Khám phá huyền bí Thiên Cấm Sơn
Nói đến Thất sơn hùng vĩ nhiều du khách nghĩ đến Thiên Cấm Sơn – Núi Cấm, huyền bí. Nơi đó, có chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn và đặc biệt là tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á, kỷ lục Guinness Việt Nam, là nơi có nhiều động, điện huyền bí.
Khu du lịch Núi Cấm đã được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bình chọn ‘Điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long’. Hàng năm, có khoảng 1 triệu du khách đến tham quan, khám phá Khu du lịch Núi Cấm.
Nhiều du khách thích thú chụp ảnh với tượng Phật Di Lặc trên đỉnh Núi Cấm.
Thiên Cấm Sơn có tên gọi dân dã là Núi Cấm, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn-Bảy Núi mà người dân nơi đây còn gọi vui là “nóc nhà” Đồng bằng sông Cửu Long, vì nơi đây cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Tên gọi Thiên Cấm Sơn có nhiều truyền thuyết khác nhau. Có người cho rằng do Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, trốn lên đây và ra lệnh cấm không cho bất cứ người là nào lên núi. Tuy nhiên, xa xưa hơn nữa tên Núi Cấm đã xuất hiện, vì nơi đây ít ai dám đến núi non hiểm trở, âm u, nhiều thú dữ cùng với những câu chuyện về các nhân vật siêu hình ngự trị trên các chóp núi…
Chuyện hư thực Núi Cấm xưa kia không biết thế nào nhưng ngày nay mọi người biết Núi Cấm cao 716m, dài khoảng 7.500m, ngang độ 6.800m, trải dài trên hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Từ vồ Bồ Hong, đỉnh cao nhất của Núi Cấm nhìn xuống khu vực chùa Phật Lớn như một lòng chảo khổng lồ được bao quanh bởi các núi chập chùng gọi là vồ Đầu, vồ Pháo Binh, vồ Bà, vồ Chư Thần, vồ Ong Bướm, vồ Sân Tiên, vồ Thiên Tuế…
Chùa Vạn Linh trên Núi Cấm.
Núi Cấm bây giờ không còn hoang vu như kia nữa mà đã được đầu tư mở đường cho du khách lên đỉnh hành hương, tham quan chiêm bái các chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh và chụp ảnh lưu niệm với tượng Phật Di Lặc to lớn vui cười, hay khám phá hồ Thủy Liêm… Du khách có thể trải nghiệm khám phá các động, điện, tắm suối, leo núi. Núi Cấm vừa có danh lam thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ và là nơi tín ngưỡng tâm linh, sinh thái, cùng những đặc sản rừng núi như: bánh xèo như: Măng tre núi ăn cùng rau rừng, cua, ốc núi là món ăn dân dã của Núi Cấm nhưng hương vị đậm đà khó nơi nào có được đã thu hút nhiều du khách.
Ông Guillaume Van Grinsyen – chuyên gia cao cấp của Tổ chức hỗ trợ quốc tế Hà Lan-PUM đã có nhiều nghiên cứu về du lịch An Giang cho rằng, có 4 sản phẩm cốt lõi tiềm năng mang tầm quốc gia hoặc quốc tế để phát triển du lịch An Giang, là: Châu Đốc với quần thể chùa ở Núi Sam; giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời của Núi Cấm; Khu di tích văn hóa Óc Eo; và cuối cùng là rừng tràm Trà Sư.
Tại Hội nghi xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang, ông Guillaume Van Grinsyen đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phát triển Núi Cấm thành “Công viên tôn giáo quốc tế” để hình thành một điểm đến quốc tế của An Giang. “Chánh niệm (Mindfulness) – sự an yên về tâm trí, là một khái niệm đang rất phố biến toàn cầu. Đó là một khái niệm Phật giáo nhưng rất ít người biết được điều này bắt nguồn từ Việt Nam. Hàng năm, hàng trăm ngàn khách Tây “ba-lô” và khách du lịch khắp Đông Nam Á, tìm kiếm sự bình yên trong tâm trí và xem Chánh niệm là một phương pháp rèn luyện quan trọng. Hiện nay, khách dành phần lớn thời gian ở Ấn Độ hoặc Thái Lan, Campuchia là điểm đến của cộng đồng tôn giáo, thiền viện. Họ di chuyển từ hành Campuchia đến Thành phố Hồ Chí Minh, ngang qua An Giang mà không dừng lại. Đây là cơ hội để kết hợp truyền thống với những giá trị tôn giáo từ hàng thế kỷ nay cùng khái niệm bình yên của người Việt: Chánh niệm”.
