Khám phá hang quan tài kỳ bí “treo” lưng chừng núi
Đến tận bây giờ, nhiều nhà nghiên cứu vẫn chưa thể lý giải vì sao và làm cách nào mà người xưa có thể đưa những chiếc quan tài kỳ bí lên các hang đá cheo leo cao hàng trăm mét ở các huyện vùng cao Thanh Hóa.
Nằm rải rác dọc sông Luồng và sông Lò của 2 huyện biên giới Quan Sơn và Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, các hang quan tài được người dân bản địa phát hiện hàng chục năm trước vẫn luôn là điều bí ẩn đối với người dân, du khách và cả những nhà nghiên cứu văn hóa.
Năm 2009, trong một lần đi phát rẫy trồng luồng, ông Hà Văn Ang (61 tuổi, ở bản Bôn, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn) đã vô tình phát hiện ra hàng chục chiếc quan tài nằm cheo leo ngay trước hang núi Pha Quen cao hàng trăm mét cạnh sông Lò. Ngoài núi Pha Quen, người dân địa phương cũng đã phát hiện trên núi Pha Dờn, cạnh sông Lò ở bản Muỗng (xã Trung Xuân) có gần 30 chiếc quan tài cổ kỳ bí .
Hàng chục chiếc quan tài trong hang Ma (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) hiện vẫn là điều kỳ bí, khó lý giải
Còn tại huyện Quan Hóa, người dân địa phương đã phát hiện những cỗ quan tài kỳ bí này từ những năm 1980. Theo đó, thời điểm trên, một thầy mo của địa phương đã phát hiện tại hang Ma (còn gọi là hang Phi) thuộc khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa) có hàng chục chiếc quan tài nằm rải rác khắp trong hang.
Hầu hết những chiếc quan tài được làm bằng các cây gỗ lớn, bên trong đục rỗng và có kích cỡ khác nhau, loại lớn nhất có đường kính 50 cm, nhỏ hơn thì 40 cm, dài khoảng 2-2,5 m. Ở phần đầu thân gỗ được đục rộng hơn so với phần thân và cả 2 đầu đều có 2 chốt để định vị.
Đến bây giờ, vẫn chưa ai có thể lý giải được nguồn gốc những bộ quan tài này và làm cách nào để có thể đưa chúng lên những hang núi cao đến vậy. Những chiếc quan tài treo trên núi có đặc điểm giống hòm chôn cất người chết của dân tộc Thái trước đây. Tuy nhiên, những cụ cao niên cho biết từ xưa đến nay, người Thái không chôn người chết theo cách này mà thường chôn trên nương rẫy ở những nơi có đất.
Do đa phần các cỗ quan tài này đều nằm trên các hang đá cao, đường lên núi khó khăn, không phải ai cũng có thể trèo lên được nên hầu hết chúng vẫn còn nguyên vẹn, ít có bàn tay con người tác động tới. Vì thế, hiện các huyện Quan Sơn, Quan Hóa đã đưa các hang quan tài vào danh mục các điểm khám phá du lịch của địa phương, tạo điều kiện cho du khách có thể tận mắt chứng kiến những chiếc quan tài “độc nhất vô nhị” này.
