Khám phá La Fabrica House: Từ nhà máy xi măng thành dinh thự nguy nga của kiến trúc sư người Tây Ban Nha
Vào năm 1973, kiến trúc sư Ricardo Bofill vô tình nhìn thấy một nhà máy xi măng đổ nát, ông đã mua lại và giúp cho nhà máy có một sự “biến hình” ngoạn mục, giúp nó trở thành một dinh thự La fábrica có một không hai với kiến trúc khiến người ta phải choáng ngợp.
Nằm ở khu vực ngoại ô của Barcelona ( Tây Ban Nha), nhà máy đã bị ô nhiễm nghiêm trọng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và buộc phải đóng cửa trong thời gian đó. Ricardo Bofill và các cộng sự của ông đã mua lại nó, sửa chữa và biến nó trở thành một kiệt tác. La fábrica vẫn phát triển đến tận bây giờ, được thay đổi đáng kể nhờ vào tầm “nhìn xa trông rộng” của ngài Bofill. Từ các phễu công nghiệp bị khói bụi bao phủ bây giờ trở nên xanh tươi. Đó là một ví dụ điển hình về sự thay đổi tốt nhờ tư duy sáng tạo.
https://dulich.petrotimes.vn/
https://dulich.petrotimes.vn/
Năm 1973, một kiến trúc sư người Tây Ban Nha Ricardo Bofill đã mua một nhà máy xi măng cũ gần Barcelona. Ngay lập tức, ông nhận ra rằng đây là một dự án tiềm năng, và ông bắt đầu cải tạo nhà máy có từ thời Thế chiến thứ nhất thành dinh thự của riêng mình. Sau vài năm, bằng cách “tái thiết” một phần, cuối cùng ông và các cộng sự của mình đã hoàn thành công trình đáng mơ ước này.
https://dulich.petrotimes.vn/
Không gian bên trong ngôi nhà được thiết kế hiện đại và tiện lợi. Mặt ngoài của tòa nhà được bao phủ bởi cây cối xanh tốt nhưng cũng không thiếu ánh nắng mặt trời. Nhà máy xi măng cũ nát nay đã biến thành một dinh thự nguy nga và độc đáo. Bofill chia sẻ trên trang web chính thức của mình rằng: “Nhà máy xi măng đã trở thành một nơi làm việc lý tưởng. Mỗi phòng trong ngôi nhà này đều được thiết kế và trang trí theo mục đích riêng và nó là “duy nhất”.
Video đang HOT
https://dulich.petrotimes.vn/
“Tôi thích sống trong một thế giới khép kín vì nó có thể bảo vệ tôi khỏi thế giới bên ngoài cũng như cuộc sống hàng ngày của tôi, cuộc sống ở đây không bị gián đoạn, và hầu như không có sự tách biệt giữa công việc và vui chơi”, ông chia sẻ thêm.
https://dulich.petrotimes.vn/
https://dulich.petrotimes.vn/
Nơi nghỉ ngơi thư giãn được bố trí khắp trong nhà cũng như ngoài trời. Không gian làm việc tại đây cũng được chú trọng nhiều bởi Bofill và các cộng sự sử dụng một phần của ngôi nhà này làm văn phòng làm việc. Mặt ngoài của tòa nhà được bao phủ bởi thảm cỏ xanh, ngoài ra còn có những cây bạch đàn, cọ và ô liu được trồng xen kẽ giữa các khối kiến trúc. Điều này khiến “tàn tích của nó trở nên lãng mạn, đầy bí ẩn, độc đáo”.
Phòng ăn nằm ở tầng trệt và là nơi sinh hoạt của gia đình.
Mặc dù flant đã có một sự thay đổi ngoạn mục nhưng một phần của nó vẫn được giữ nét nguyên bản để tạo nên sự khác biệt. Kiến trúc sư của Bufill đã liên kết sự phát triển liên tục của La Fábrica với cách sống của riêng ông và tầm nhìn của ông về tương lai. La fábrica liên tục được đổi mới và hoàn thiện, đó là một phần tạo nên sức hút của nó. Với tư duy sáng tạo của các kiến trúc sư, bất kỳ không gian nào cũng có thể trở nên mới mẻ và hấp dẫn.
