Khám phá loại tàu đặc biệt nhà máy Việt Nam có thể đóng cho Venezuela
Các tàu Damen Roro 5612 ngoài khả năng vận tải, đổ bộ quân, xe cơ giới còn có thể mang theo các container, mở ra hướng trang bị hệ thống tên lửa Club-K.
Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) dẫn lời Tư lệnh Hải quân Venezuela, Đô đốc Gilberto Pinto Blanco ngày 27/5 cho biết lực lượng này sẽ mua sắm thêm nhiều tàu mới, trong đó có các tàu tuần tra và tàu đổ bộ của tập đoàn Damen. Theo IHS Jane’s, các tàu này sẽ được chế tạo ở nhà máy đóng tàu DAMEX ở Cuba và nhà máy đóng tàu Damen Sông Cấm ở Việt Nam.
Trong số các tàu mà Venezuela đặt đóng, đáng chú ý nhất là tàu đổ bộ Damen Roro 5612. Trước đó, Hải quân Venezuela cũng từng trang bị các tàu này.
Tàu Damen Roro 5612 trong biên chế Hải quân Venezuela.
Tàu đổ bộ/hậu cần Damen Roro 5612 có chiều dài 57,27m, rộng 12m, lượng giãn nước 600 tấn, tốc độ 10,4 hải lý/giờ. Khác với các tàu đổ bộ thông thường có thể tiến đến sát bờ biển để đổ bộ, tàu Damen Roro 5612 chỉ có khả năng đổ bộ ở trên biển hoặc tại cái vị trí có cầu tàu thích hợp. Thiết kế của tàu Damen Roro 5612 thích hợp với việc làm tàu vận tải, tiếp tế cho các đảo,… Tàu Damen Roro 5612 có thể mang theo các xe thiết giáp lội nước hạng nhẹ, tàu không có khả năng chuyên chở các loại xe tăng hoặc xe bọc thép hạng nặng.
Tàu Damen Roro 5612 của Hải quân Venezuela đổ bộ xe thiết giáp.
Video đang HOT
Đặc biệt nhất là tàu Damen Roro 5612 được thiết kế có khả năng chở theo 42 container. Việc có khả năng chuyên chở các container giúp tàu Damen Roro 5612 có thể mang theo các bệ phóng tên lửa Club-K ngụy trang trong các container giống như container hàng hóa thông thường. Nga cũng từng giới thiệu mẫu tàu đổ bộ có khả năng chở theo 2 container Club-K. Mẫu tàu đổ bộ của Nga có tính đa năng tương tự như tàu Damen Roro 5612 khi vừa có khả năng như một tàu đổ bộ, vừa có khả năng làm tàu vận tải chở container.
Mô hình tàu đổ bộ thuộc đề án 21820 lớp Dyugon của Hải quân Nga có khả năng chở theo 2 bệ phóng tên lửa Club-K ngụy trang trong container.
Ngoài ra, website hollandinvietnam.org của Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cho hay, tại triển lãm Vietship 2014 được tổ chức vào cuối tháng 2-2014 tại Việt Nam, đại diện Việt Nam và tập đoàn đóng tàu Damen của Hà Lan đã ký kết hợp đồng đóng 4 tàu đổ bộ/hậu cần Damen Roro 5612 tại nhà máy đóng tàu Hạ Long của Việt Nam (tàu Damen Roro 5612 của Venezuela được đóng tại nhà máy đóng tàu Damen Sông Cấm) cùng hợp đồng mở rộng hợp tác phát triển với nhà máy đóng tàu Sông Thu.