Cận cảnh những chiếc quan tài kỳ bí treo trên hang đá ở các huyện vùng cao xứ Thanh:
Những chiếc quan tài nằm cheo leo trên hang đá cao hàng trăm mét
Đường lên hang vô cùng khó khăn, không phải ai cũng lên được
Tác giả trong một lần leo lên hang Pha Quen
Lối vào hang quan tài
Ngay đầu cửa hang đã thấy quan tài nằm ngổn ngang
Video đang HOT
Phía trong hang Ma dày đặc các cỗ quan tài với đủ kích thước to nhỏ, cái còn lành, cái đã mục nát theo thời gian
Những chiếc quan tài này được làm chủ yếu bằng thân cây gỗ và điều lạ là đều mở nắp, nhìn vào bên trong không có gì
Hang Ma được 1 thầy mo (thầy cúng) phát hiện từ những năm 1980, đến nay đã 40 năm nhưng mọi thứ trong hang vẫn còn nguyên vẹn
Những chiếc quan tài treo trên núi có đặc điểm giống hòm chôn cất người chết của dân tộc Thái trước đây
Tuy nhiên, những cụ cao niên cho biết từ xưa đến nay, người Thái không chôn người chết theo cách này mà thường chôn trên nương rẫy, ở những nơi có đất
Trước đây, huyện Quan Hóa cũng đã gửi mẫu xuống tỉnh và ra Trung ương để giám định niên đại của những chiếc quan tài kỳ bí này, thế nhưng tới nay cũng chưa có phản hồi
Những cỗ quan tài có kích cỡ khác nhau, loại lớn nhất có đường kính 50 cm, nhỏ hơn thì 40 cm, dài khoảng 2-2,5 m. Ở phần đầu thân gỗ được đục rộng hơn so với phần thân và cả 2 đầu đều có 2 chốt để định vị
Đã có nhiều giả thiết được đưa ra và lưu truyền trong nhân dân địa phương, thế nhưng cũng không ai rõ chủ nhân thực sự của những chiếc quan tài trên là ai, và nó có từ bao giờ
Trước đây tại hang Pha Quen (Quan Sơn), người dân có tìm thấy nhiều mảnh sành, sứ vỡ và có vài chiếc xương người
Chính quyền tại các huyện này rất mong muốn các nhà nghiên cứu, ngành văn hóa quan tâm làm rõ niên đại của những cỗ quan tài này xem thực sự nó có giá trị nay không để có hướng bảo vệ, bảo tồn
Tại sao ngày nay nhiều bạn trẻ lại thích tìm đến những địa điểm xưa cũ của TP.HCM?
Tưởng chừng đã bị lãng quên giữa nhiều nơi vui chơi sầm uất, nhưng các địa điểm xưa cũ này lại nổi lên như 1 trào lưu trong thời gian gần đây ở TP.HCM.
Dinh Độc Lập, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng TP.HCM, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh vốn là những địa điểm lâu đời ở thành phố. Không chỉ lưu giữ những giá trị trăm năm, cùng người dân đi qua nhiều thăng trầm, mà những nơi này còn nghiễm nhiên trở thành biểu tượng đặc trưng của TP.HCM. Thế nhưng, sự xuất hiện của những quán cafe vạn góc "sống ảo", những hội chợ cuối tuần nhộn nhịp, những khu phố đêm vừa vui vừa chill đã khiến chúng ta vô tình quên mất sự tồn tại của những nơi này.
Tuy nhiên, trong thời gần đây, những địa điểm xưa cũ này bỗng có sức hút kỳ lạ với giới trẻ, đặc biệt là các bạn Gen Z. Những bức ảnh chụp tại Dinh Độc Lập, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng TP.HCM bắt đầu phủ kín Facebook, Instagram. Bất ngờ hơn, loạt bài review về trải nghiệm thú vị tại Dinh Độc Lập, các bảo tàng cũng lần lượt xuất hiện và nhận được sự quan tâm rất lớn. Vậy điều gì đã thu hút các bạn trẻ tìm đến những địa điểm xưa cũ này thay vì quán cafe hay khu vui chơi sầm uất ở trung tâm? Cùng lắng nghe chia sẻ của các bạn nhé!
Khám phá sự mới mẻ của thành phố từ những điều đã cũ
Những địa điểm xưa cũ tưởng chừng như quen thuộc và nhàm chán lại ẩn chứa nhiều điều mới mẻ mà có thể bạn chưa biết về thành phố. Bước đến 1 không gian vừa lạ vừa quen, được tận mắt chiêm ngưỡng những di vật, tác phẩm không thuộc thế hệ mình, được tận hưởng bầu không khí trong lành, "cách ly" khỏi khói bụi của đường phố và đem về cả album ảnh đẹp. Đó là những lý do khiến nhiều bạn trẻ thích tìm đến những nơi này.