Chuyện Núi Cấm trở thành “Công viên tôn giáo quốc tế” không biết khi nào nhưng bây giờ Núi Cấm đã là điểm đến trọng điểm của du lịch An Giang. Nhiều doanh nghiệp đã bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng đầu tư: các khu vui chơi giải trí cáp treo, hồ tạo sóng, công viên nước, nhà hàng, khách sạn… Du khách có thể đi cáp treo trên đỉnh Núi Cấm để tận mắt cảm nhận được rừng núi Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí như thế nào? Hay muốn tìm cảm giác leo núi bằng “ xe ôm” len lỏi qua núi rừng lên đỉnh Núi Cấm để ngắm nhìn Phật Di Lặc vui cười thì sẽ quên những mệt nhọc hành trình leo núi. Từ trên đỉnh núi đưa tầm mắt nhìn xuống những cánh đồng lúa chín như bức tranh đồng quê tuyệt đẹp.
Du khách thích đi cáp treo để được tận mắt nhìn được Núi Cấm hùng vĩ.
Video đang HOT
Theo chân Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến khảo sát Khu du lịch Núi Cấm, ông Ngô Hồng Phúc – Phó giám đốc Ban quản lý Khu du lịch Núi Cấm phấn khởi báo cáo cho biết: “Hiện nay, có 02 doanh nghiệp đầu tư khai thác Khu du lịch Núi Cấm là Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang và Công ty Cổ phần du lịch An Giang. Hàng ngày, cáp treo Núi Cấm đón 1000-2000 lượt khách đi cáp treo tham quan Núi Cấm. Trong 6 tháng đấu năm 2022, Khu du lịch Núi Cấm đón trên 550.000 lượt khách tham quan, du lịch, cao hơn gấp đôi năm 2021 (xảy ra dịch bệnh Covid-19). Khu du lịch Núi Cấm đã khoác “chiếc áo mới” đường giao thông rộng mở, các khu vui chơi đã đầu tư bài bản, cảnh quan được chăm chút hơn”.
Ông Ngô Hồng Phúc cho biết tương lai Khu du lịch Núi Cấm sẽ tiếp tục được đầu tư để phát triển Khu du lịch Núi Cấm thành những sản phẩm du lịch độc đáo như: du lịch tâm linh, khám phá, nghỉ dưỡng là điểm du lịch trọng tâm của du lịch tỉnh An Giang.
Công viên nước Núi Cấm.
Sau khi khảo sát Khu du lịch Núi Cấm, ông Trần Việt Phường – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng: “Khu du lịch Núi Cấm cần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả dịch vụ du lịch. Xây dựng sản phẩm mới và làm mới sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu du khách. Tăng cường hợp tác với các đơn trong và ngoài nước và tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch để Khu du lịch Núi Cấm được nhiều du khách biết đến và đến tham quan, khám phá, trải nghiệm”.
An Giang; Núi Cấm cho người lạ đến thỏa mãn cảm giác 'chạm vào đỉnh cao'
Núi Cấm hay còn được gọi là 'Núi Ông Cấm','Thiên Cấm sơn' thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Núi Cấm với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ có độ cao gần 800m so với mặt nước biển, nằm ngay trung tâm của vùng Bảy núi và là ngọn núi cao nhất ĐBSCL.
Trong sương trắng
Với tôi, Núi Cấm luôn vừa quen vừa lạ lẫm. Lúc nhỏ tôi từng được cha mẹ cho vượt đèo, lội suối để trồng su hào ngay dưới chân Núi Cấm. Ngày đó, dẫu biết trên cao ấy có rất nhiều rừng già hoang sơ, dân cư thưa thớt, thế nhưng khi ngửa mặt nhìn lên đỉnh núi ẩn mình trong sương trắng, tâm trí tôi chẳng dám nảy ra ý nghĩ ngông cuồng trèo lên đó để "vui chơi" bởi đang vắt kiệt mồ hôi để "sỏi đá cũng thành... su", để giải quyết cái sự ăn no trước mắt.
Núi Cấm có nhiều điểm thú vị để khám phá - Ảnh: Tô Văn
Sau một thời gian, chúng tôi không còn trở lại nơi ấy để thu hoạch, mặc cho cánh rừng su "tự lực tự cường" với rừng già và "tự tiêu tự tán" trong lặng lẽ, trong nhạt nhòa ký ức. Cho nên, khi hay tin Núi Cấm được phục sinh như một khu du lịch nghỉ ngơi, một cảm giác khó tả dậy lên trong tôi.