Hình ảnh lễ ký hợp đồng giữa đại diện Việt Nam và đại diện tập đoàn đóng tàu Damen. Ảnh: hollandinvietnam.org
Việc sử dụng một tàu đổ bộ đa năng có khả năng mang theo các container Club-K như tàu Damen Roro 5612 có thể giúp cho Việt Nam tạo được lợi thế khi tác chiến trên biển. Do trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay, số lượng tàu tên lửa hiện đại còn hạn chế nên việc đóng các tàu Damen Roro 5612, kết hợp mua các hệ thống tên lửa Club-K sẽ giúp chúng ta bù đắp vào khoảng trống này với một chi phí thấp, thời gian đưa vào trang bị nhanh. Ngoài ra, bệ phóng tên lửa Club-K được ngụy trang trong các container giống các container hàng thông thường sẽ khiến đối phương cực kỳ khó phân biệt tàu nào thực sự mang tên lửa.
Việc hợp tác với tập đoàn Damen để đóng các tàu đổ bộ như Damen Roro 5612 hay các tàu tuần tra còn mở hướng cho công nghiệp đóng tàu Việt Nam phát triển thêm đa dạng (ngoài việc đóng các tàu pháo, tàu tên lửa, tàu vận tải) tiến tới có thể đóng các tàu đổ bộ cỡ lớn dựa theo các mẫu tàu của tập đoàn Damen.
Theo Tri Thức
Sức mạnh tàu tên lửa BPS-500 sau khi được nâng cấp của Việt Nam
BPS-500 là chiếc tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng trong nước với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Nga. Gần đây con tàu này bắt đầu được nâng cấp nhằm đáp ứng được yêu cầu của quân đội trong thời kỳ mới.
Chiếc tàu tên lửa BPS-500 thuộc dự án KBO 2000 được Việt Nam chế tạo từ cuối những năm 1990. KBO 2000 là một dự án hợp tác giữa Nga và Việt Nam, trong đó đại diện phía Nga là Cục thiết kế phương Bắc (SPKB).
Tàu tên lửa BPS-500 có tổng chiều dài khoảng 62m, chiều rộng 11m, lượng giãn nước 520 tấn, thủy thủ đoàn 50 người, lương nhiện liệu đủ để tàu có thể hoạt động ngoài khơi 30 ngày liên tục với vận tốc lớn nhất là 30 hải lý/h.
BPS-500 được trang bị hệ thống radar cảnh giới Pozitiv ME có thể phát hiện và bám theo nhiều mục tiêu cùng lúc cả trên không và trên biển ở phạm vi lên tới 100km.
Bên cạnh đó BPS-500 cũng sở hữu hàng loạt các hệ thống radar điều khiển và dẫn đường cho các tên lửa và các hệ thống pháo để có thể tấn công chính xác nhằm tiêu diệt các mục tiêu cơ động trên biển cũng như trên không của đối phương.
BPS-500 được trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm Uran-E có tầm bắn 130km, tổ hợp tên lửa phòng không Igla và 2 súng đại liên 12,7mm nhằm tiêu diệt các loại máy bay tầm thấp của kẻ thù.
Đáng chú ý là sau khi được nâng cấp, tàu BPS-500 được trang bị hệ thống chống ngầm đó là bệ phóng ngư lôi Paket-E vào loại hiện đại nhất của hải quân Nga hiện nay. Ngoài ra, tàu cũng được lắp pháo hạm A-190E cỡ nòng 100mm mới thay cho pháo hạm AK-176 mm.
Như vậy sau khi cải tiến và nâng cấp thì biến thể của tàu tên lửa BPS-500 có sức mạnh vượt trội hơn, đa năng hơn, nó có thể diệt được các tàu ngầm thay vì chỉ có chức năng chống hạm như phiên bản cũ. BPS-500 sau khi được nâng cấp đã đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của lực lượng hải quân Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Theo Phụ Nữ & Đời Sống
Tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ khiến kẻ địch tổn thất nặng nề Trả lời phỏng vấn TNO ngày 3.1, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định nếu xung đột xảy ra, Việt Nam với đội tàu ngầm lớp Kilo hiện đại sẽ khiến kẻ địch phải gánh chịu tổn thất nặng nề. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu ngầm lớp Kilo mang tên Hà Nội trong chuyến thăm...