợp kim, các bộ phận cấu thành súng gắn kết với nhau nhờ các khe, chốt, và ốc vít. Ốp tay cầm làm bằng nhựa với vân nhám và được thiết kế ôm tay chắc hơn khi cầm nhằm đảm bảo tính ổn định khi bắn.
K59 được đánh giá là loại súng có độ tin cậy cao, cấu tạo đơn giản, ít bộ phận chuyển động, kinh tế, dễ chế tạo, độ chính xác cao, sự dụng tiên lợi, dễ bảo quản, sửa chữa và hiệu chỉnh. Súng vẫn đang hoạt động trong biên chế của hơn 30 nước.
Trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam K59 vẫn đang được sử dụng tích cực, tuy không phổ biến như K54; hiện tại K59 đang được trang bị cho các sĩ quan mang hàm thiếu tá trở lên.
K14 là thành quả sáng tạo không biết mệt mỏi của đội ngũ cán bộ kỹ sư Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam. Được giới thiệu vào năm 2014, súng đang trong những giai đoạn thử nghiệm đánh giá cuối cùng, để chính thức đi vào sản xuất đại trà.
Trong quá trình sản xuất và cải tiến súng ngắn K54 do Việt Nam sản xuất, nhóm đề tài thuộc nhà máy Z111 đã tạo ra phiên bản K14 với nhiều ưu điểm vượt trội so với các súng đang được trang bị trước đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Với biến thể K14, nòng súng được kéo dài thêm 11mm, như thế với tổng chiều dài nòng lên tới 127mm, súng cho đường đạn căng và chuẩn xác hơn. Súng sử dụng đạn cỡ 7,62mm x 25mm, sơ tốc đầu nòng ước đạt>420m/s, tầm bắn hiệu quả khoảng 55m.
Ngoài kích cỡ nòng được kéo dài, súng cũng được thiết kế buồng đạn với thông số đảm bảo tính chính xác hơn, tay cầm được thiết kế lớn hơn để chứa hộp đạn kép hai hàng. Súng có thể mang tới 13 viên đạn, hơn hẳn 5 viên so với K54.
Súng được sử dụng loại thép tôi luyện đặc biệt cho giới hạn thay nòng tốt hơn hẳn so với K54. Súng vẫn giữ được những đặc điểm lợi thế của dòng K54 như dễ tháo lắp, bảo trì và sửa chữa. Nhược điểm của dòng K54 là tay cầm không có độ ôm tay đã được cải tiến hoàn toàn trên K14 giúp xạ thủ có lợi thế khi bắn.
Thành công của súng K14 cho thấy sự phát triển của nền Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam trong những năm gần đây. Tương lai hy vọng vào một loai súng ngắn trang bị rộng rãi cho quân đội, dần thay thế cho những chiến binh lão làng như K54 đang trở thành hiện thực.
Theo Kiến Thức
Vụ rơi máy bay ở Phú Yên, Thủ tướng gửi điện chia buồn
Ngay sau khi nhận báo cáo khẩn về vụ rơi máy bay huấn luyện L39 sáng nay 26-8 ở Phú Yên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình Thượng sĩ Phạm Đức Trung, học viên phi công thuộc Trung đoàn Không quân 910.
Công điện phát đi từ Văn phòng Chính phủ cho biết Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, tỉnh Phú Yên nơi Trung đoàn 910 đóng quân và các cơ quan hữu quan thực hiện tốt chế độ chính sách, thăm hỏi động viên thân nhân gia đình người bị nạn và tổ chức mai táng chu đáo.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng tập trung tổ chức điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ việc và tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ các quy trình trong công tác chỉ huy, huấn luyện, điều hành bay, đảm bảo kỹ thuật hàng không. Tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác bảo đảm an toàn bay, không để xảy ra vụ việc tương tự.
Phi công học viên Đức Trung (bên phải) và đồng đội. Ảnh: Facebook
Trước đó, Bộ Quốc phòng đã có báo cáo nhanh với Thủ tướng về diễn biến sự việc.
Theo đó, máy bay L39 số hiệu 8705 của Trung đoàn 910, Quân chủng Phòng không - không quân do Thượng sĩ Phạm Đức Trung, 22 tuổi, quê xã văn Phú, Nho Quan, Ninh Bình cất cánh từ sân bay Tuy Hòa lúc 8 giờ 45 để thực hiện bài huấn luyện bay đơn, biên đội công kích mục tiêu trên không.
Cất cánh được khoảng năm phút, do trục trặc kỹ thuật, chiếc L39 rơi xuống cánh đồng thôn Phước Lộc, xã Hòa Thành, Đồng Hòa, Phú Yên - cách sân bay khoảng 4 km. Thượng sĩ Phạm Đức Trung hy sinh.
Aero L-39 Albatros là máy bay phản lực huấn luyện hai chỗ ngồi do Cộng hòa Czech chế tạo, đang được sử dụng trong quân đội hơn 30 nước trên thế giới. Chiếc tiêm kích phản lực một động cơ này có thiết kế khí động học tiêu chuẩn với cánh thẳng, cửa hút không khí nằm phía trên cánh chính. Máy bay được chế tạo với phương châm đơn giản, linh hoạt, hiệu quả cao, chi phí sử dụng thấp.
Cũng giống như nhiều nước, quân đội Việt Nam sử dụng L-39 cho nhiệm vụ huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu phản lực, giúp học viên làm quen với tốc độ, khả năng xử lý tình huống trước khi điều khiển những tiêm kích siêu âm thực thụ như Su30 MK. Trong tình huống cần thiết, L39 có thể chuyển sang nhiệm vụ chiến đấu với trang bị rocket, bom không điều khiển, ụ pháo gắn hai bên cánh.
Theo thống kê của Mạng an toàn hàng không, kể từ khi được đưa vào sử dụng từ những năm 1970 đến nay, dòng máy bay huấn luyện này đã gặp 88 vụ tai nạn, trong đó 47 vụ gây chết người.
Theo Nghĩa Nhân (Pháp Luật TPHCM)
Dùng súng bắn trả công an, cướp xe giữa chợ Khi bị lực lượng công an truy đuổi tên cướp đã dùng súng bắn trả và cướp xe của một người dân rồi tẩu thoát. Sáng 26-8, Công an thị xã Long Khánh (Đồng Nai) cho biết đang tập trung lực lượng truy bắt tên cướp dùng súng bắn trả lực lượng công an và cướp xe của người dân vừa xảy ra...