Khám phá làng chài Cửa Việt Quảng Trị bình yên và tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc
Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển xinh đẹp như Cửa Tùng, Cửa Việt, du lịch Quảng Trị bạn còn được khám phá những làng chài bình yên.
Trong đó, phải kể tới làng chài Cửa Việt Quảng Trị, điểm đến hấp dẫn du khách với khung cảnh yên bình và cuộc sống bình dị của ngư dân nơi đây.
Làng chài Cửa Việt ở đâu Quảng Trị?
Làng chài Cửa Việt thuộc thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 15km về hướng Đông Nam. Từ con đường xuyên Á đi tiếp khoảng 1km về hướng Bắc sẽ tới được làng chài Cửa Việt Quảng Trị . Đây là làng chài có từ lâu đời tại Quảng Trị, hấp dẫn du khách tham quan với khung cảnh yên bình của làng quê và nhiều nét văn hóa đặc sắc được bảo tồn cho tới ngày nay.
Làng chài Cửa Việt là điểm đến hấp dẫn du khách
Cách di chuyển tới làng chài Cửa Việt
Để tới được làng chài Cửa Việt, trước tiên bạn cần di chuyển tới tỉnh Quảng Trị. Tùy theo địa điểm khởi hành mà bạn có thể chọn các loại phương tiện như: Máy bay, xe khách hay xe máy. Đối với những bạn ở xa thuận tiện nhất là đi máy bay tới Quảng Bình hay Huế, rồi đi xe khách đến Quảng Trị.
Với các bạn ở tỉnh lân cận có thể đi bằng xe khách tới Quảng Trị hoặc đi tàu tới ga Đông Hà. Nếu muốn chủ động về thời gian đi lại, bạn có thể di chuyển bằng xe máy. Trong trường hợp không thông thuộc đường xá đi lại, bạn có thể đi tới Đông Hà rồi bắt taxi đi tiếp khoảng 15km nữa là tới làng chài Cửa Việt Quảng Trị .
Bạn có thể di chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau tới làng chài Cửa Việt
Khám phá làng chài Cửa Việt Quảng Trị bình yên
Làng chài Cửa Việt có gì ? Đến với làng chài Cửa Việt du khách sẽ cảm nhận được không khí yên bình và yên cả. Đó là hình ảnh của những chiếc thuyền gỗ, thuyền thúng, mái chèo hay những manh lưới của ngư dân nơi đây. Hình ảnh những người ngư dân vùng biển thật thà chất phát, đặc trưng với làn da rám nắng nhưng lúc nào cũng tươi cười thân thiện với du khách.
Khung cảnh yên bình của làng chài Cửa Việt
Khám phá làng chài Cửa Việt Quảng Trị bạn nên bắt đầu hành trình từ sáng sớm tinh mơ. Vào khoảng thời gian này, ngư dân nơi đây dậy rất sớm để chuẩn bị đồ đạc bắt đầu ngày mới lênh đênh trên biển. Đó là hình ảnh những chiếc thuyền nối đuôi nhau xa tít tắp trên lòng biển. Cùng với đó, là những tia nắng đón bình minh bắt đầu le lói đằng sau những rặng cây dương cao vút. Bạn có thể đi dạo một vòng hít hà không khí trong lành và ngắm cảnh bình minh lãng mạn.
Cảnh sinh hoạt, buôn bán tấp nập của ngư dân làng chài
Một trong những trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi tới làng chài Cửa Việt đó là, thức dậy vào sáng sớm đi chợ cá để tìm hiểu cảnh mua bán của người dân nơi đây. Đó là hình ảnh những con thuyền đầy ắp tôm, cua, cá, mực hay cảnh gỡ cá từ lưới. Bạn sẽ được chọn mua rất nhiều loại hải sản tươi ngon với giá siêu rẻ để thưởng thức hoặc mang về làm quà. Đặc biệt, tại những phiên chợ sớm ở làng chài còn có hàng quán bán đồ ăn với các món ngon từ hải sản, đặc sản Quảng Trị.
Chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp của làng chài Cửa Việt
Video đang HOT
Kinh nghiệm đi làng chài Cửa Việt Quảng Trị , vào buổi chiều khi mặt trời buông xuống toàn cảnh biển hiện lên rộng lớn. Bạn có thể đi dạo vòng quanh bãi biển ngắm cảnh hoàng hồn, nhặt vò sò, ốc và lắng nghe tiếng sóng vồ rì rào. Bạn có thể đắm mình thư giãn cùng làn nước mát tại bãi biển nơi đây và tham gia nhiều trò chơi hấp dẫn. Sau khi tắm xong, bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều loại hải sản tươi ngon tại các hàng quán ven biển.
Cảnh đánh bắt cá của ngư dân làng chài
Vào buổi tối, bạn có thể cùng ngư dân trong làng chài đi câu mực, câu cá đêm. Cùng lênh đênh trên ghe, thuyền ra biển khơi dưới ánh đèn soi sáng giữa lòng biển khơi rộng lớn. Có lẽ đây là trải nghiệm thú vị nhất mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp ghé thăm làng chài Cửa Việt. Bạn sẽ được thưởng thức thành quả của mình sau một đêm đánh bắt ngay trên ghe thuyền tươi ngon.
Trải nghiệm đi câu mực đêm ở làng chài
Những lưu ý khi đi làng chài Cửa Việt Quảng Trị
Tham quan làng chài Cửa Việt , bạn có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây:
- Tham quan làng chài Cửa Việt, bạn cũng nên xác định thời điểm thích hợp tránh mùa mưa bão. Cụ thể, khoảng thời gian từ 5 – 6 là thời gian đẹp nhất và tránh đi tầm tháng 9 – 10 mùa mưa bão.
- Về nơi nghỉ ở làng chài, bạn có thể thuê nhà nghỉ của người dân sinh sống ở làng chài. Nhìn chung dịch vụ du lịch ở làng chài chưa phát triển nhiều, vì vậy bạn có thể nghỉ tại khu vực bãi biển Cửa Việt .
- Dịch vụ ăn uống bạn có thể ăn cùng người dân nơi đây với giá rất rẻ. Nếu ăn sáng bạn có thể đi chợ hải sản vào sáng sớm có nhiều hàng quán phục vụ.
- Người dân nơi đây rất thân thiện và mến khách, nếu có gì không hiểu hoặc cần giúp đỡ bạn đừng ngần ngại hỏi nhé.
- Nếu đi theo nhóm đông người bạn có thể mang theo đồ cắm trại và dụng cụ để tổ chức các hoạt động teambuilding, đốt lửa trại…
- Gần làng chài có nhiều vườn cây ăn trái do người dân nơi đây trồng. Nếu may mắn đi vào tầm mùa trái chín bạn có thể kết hợp tham quan vườn cây trái nơi đây.
- Nếu muốn mua hải sản mang về, bạn có thể nhờ người dân đóng thùng xốp để bảo quản đồ được tươi ngon.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm đi làng chài Cửa Việt Quảng Trị: Di chuyển, khám phá và lưu ý . Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn có chuyến đi nhiều kỷ niệm đáng nhớ tại làng chài xinh đẹp này của Quảng Trị. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm: Kinh nghiệm du lịch Quảng Trị để có thêm kinh nghiệm quý báu cho chuyến đi sắp tới nhé.
Trải nghiệm văn hóa tiệc tùng ở Nga thông qua cách cụng ly khi dự tiệc
Phạt chậm khi đến muộn, không để lại chai rượu rót dở trên bàn hay nghĩ cho ba người đều là những văn hóa tiệc tùng thú vị từng gắn với lịch sử nước Nga.
Nước Nga có bề dày lịch sử nhiều thăng trầm và biến động. May mắn thay, trải quả thời cuộc, xứ bạch dương vẫn còn lưu giữ được nhiều món đồ ăn, thức uống cũng như phong tục văn hóa gắn liền với lịch sử. Và dưới đây là văn hóa tiệc tùng bạn cần lưu ý trước khi khởi hành một chuyến du lịch Nga.
Nằm lòng những văn hóa tiệc tục ở Nga trước khi lên đường.
Trải nghiệm văn hóa tiệc tùng ở nước Nga
Cạn ly vì sức khỏe
'Vashe Zdorovye' hoặc 'cạn ly vì sức khỏe trong tiếng Nga cũng tương tự như 'Cheers!' Hoặc 'Salud!'. Lý do người Nga nâng ly chúc mừng 'vashe zdorovye' được bắt nguồn từ Ivan Bạo chúa. Trong thời kỳ đen tối này, người dân xứ bạch dương đã sử dụng rượu vodka để làm thuốc và nước rửa vệ sinh. Vì vậy, mỗi khi dự tiệc, bạn hãy nhớ văn hóa tiệc tùng này của nước Nga và nâng ly chúc mừng 'vashe zdorovye' nhé.
