Khám phá lễ hội chào đón người chết ở các nước trên thế giới
Lễ hội chào đón người chết trở về trần thế là dịp linh thiêng và quan trọng. Đây được coi là phiên bản đặc biệt của Halloween ở một số quốc gia trên thế giới.
Lễ hội Samhain (Ireland và Scotland): Ireland được cho là nơi bắt nguồn của ngày lễ Halloween thời hiện đại. Ngày nay, Ireland và Scotland đều tổ chức lễ hội với lửa trại, trò chơi cùng các món ăn truyền thống như “Barmbrack” – một loại bánh hoa quả đặc trưng vào dịp này. Người dân bỏ đồng xu, khuy áo và nhẫn vào bánh, cầu mong may mắn về tài vận hoặc tình cảm vào năm tới.
Ảnh: Readersdigest.
Lễ hội Obon (Nhật Bản): Bắt nguồn theo phong tục Phật giáo của Nhật Bản, đây là dịp để người dân xứ sở hoa anh đào cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên. Vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, người ta đặt trước cửa nhà một con ngựa làm từ các loại rau, đốt lửa nhỏ (gọi là “mukaebi”) để đón người đã khuất trở về. Trong ngày cuối cùng, người Nhật thực hiện nghi thức thả thuyền giấy dọc theo các con sông, dâng bánh Okuridango… đưa tiễn những người quá cố trở về thế giới của họ.
Ảnh: Readersdigest.
Video đang HOT
Lễ hội Día de los Muertos (Mexico): Từ ngày 1-2/11, Mexico và nhiều nơi khác ở châu Mỹ Latinh tổ chức Día de los Muertos (Ngày của người chết). Theo quan niệm, cổng thiên đường mở cửa lúc nửa đêm ngày 31/10, linh hồn trẻ em sẽ trở về Trái Đất đoàn tụ với gia đình trong 24 giờ. Vào ngày 2/11, linh hồn người trưởng thành từ thiên đàng xuống để tham gia vào lễ hội. Bàn thờ trong mỗi nhà trang trí hoa quả, đậu phộng, gà tây, soda… và bánh mì “Pan de muerto” đặc trưng. Ngoài ra, các gia đình chuẩn bị kẹo, đồ chơi, thuốc lá hoặc rưụ để tưởng niệm người đã khuất.
Lễ hội Pangangaluluwa (Philippines): Pangangaluluwa là một lễ hội truyền thống của Philippines. Vào ngày này, trẻ em nơi đây có một phiên bản “Treat or trick” riêng biệt. Những đứa trẻ thay vì nhận kẹo sẽ từ nhà này sang nhà khác, hát những bài hát truyền thống để xin tiền và đồ ăn. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng việc xin tiền cho lợi ích kinh tế, người dân đất nước đang cố gắng sử dụng kẹo thay thế trong dịp lễ với mục đích tốt đẹp hơn.
Lễ hội Ma đói (Hong Kong, Trung Quốc): Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân Hong Kong tổ chức lễ hội ma đói. Mọi người tin rằng, những linh hồn sẽ trỗi dậy và lang thang khắp nơi vào thời gian này. Nhiều gia đình thực hiện phong tục đốt vàng mã, cúng thức ăn cho người quá cố ở thế giới bên kia.
Lễ hội Pitru Paksha (Ấn Độ): Pitru Paksha là lễ hội truyền thống của đạo Hindu, kéo dài 16 ngày theo lịch âm. Người ta tin rằng thần chết Yama sẽ đưa linh hồn đến gặp 3 thế hệ trước đó của gia đình tại nơi chuộc tội. Trong dịp này, linh hồn được phép trở về Trái Đất để đoàn tụ với gia đình. Các thành viên phải thực hiện đầy đủ lễ Shraddha để bảo đảm những người thân có một nơi trú ngụ ở kiếp sau. Bên cạnh đó, nhiều gia đình sẽ nấu những món ăn cúng như kheer (gạo nếp và sữa), lapsi (cháo yến mạch), cơm, đậu lăng…
Lễ hội Awuru Odo (Nigeria): Khác với ngày lễ của các nước, lễ hội Awuru Odo chỉ diễn ra 2 năm một lần. Đây là dịp để những người đã khuất trở về trần thế cùng gia đình. Lễ hội kéo dài 6 tháng, được tổ chức với các bữa tiệc, âm nhạc và mặt nạ trước khi người chết trở về thế giới bên kia.