Bạn Nguyễn Lê Kim Ngân (18 tuổi, sinh viên ngành Thiết kế đồ hoạ, trường Đại học FPT) cũng là người thường xuyên ghé đến Dinh Độc Lập và các bảo tàng của TP.HCM để tham quan và chụp ảnh. Chia sẻ về lý do yêu thích những nơi này, Kim Ngân nói: "So với những nơi vui chơi mà các bạn ở độ tuổi em hay đi thì em lại thích đến những địa điểm mang tính hoài niệm như Dinh Độc Lập hay bảo tàng hơn. Em thấy mỗi nơi đều có những điểm thú vị khác nhau. Chẳng hạn như khi ghé Dinh Độc Lập thì em được tìm hiểu thêm về lịch sử của đất nước, còn ghé Bảo tàng TP.HCM thì em sẽ biết thêm được những nét văn hoá của các thời kì trước".
Ngoài tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, Kim Ngân còn "khai quật" được nhiều góc chụp cực đẹp tại Dinh Độc Lập.
Ngoài việc biết thêm nhiều kiến thức về văn hoá, lịch sử, bạn Kim Ngân còn cho biết không gian tại những địa điểm này cũng tuyệt đối yên tĩnh, gần như tách biệt hẳn so với những ồn ã của thành phố, chỉ cần đặt chân qua cánh cổng là cảm thấy thư giãn ngay. Không những vậy, các địa điểm này còn có khuôn viên bên ngoài vô cùng rộng rãi, thoáng đãng, đặc biệt là được trồng khá nhiều cây xanh. Sau 1 chuyến khám phá mỏi chân thì mọi người có thể ngồi nghỉ, hít thở không khí trong lành, chắc chắn sẽ giúp giảm bớt căng thẳng của công việc thường ngày. Kim Ngân chia sẻ thêm: "Cứ có thời gian rảnh là em lại ghé qua đây, nhất là sau giờ học phải làm việc nhóm hết công suất. Nếu không vào bên trong thì chỉ cần đi dạo trong khuôn viên xanh mướt bên ngoài thôi là em cũng cảm thấy thoải mái".
Tận mắt chiêm ngưỡng những hiện vật hàng trăm năm trước
Cũng giống như Kim Ngân, cô bạn Lâm Nguyễn Thanh Hiền (19 tuổi, sinh viên ngành Quan hệ công chúng, trường Đại học Văn Lang) cũng là người ưa chuộng không gian hoài niệm và đã đi hết những bảo tàng tại TP.HCM. Thanh Hiền chia sẻ: "Bản thân em cực kì thích đến các bảo tàng, ngoài mục đích chụp ảnh, em còn được quan sát những hiện vật thời kháng chiến còn lưu giữ tại đây và hiểu thêm về lịch sử thông qua những đoạn ghi chép chi tiết trong bảo tàng".
Thanh Hiền được biết thêm về lịch sử của đất nước qua những đoạn ghi chép tại Bảo tàng TP.HCM.
Ngoài ra, mỗi khi đến bảo tàng, Thanh Hiền như được "sống lại" những giai đoạn lịch sử này, từ đó cảm nhận chân thật hơn những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển văn hoá - nghệ thuật, cũng như vẻ đẹp của các tác phẩm mỹ thuật ngày trước. "Nhiều người hay lầm tưởng rằng Gen Z chỉ ưa chuộng những thứ hiện đại, hợp thời và thích được sống trong môi trường phát triển. Nhưng thực chất Gen Z vẫn dành sự quan tâm đến những điều xưa cũ. Tụi em tò mò về giá trị xưa mà ông bà đã tạo ra. Nên việc đến bảo tàng hay Dinh Độc Lập giúp tụi em được nhìn, tìm hiểu, và hồi tưởng lại. Đây chính là 1 trong những trải nghiệm thú vị, ý nghĩa mà em và các bạn Gen Z khác có được khi đến đây" - Thanh Hiền tâm sự.
Cô bạn cũng thường xuyên ghé qua Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM để chụp ảnh và thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật của từng thời kì.