Cạn ly vì sức khỏe.
Phạt chậm khi đến muộn
Cũng tương tự như văn hóa tiệc tùng ở Việt Nam, trong một bữa tiệc ở Nga, bất kỳ ai đến muộn đều bị phạt bằng cách uống một ly vodka 1,5 lít. Hình phạt này bắt nguồn từ Peter Đại đế và vẫn được lưu giữ lại cho đến ngày nay.
Phạt chậm khi đến muộn.
"Rửa đồ mới"
Ở Nga, 'Obmytpokupku' có nghĩa là 'rửa đồ mới'. Khi bạn mua được món đồ ví như ti vi, ô tô... bạn sẽ tiến hành "rửa đồ mới" bằng cách tổ chức một bữa tiệc để chia sẻ với bạn bè và tiệc lớn hay nhỏ tùy thuộc vào giá trị của món đồ và tài chính của "ban tổ chức". Và văn hóa tiệc tùng này đã có từ lâu đời ở nước Nga.
Rửa đồ mới.
Nghĩ cho ba người
Trong tiếng Nga, có một cụm từ phổ biến đó là "Soobrazitnatroikh" nghĩa là "Nghĩ cho ba người" và đó là lời mời uống cùng nhau. Bởi theo người Nga, vodka kết nối mọi người.
Nghĩ cho ba người khi đi nhậu.
Văn hóa tiệc tùng ở Nga này từng gắn liền với Nikita Khrushchev (nhà lãnh đạo của Liên bang Xô viết trong cuộc Chiến tranh Lạnh, đồng thời là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1953 đến 1964) và cuộc chiến chống lại chứng nghiện rượu không hồi kết của ông.
Cạn ly khi từ biệt
"Napososhok" trong tiếng Nga có nghĩa là một thức uống cuối cùng "cho con đường". Vì vậy, bạn đừng quá ngạc nhiên khi mình sắp sửa rời khỏi một bữa tiệc và ai đó sẽ hét to lên Napososhok nhé.
Cạn ly khi từ biệt.
Văn hóa cụng ly thú vị này đã có từ rất lâu. Thuở ấy, người sắp rời khỏi bữa tiệc sẽ đặt một chiếc ly vào đầu một cây mía. Nếu chiếc ly rơi do mất thăng bằng thì người đó nên ở lại để tránh đi vào "con đường xấu".
Văn hóa cụng ly thú vị này đã có từ rất lâu.
Không để chai rượu nào trên bàn
Dù bạn làm gì đi nữa, một khi bạn đã rót vodka từ chai sang ly thì đừng đặt nó trở lại bàn. Văn hóa uống rượu này bắt nguồn từ cuộc Chiến tranh Napoléon sau Trận chiến Paris năm 1814. Vào thời điểm đó, Cossacks của Nga nhận thấy rằng, người ta thanh toán hóa đơn dựa trên số chai rượu còn lại trên bàn. Vì thế, họ mới nảy ra ý định đặt những chai rượu dưới ghế và gầm bàn để 'ăn bớt' hóa đơn.
Không để chai rượu nào trên bàn.
Ai là người rót rượu đầu tiên thì cứ thế mà tiếp tục
Trong văn hóa tiệc tùng của người Nga, ai là người rót rượu đầu tiên thì cứ thế mà tiếp tục không được thay đổi người. Bởi họ cho rằng nếu thay đổi người rót rượu mọi người sẽ dễ bị say và dẫn đến những cuộc ẩu đả ngoài ý muốn.
Kinh nghiệm du lịch Mông Cổ trải nghiệm cuộc sống du mục trên thảo nguyên Kinh nghiệm du lịch Mông Cổ cho chuyến đi đến vùng đất mới lạ và đầy những trải nghiệm thú vị mà chúng ta sẽ không thể nào quên! Một trong những quyền tự do tuyệt vời của cuộc sống là phiêu lưu, một đặc ân mà hầu hết chúng ta coi là đương nhiên và điều đó không phải lúc nào cũng...