Lễ hội Pchum Ben (Campuchia): Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, mọi gia đình theo đạo Phật ở Campuchia tụ tập cùng nhau tổ chức lễ Pchum Ben để tưởng niệm người chết. Vào thời gian này, các nhà sư sẽ tụng kinh liên tục ngày đêm để mở cổng địa ngục. Người thân trong gia đình mang đồ ăn như gạo nếp và đậu gói trong lá chuối, dâng những giỏ hoa để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đây cũng là dịp con cháu tổ chức lễ mừng thọ những người lớn tuổi.
Theo news.zing.vn
Lễ hội mùa đông và đón tết ở Thụy Sĩ
Để đón một cái tết thật là ấm cúng, tươi thắm, ngay từ tháng 12 cả vùng núi Appenzell Ausserrhoden (Thụy Sĩ) đã rục rịch nhiều hoạt động, trong đó đáng kể nhất là Lễ hội Silvesterchlausen, kéo dài từ ngày 31/12, của năm trước và tới ngày 13/1 của năm mới.
Trong khi phụ nữ chế biến những món ngon, đặc sản như xúc xích trắng, ngụ ý băng tuyết, khoản đãi quý khách, thì nam giới mặc những trang phục kỳ quặc, hóa trang thành thần linh, mang trên đầu sông núi, nhà cửa, con người, chim thú... màu sắc rực rỡ, mang đậm đặc trưng vùng miền, đi tới từng hộ chúc phúc bằng những tiếng chuông ròn rã, những lời ca rộn ràng.
Mỗi đoàn diễn thường có sáu, bảy người, gồm hai nữ - Rolli và bốn nam - Schelli, mỗi người mang một màu, một biểu tượng về vẻ đẹp thiên nhiên, trên đầu hoặc đội những chiếc mũ to sụ, nhiều tầng, chứa các mảng núi, bờ sông và trên đỉnh là nhà dân với các sinh hoạt bình dị như giặt giũ, nấu nướng, ăn uống, vui đùa, ca hát, tụ tập, đi lại..., hoặc là những chiếc bánh xe lớn, vòng hoa, vòng lá bên trong cũng thấy người - vật và thể hiện cho những bông tuyết đầu mùa.
Nam giới luôn đội mũ ngang, còn nữ giới luôn đội mũ dọc như thể âm dương, cùng các địa tầng, địa mạo của dãy Alps. Thế nhưng, cả hai đều do nam đóng, do trang phục lễ hội rất nặng, nhiều khi tới 30 kg.
Như một lễ hội diễu hành, trình diễn thời trang, âm nhạc và tác phẩm thủ công kỳ thú, Silvesterchlausen luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. Vì sự độc đáo, vui tươi và nhất là những tiếng cười giòn tan của trẻ thơ trước những nhân vật ngộ nghĩnh và cho một lát cắt xinh đẹp về đất nước, con người, mùa đông ở một xứ sở cao nhất thế giới, như Thụy Sĩ.
Qua những hình ảnh sinh động, ấm áp và rực rỡ ở lễ hội này, ai nấy đều sẽ không còn cảm thấy gió lạnh của mùa đông nữa. Vì mọi thứ đều nhộn nhịp, đầy thanh sắc như mùa hè vậy!
Chu Mạnh Cường
Theo giaoducthoidai.vn/Swiss Vistas=
Những nét độc đáo của lễ hội ma quỷ tại 8 quốc gia trên thế giới Halloween là lễ hội hóa trang ma quỷ truyền thống diễn ra vào ngày 31/10 hàng năm ở nhiều nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, ngoài ngày lễ đặc biệt này, trên thế giới còn tồn tại nhiều lễ hội ma quỷ thú vị khác. Đó là lễ hội 'ngày của người chết' ở Mexico, lễ Gai Jatra ở Nepal hay...