Chao ôi, thế là chúng ta từ cái lo "ăn no" đến được với cái lo "nghỉ dưỡng", chặng đường trầy trật, gian khó suốt quảng thời gian dài. Cho nên hễ bạn bè gần xa đến An Giang, tôi thường rủ rê họ lên chơi Núi Cấm.
Cũng có lần tôi bị bạn bè chủ động rủ rê làm người hướng đạo. Tôi và anh Đặng Đức Phong - Chánh văn phòng Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Đầu tư tỉnh An Giang cưỡi chiếc Suzuki ViVa 110 phân khối rời bầu không khí oi ả của TP.Long Xuyên đi Núi Cấm vào lúc 5 giờ chiều, để trôi giữa thời khắc giao mùa xuân - hạ và bềnh bồng phiêu lạc trong sương trắng phù hư.
Đến nửa cung đèo thì trời nhá nhem tối. Cảm ơn những tia sáng từ ánh trăng rằm chiếu xuống trên những đoạn đèo khúc khuỷu ấy giúp chúng tôi quan sát mặt đường.
Quan trọng hơn là được nhìn thấy sương mù giăng giăng phong tỏa bốn bề. Không có ánh sáng hào sảng ấy sẽ không có vẻ đẹp vờn lượn sinh động của sương núi về đêm, chỉ còn lại cảm nhận mơ hồ mỗi khi làn sương lạnh di chuyển khẽ vuốt qua làn da nhạy cảm. Vâng, tôi nói hào sảng vì ánh sáng từ trăng đã sáng lên trên cung đường vắng ngắt, như chỉ dành riêng cho hai gã trung niên nhập vai Từ Thức tìm chốn địa đàng...
Một ngày ở Núi Cấm gần như hội đủ các mùa trong năm: Buổi sáng tiết xuân, ban trưa chuyển hạ, chiều về sang thu, hoàng hôn buông xuống là bước thẳng vào mùa đông buốt giá - Ảnh: Tô Văn
Mùa tiết trong năm, thời khắc trong ngày quan trọng với một không gian nhạy cảm. Tôi nghiệm ra rằng cây lá, núi rừng tại đây có điểm tương đồng: Chỉ thật sự đẹp đẽ, sinh động trong sắc màu mong manh nhu hòa của thời khác bình minh hay hoàng hôn, nhất là vào mùa xuân, mùa thu, thậm chí là mùa hạ...
Núi Cấm nhạy cảm nhất trong số không gian ấy. Bởi một ngày ở Núi Cấm gần như hội đủ các mùa trong năm: Buổi sáng tiết xuân, ban trưa chuyển hạ, chiều về sang thu, hoàng hôn buông xuống là một bước thẳng vào mùa đông buốt giá...
Đón chúng tôi là chủ nhân Windy Hill Homestay Núi Cấm, anh Trần Hoàng Phong, người đã đầu tư cả tỉ đồng để xây dựng những căn nhà bungalow theo mô hình du lịch và nghỉ dưỡng đầu tiên tại miền Tây.
Một căn nhà bunlagow theo mô hình nghỉ dưỡng đầu tiên tại miền Tây - Ảnh: Tô Văn
Mỗi căn bungalow là một phòng nghỉ, diện tích không quá lớn, được trang bị đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn. Từ sàn nhà, rường, cột đến trần đều làm bằng gỗ, tre, mái lợp lá đều tăm tắp, nhìn từ xa giống như một cái chòi của người bản địa. Bước vào bên trong mới thấy được nội thất đầy đủ bao gồm bàn gỗ, ghế mây, giường tre đơn sơ mộc mạc
Phòng nghỉ nằm dọc theo sườn núi thoai thoải, lối đi lên là những bậc đá và tay vịn bằng tre nhìn thì mong manh nhưng lại rất chắc chắn. Chỉ cần đứng vào background này là bạn đã có muôn vàn ảnh đẹp.
Mỗi căn phòng đều hướng tầm nhìn ra bốn bề núi non hoang sơ, xanh ngắt một màu. Nghỉ ngơi ở đây, có thể hít thở bầu không khí trong lành, hòa mình vào không gian thiên nhiên mát mẻ mà hiếm khi thấy được khi ở thành phố. Sáng mở cửa ra đón từng làn mây tràn vào, tối thắp đèn vàng mờ ảo ấm cúng.
