Khám phá ‘hòn đảo ngoài hành tinh’ Socotra
Đảo Socotra là một hòn đảo ở Yemen nằm phía tây bắc Ấn Độ Dương.
Nơi đây hiện vẫn còn rất hoang sơ do nằm tách biệt ngoài khơi và có hệ sinh thái vô cùng đặc biệt mà không nơi nào có được. Chính điều này đã thu hút những tín đồ du lịch yêu thích khám phá những điều mới mẻ đến với Socotra để chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai này.
Đảo Socotra có vị trí địa lý đặc biệt, một phần đảo thuộc nước cộng hòa Yemen. Hòn đảo dường như nằm biệt lập hoàn toàn với những vùng đất khác, đã trải qua quá trình hình thành địa chất phức tạp, hiện nay cả hòn đảo là kết hợp của các khối núi granit cổ, các vách đá vôi và cao nguyên đá sa thạch đỏ vô cùng độc đáo.
Do nằm gần biển nên nền kinh tế Socotra chủ yếu dựa vào đánh cá và làm nông nghiệp, trồng quýt nhỏ và chà là. Tuy nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đảo dồi dào và còn chưa được khai thác hết nhưng đời sống người dân Socotra vẫn còn nghèo khó.
Mối đe dọa chính đối với thiên nhiên ở Socotra đó là bị ảnh hưởng bởi các loài ngoại lai, biến đổi khí hậu và tác động của con người.
Socotra được xem là một trong những khu vực có sinh thái đa dạng nhất trên biển Ả Rập, nếu không muốn nói là trên toàn bộ Ấn Độ Dương. Hơn 700 loài sinh vật ở Socotra là loài đặc hữu, tức không thể tìm thấy chúng ở nơi nào khác trên thế giới.
Video đang HOT
UNESCO đã công nhận hòn đảo này là Di sản Thế giới và đưa khu vực này thành một Khu dự trữ Con người và Sinh quyển.
Trong đó, đặc biệt nhất và được coi như biểu tượng của Socotra, đó chính là cây máu rồng, trông giống như một cây nấm hay chiếc ô khổng lồ. Từ vỏ cây này, khi bị cắt ra, nhựa màu đỏ của thân cây sẽ bắt đầu chảy ra, nhanh chóng đông đặc lại. Từ thời cổ đại, cư dân địa phương đã sử dụng kẹo cao su màu đỏ thẫm cho mục đích y tế, thú y và thẩm mỹ. Người dân địa phương nói rằng nước ép của cây Dracaena cinnabari có thể cầm máu trong thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Ngoài ra, đảo Socotra còn có nhiều biển trong xanh, bãi cát trắng xóa trải dài và các khối núi hoang sơ tạo nên bức tranh cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo.
Du khách sẽ không thể khước từ sức hấp dẫn của những bãi biển mang màu xanh lam ngọc đẹp như tranh vẽ.
Tận mắt chiêm ngưỡng những quang cảnh ngoạn mục ở Socotra bạn sẽ hiểu vì sao nơi đây được gọi là vùng đất ngoài hành tinh.
Cây máu rồng ở hòn đảo 'ngoài hành tinh'
Cây máu rồng (Dracaena draco) xuất hiện nhiều ở quần đảo Socotra của Yemen. Cây có nhựa đỏ như máu, được mệnh danh là loài thực vật độc đáo bậc nhất hành tinh.
Nhiếp ảnh gia Daniel Kordan (Nga) mới đây đăng tải trên trang cá nhân bộ ảnh về cây máu rồng do ông chụp trong chuyến ghé thăm quần đảo Socotra. Kordan miêu tả đây là loài thực vật "đáng kinh ngạc". Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nga nhận được gần 50.000 lượt thích trên mạng xã hội.
Theo truyền thuyết, cây máu rồng đầu tiên được sinh ra từ máu của một con rồng bị thương khi chiến đấu với voi. Kể từ đó, nhựa của loài thực vật này có màu đỏ như màu máu và đặt tên là "cây máu rồng".
Cây máu rồng có chu trình sinh trưởng khác thường. Cây non chỉ có một thân. Sau 10-15 năm, thân cây ngừng phát triển và bắt đầu ra hoa. Cây ra trái khi hoa tàn. Sau đó, cây tiếp tục đâm chồi và phân nhánh. Mỗi nhánh phát triển 10-15 năm và sinh ra nhánh cấp 2. Từ nhánh cấp 2 sinh ra nhánh cấp 3, cấp 4. Phải mất tới 10 năm cây mới đạt chiều cao 120 cm. Sau giai đoạn này, cây phát triển nhanh hơn.
Nhựa cây máu rồng không chỉ có màu lạ mà còn mang lại nhiều lợi ích cho con người. Từ thời La Mã cổ, nhựa của loài cây này đã được ca tụng, ứng dụng nhiều trong đời sống.
Theo Global Trees Campaign, người dân đảo Socotra sử dụng quả của cây máu rồng làm thức ăn cho bò và dê. Tuy nhiên, họ chỉ sử dụng một lượng ít. Nhựa cây này còn có công dụng chữa bệnh theo dân gian như làm lành vết thương, bồi bổ sức khỏe, hay tạo nên lớp sơn của những cây đàn violin Stradivarius nổi tiếng.
Cây máu rồng được coi là biểu tượng của đảo Socotra. Tuổi thọ của cây có thể lên tới hàng trăm năm nhưng loài này đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Bởi, Socotra ngày càng khô hạn, mưa mùa thất thường và ít đi do biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học dự báo đến năm 2080, 45% môi trường sống lý tưởng của cây máu rồng có thể mất đi.
Socotra được mệnh danh là hòn đảo "ngoài hành tinh" bởi nơi đây là nhà của nhiều loài động thực vật kỳ lạ. Các nhà khoa học còn gọi Socotra là Galapagos của Ấn Độ Dương. Năm 2008, quần đảo Socotra được đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới.
Khám phá hòn đảo Gallo Lungo ở Italy Hòn đảo Gallo Lungo nằm giữa Capri và Positano, một phần của cụm đảo Sirenusas (hay Gallos) gây chú ý với khách du lịch thập phương bởi khi nhìn từ trên cao trông rất giống cá heo đang nhảy sóng. Nếu không du lịch Ýmột chuyến và tận mắt chứng kiến hòn đảo cá heo Gallo Lungo, hẳn nhiều người vẫn cho rằng...