Khám phá Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hồ Thanh Hải
Nằm ở độ cao 3.194m so với mực nước biển, Hồ Thanh Hải ( tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc) là hồ nước mặn trong đất liền lớn nhất của Trung Quốc, có diện tích mặt nước khoảng 4.283 km2 với độ sâu trung bình 16m.
Một góc Hồ Thanh Hải với những cánh đồng hoa cải trải dọc ven hồ.
Với diện tích 4.952 km2, phạm vi của Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hồ Thanh Hải trải rộng ở hai châu, ba huyện, bao gồm toàn bộ thủy vực, những đảo nhỏ nơi các loài chim cư trú, phần đầm lầy và đất ướt ven hồ. Không chỉ là bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, Hồ Thanh Hải còn là một khu thắng cảnh du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, hàng năm thu hút hàng triệu lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.
Đến với Hồ Thanh Hải, du khách có thể có những trải nghiệm thú vị khó quên như: Vui đùa với chim hải âu, loài chim chỉ có ở ngoài biển; chơi các trò chơi trên mặt nước; thưởng ngoạn những cánh đồng hoa cải và hoa oải hương bất tận; cưỡi trên lưng những con ngựa Tạng, loại ngựa to lớn đặc trưng ở vùng cao nguyên Thanh Tạng; hoặc ngồi xe ngựa vãn cảnh đẹp ven hồ; và tìm mua những sản vật đặc trưng của cư dân địa phương cao nguyên.
Linh tháp bên Hồ Thanh Hải, biểu tượng tôn giáo đặc trưng không thể thiếu của dân tộc Tạng (Trung Quốc).
Video đang HOT
Du khách chơi các trò chơi trên mặt nước.
Du khách vui đùa với chim hải âu.
Du khách cưỡi trên lưng những con ngựa Tạng, loại ngựa to lớn đặc trưng ở vùng cao nguyên Thanh Tạng.
Du khách các nước ASEAN chụp ảnh lưu niệm khi đến thăm Hồ Thanh Hải.
Các nhà sư địa phương “xuống núi” vãn cảnh Hồ Thanh Hải.
Du khách thưởng ngoạn những cánh đồng hoa cải.
Du khách tìm mua những sản vật đặc trưng của cư dân địa phương cao nguyên.
Biến đổi khí hậu khiến mực nước biển Trung Quốc dâng cao kỷ lục trong năm 2021
Theo báo cáo của Chính phủ, mực nước biển của Trung Quốc đã dâng cao kỷ lục trong năm 2021 do nhiệt độ nóng lên, khiến nhiều dòng sông băng và các tảng băng ở vùng cực tan chảy.
Lối vào bãi biển Deep Water Bay ở Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), Trung tâm Giám sát Môi trường Biển Quốc gia cho biết mực nước ven biển của Trung Quốc trong năm 2021 đã dâng cao hơn 84 mm so với mức trung bình trong giai đoạn 1993-2011. Cơ quan này cảnh báo mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu đang gây ra "tác động không ngừng" đến sự phát triển của các khu vực ven biển. Đồng thời, báo cáo kêu gọi giới chức cải thiện việc giám sát và tăng cường các nỗ lực cảnh báo và phòng ngừa sớm.
Trung tâm Giám sát Môi trường Biển Quốc gia, đơn vị nghiên cứu của Bộ Tài nguyên Trung Quốc, cho biết mực nước biển dâng cao sẽ gây xói mòn hệ sinh thái ven biển và mất bãi triều. Trong khi đó, các thành phố ven biển sẽ đối mặt với nguy cơ lũ lụt và thủy triều muối lớn hơn.
Mực nước biển ven biển trên khắp Trung Quốc hiện đã tăng trung bình 3,4 mm mỗi năm kể từ năm 1980, cao hơn so với tỷ lệ toàn cầu trong cùng thời điểm.
Mặc dù nhiệt độ ở các vùng biển ven biển của Trung Quốc trong năm 2021 đã giảm nhẹ so với năm trước đó, con số này vẫn xếp thứ 3 trong các kỷ lục từng được ghi nhận, và cao hơn 0,84 độ C so với mức trung bình năm 1993-2011.
Năm ngoái, Bộ Môi trường dự báo mực nước ven biển sẽ tăng thêm 55 mm đến 170 mm trong vòng 30 năm tới. Điều này đòi hỏi Trung Quốc phải nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ bờ biển của mình.
Trước mối đe dọa này, các thành phố ven biển phía đông Trung Quốc đã bắt đầu lên kế hoạch dự phòng khi mực nước biển dâng cao. Trong đó, trung tâm thương mại Thượng Hải đang xem xét xây dựng các đường hầm thoát nước mới và các cửa thủy triều.
Băng ở Greenland tan từ dưới lên trên, nhanh chưa từng có Theo nghiên cứu mới đây, băng bao phủ Greenland đang tan chảy nhanh chóng ở đáy, khiến ngày càng nhiều nước và băng trôi vào đại dương. Theo kênh CNN, kết luận trên được rút ra từ nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. Băng ở Greenland. Ảnh: CNN Các nhà nghiên cứu Cambridge đã hợp tác...