.....đến chinh phục những cung đường Núi cấm
Từ TP.Cần Thơ, chàng trai Phùng Ngọc Phương Giang tham gia nhóm Mekong Delta Runners đến chinh phục các cung đường trên Núi Cấm gần như là một thử thách không hề dễ dàng.
Những dốc núi cao thẳng đứng nối tiếp nhau, sương mù giăng lối từ chân lên đến đỉnh núi, có lúc đầu gối mỏi nhừ, đôi giày "không chịu nghe lời" khiến Giang nhiều khi tụt lại phía sau đoàn. Được động viên, tiếp thêm sức mạnh, Giang xốc lại tinh thần, đứng dậy và đi tiếp.
"Đây lần thứ 7, tôi tham gia leo núi. Với tôi những cung đường tại đây là thách thức không hề nhỏ. Nhưng tôi đặt mục tiêu phải chinh phục hết cung đường này", Giang quả quyết.
Một thành viên nữ trong nhóm Mekong Delta Runers tham gia chinh phục các cung đường tại Núi Cấm - Ảnh: Tô Văn
Anh Hoàng Hoài Nam - Trưởng nhóm Mekong Delta Runners dẫn đầu nhóm vào cua đập Thanh Long - Ảnh: Tô Văn
Cũng theo Giang, ngày đầu tiên, mất hơn 4 giờ đồng hồ leo núi mới đến được Điện Huỳnh Long. Sang ngày thứ hai, cung đường chinh phục Hồ Thanh Long trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi cơn mưa rừng trút xuống từ sáng sớm.
Giang tự hỏi: "Khó thế này, có nên leo tiếp hay không?". Nhớ lại quyết tâm trước lúc lên đường xách balô từ miền Nam ngược ra phía Bắc, chàng trai xứ Tây Đô quả quyết phải chinh phục được".
Tương tự anh Hoàng Hoài Nam - Trưởng nhóm Mekong Delta Runners cho biết, nhóm của anh đã từng đi trải nghiệm Trail khắp đất nước Việt Nam.
Tuy nhiên, khi được trải nghiệm Trail tại Núi Cấm lại là một trong những cung đường khó khăn với đủ loại địa hình, khiến cả nhóm đặt mục tiêu tiếp tục đi, tiếp tục khám phá những điều mới mẻ.
"Đường lên đỉnh hầu hết là dốc lên thẳng đứng, 38 thành viên trong đoàn ai ai cũng đều trải qua cảm giác "vồ ếch". Ngày leo thứ nhất dường như đã vắt kiệt sức lực và ý chí của tất cả mọi người. Đến ngày thứ hai cả nhóm quyết tâm cao hơn khi đạt được "giây phút chinh phục" các cung đường, mình có cảm giác của người chiến thắng", anh Nam bày tỏ.
Cũng theo anh Nam, hiện Núi Cấm có rất nhiều cảnh đẹp và hoang sơ nên sẽ thu hút rất nhiều người đến Trail, trekking trải nghiệm.
An Giang đang phát triển những loại hình thể thao, mạo hiểm, du lịch homestay sẽ được các du khách phương xa ưa chuộng - Ảnh: Tô Văn
Ông Lê Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại- Đầu tư tỉnh An Giang cho biết, địa phương rất tự hào vì có tiềm năng du lịch rất lớn vì có sông, hồ, nhiều cảnh núi non hùng vĩ.
"Tuy nhiên do điều kiện khách quan và một số nội dung nên có thể chưa khai thác hay triển khai cụ thể. Vì vậy, đơn vị nhận thấy rằng điều kiện phát triển những loại hình thể thao, mạo hiểm, du lịch homestay sẽ được các du khách phương xa ưa chuộng. Do đó, chúng tôi hướng đến mô hình du lịch mới này để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách, đồng thời cũng giúp du khách thật sự có những trải nghiệm thú vị, đắm mình vào thiên nhiên hoang sơ", ông Hiếu nói.
Gỡ khó để giữ chân du khách Hình thức du lịch homestay đang phát triển mạnh ở Núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tuy nhiên, việc làm homestay hiện nay của các hộ dân tại đây đều vi phạm Chỉ thị 05/2002 của UBND tỉnh An Giang và người dân rất mong được gỡ rối để giữ chân du khách. Từ trước Tết Nguyên đán...