Khách sạn siêu độc đáo được xây dựng hoàn toàn từ muối
Khách sạn Palacio de Sal nổi tiếng khắp thế giới vì được làm hoàn toàn bằng muối. Ngay cả các đồ nội thất và trần nhà cũng được làm từ loại gia vị phổ biến này..
Salar de Uyuni, ở phía tây nam Bolivia, là cánh đồng muối tự nhiên lớn nhất thế giới. Đây cũng là nơi tọa lạc của khách sạn Palacio de Sal, có nghĩa là "Cung điện muối" trong tiếng Tây Ban Nha.
Palacio de Sal là khách sạn làm bằng muối đầu tiên trên thế giới.
Đúng như tên gọi, mọi thứ bên trong Palacio de Sal, từ những bức tường, sàn nhà, thậm chí là nội thất bên trong như giường, tủ, bàn ghế thậm chí cả hồ bơi, lỗ sân golf 9 lỗ... tất cả đều được làm từ muối.
"Những du khách lần đầu đến đây đã rất ngạc nhiên và không tin rằng khách sạn hoàn toàn được làm từ muối", Pedro Pablo Michel Rocha, phát ngôn viên của khách sạn cho biết.
"Chúng tôi có thể đảm bảo toàn bộ khách sạn đều được làm từ muối. Đây là một cơ sở hạ tầng độc đáo và một điểm tham quan lý thú", Michel Rocha khẳng định.
Ngoại trừ được làm từ nguyên liệu đặc biệt khách sạn này cung cấp đầy đủ mọi tiện nghi mà du khách cần, không thua kém gì những khách sạn thông thường.
Cả khách sạn có 30 phòng với diện tích khoảng 4.500 mét vuông. Các phòng tiêu chuẩn hay phòng VIP được trang trí ấn tượng và có mái nhà hình vòm đặc trưng của khách sạn. Tất cả các phòng đều được trang bị hệ thống sưởi và nước nóng. Du khách muốn thư giãn có thể ghé qua spa của khách sạn, nơi có phòng xông hơi khô, xông hơi ướt, hồ bơi nước mặn... Nhưng bất kỳ ai tá túc tại khách sạn cũng đều phải tuân thủ một nguyên tắc là không được liếm tường. Quy tắc này được thực thi một cách rất nghiêm ngặt.
Theo tìm hiểu, Palacio de Sal được xây dựng vào năm 1998. Người lên ý tưởng và xây dựng khách sạn là kiến trúc sư Juan Quesada Valda. Bằng tình yêu với những ruộng muối quê nhà, ông đã thiết kế rất tỉ mỉ và cuối cùng hoàn thiện khách sạn muối độc nhất vô nhị.
Được biết để xây dựng Palacio de Sal, người ta phải sử dụng đến khoảng 10.500 tấn muối. Tất nhiên cấu trúc khách sạn không thể ổn định như các vật liệu khác. Nơi này thường xuyên phải tu sửa sau mỗi trận mưa vì muối bị hòa tan và cuốn trôi. Vào mùa đông, khách sạn sẽ được gia cố thêm bằng một lớp hỗn hợp kiểu xi măng trộn từ muối và nước.
Vì nằm ngay tại cánh đồng muối khổng lồ với nguồn vật liệu dồi dào sẵn có khiến Palacio de Sal vẫn tồn tại tới ngày nay và ngày càng thu hút đông đảo du khách vì tò mò mà tìm tới.
Những công trình đặc biệt lấy cảm hứng từ cánh chim, gò mối, dưa chuột... Lấy thiên nhiên làm cảm hứng, những tòa nhà dưới đây đều là công trình kiến trúc xanh tuyệt đẹp mà vẫn đảm bảo tính năng hữu ích. Thiên nhiên đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt, trong nhiều năm trở lại đây, khi tốc độ đô...