Địa điểm chụp ảnh lý tưởng nhờ lối kiến trúc lạ mắt
Không thể phủ nhận, trong vài năm trở lại đây, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng TP.HCM bỗng trở nên hot hơn bao giờ hết, nhất là với những ai yêu thích phong cách cổ điển pha chút xu hướng tối giản. Những địa điểm này thường được xây dựng theo các lối kiến trúc như gothic, la mã, ango,... Và từng chi tiết nhỏ đều được chạm khắc rất tinh xảo. Từ dãy hành lang, khung cửa sổ đậm chất điện ảnh cho đến cầu thang cổ đều là những background lên ảnh xuất sắc. Chính điều này đã khiến các bạn trẻ để mắt đến và đồng loạt chọn những nơi này làm địa điểm "sống ảo".
Trong số đó, bạn Lê Đình Thuỵ (hiện đang là biên tập viên các chương trình giải trí) cũng từng ghé qua Bảo tàng TP.HCM để tham quan và ghi lại những bức ảnh đẹp. Chia sẻ về sức hút của những bảo tàng xưa đối với thế hệ Gen Z, Đình Thuỵ cho biết: "Mình nghĩ đây là những nơi mới mẻ đối với thế hệ này. Vốn là người sinh ra ở thời kỳ hiện đại, không khó để mình chụp ảnh ở 1 tòa nhà phủ nhiều lớp kính, 1 chiếc ô tô bóng loáng,... Nhưng 1 bức ảnh với tòa nhà kiến trúc hoa văn hay với 1 chiếc xe tăng sẽ trở nên lạ lẫm hơn bao giờ hết".
Đình Thuỵ cũng là 1 trong số những bạn trẻ yêu thích không gian mới mẻ, lạ lẫm ở bảo tàng.
Tương tự như Đình Thuỵ, anh Phạm Thế Hiển (29 tuổi, hiện đang là photographer chuyên chụp những bộ ảnh bằng điện thoại) cũng là người từng thực hiện rất nhiều bộ ảnh cho các trẻ tại Dinh Độc Lập, các bảo tàng. Dưới góc nhìn của photographer, anh Thế Hiển cho biết: "Theo mình, việc các bạn chọn những nơi xưa cũ để chụp ảnh là do kiến trúc lạ mắt, phù hợp với concept và còn tuỳ theo nhu cầu nữa. Đặc biệt, thời gian gần đây, có vài bạn xây dựng hình ảnh theo hướng retro và tần suất xuất hiện của 1 số bộ phim xưa, những bộ hình phong cách cổ điển khá nhiều nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các bạn trẻ".
Những bức ảnh được anh Thế Hiển thực hiện theo yêu cầu của các bạn trẻ.
Không những vậy, theo chia sẻ của anh Thế Hiển, việc chụp ảnh tại đây còn giúp các bạn trẻ mở mang kiến thức, vì các bạn phải tìm hiểu thật kỹ về lịch sử, bối cảnh, kiến trúc của những nơi này để lựa chọn trang phục cho phù hợp. Sau mỗi lần chụp ảnh, cả anh và các bạn đều được biết thêm nhiều điều về văn hoá, lịch sử của đất nước.
Nhờ kiến trúc độc đáo, những bức ảnh chụp tại Dinh Độc Lập hay các bảo tàng đều mang tính thẩm mỹ cao.
Những địa điểm này có thể đã cũ kĩ, nhuốm màu thời gian, nhưng những trải nghiệm tại đây sẽ luôn mới mẻ, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ sau này. Đến những nơi này, bạn không chỉ có dịp tìm hiểu về những di vật còn sót lại mà có cơ hội thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật có giá trị và mang về nhiều bức ảnh check-in nhìn rất "củ gừng củ nghệ". Nhiều điều hay thế này thì chắc chắn bạn trẻ nào cũng phải thích mê.
Mẹ trẻ chi 12 triệu/ tháng đi du lịch, chưa kể vi vu nước ngoài, điểm đến tuỳ tuổi của con Có 3 con nhỏ nên bà mẹ trẻ luôn sắp xếp thời gian du lịch mỗi tháng cùng con để bé được khám phá, tùy thuộc vào độ tuổi của bé mà chọn chốn ăn chơi hợp lý. Quản lý công việc từ xa, dành thời gian chăm con và du lịch Là bà mẹ 3 con bận rộn, chị Ly Vũ (TP.HCM)...