Khám phá Hang Nhím trên cao nguyên đá Hà Giang
Vào những ngày đầu tháng 4, có dịp đến xã Pả Vi mới cảm nhận được vẻ đẹp huyền ảo của một hang động mà người dân địa phương vẫn gọi với cái tên quen thuộc là hang Nhím ( tiếng Mông là kho chua lồng).
Nằm trên lưng chừng dãy núi vách đen thuộc địa phận thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, cách quốc lộ 4C chừng 1,2 km. Hang Nhím có địa thế khá đẹp. Đứng trước cửa hang có thể ngắm được toàn cảnh hai thôn Pả Vi Thượng, Pả Vi Hạ và trung tâm xã Pả Vi. Bước chân vào trong lòng hang, ai cũng phải ngỡ ngàng, trầm trồ trước vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng. Từ một núi đá vôi sau khi trải qua thử thách của hàng nghìn năm kiến tạo, từ những giọt nước trên trần hang nhỏ xuống sau hàng nghìn năm đã tạo nên vô vàn nhũ đá đẹp, rất lộng lẫy với nhiều hình thù kỳ lạ, như: Chùm hoa phong lan, trống đồng, nàng Tô Thị đứng bồng con chờ chồng, nhà sư đang ngồi thiền hay những chú hươu cao cổ đang vươn mình hái lá rừng, có chỗ lại hiện lên bức tranh đẹp như thác Bản Giốc đang tuôn trào những dòng nước trắng xóa,…Điểm đặc biệt là diện tích trong hang khá rộng chừng 1.200m2, nhiều chỗ phình to rộng hơn sân bóng chuyền, trần hang cao khoảng 20m. Thỉnh thoảng trên trần hang lại xuất hiện từng giọt nước rơi tí tách tạo nên âm thanh kỳ lạ như một bản nhạc du dương thơ mộng. Dùng đèn pin soi chiếu thấy một số nhũ đá xuất hiện từng tia sáng lấp lánh đẹp mắt.
Vẻ đẹp của hang Nhím còn được thể hiện ở hai bể nước rất trong, nằm hai bên sườn của hang với những nhũ đá cao khoảng 40cm ở trên thành bể, trông xa cứ ngỡ là các nàng tiên đang tắm, càng tô điểm thêm vẻ đẹp huyền bí của hang”. Vào mùa khô các năm 2009 và 2010 ở xã Pả Vi rất thiếu nước nên bà con các thôn đã vào hang địu nước về sinh hoạt. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, nhờ được đầu tư hệ thống hồ treo và giếng khoan mà người dân hai thôn Pả Vi Thượng, Pả Vi Hạ đã bớt thiếu nước hơn, không phải vào hang Nhím địu nước nữa. Vì thế vẻ đẹp của hang vẫn giữ được nguyên bản. Theo người dân địa phương, sở dĩ mang tên là hang Nhím vì trước đây hang này thường có rất nhiều nhím sinh sống nên mọi người mới gọi như vậy.
Video đang HOT
Có thể nói, cùng với hệ thống hang Rồng và điểm dừng chân Mã Pì Lèng, hang Nhím sẽ tạo thành một điểm nhấn thu hút du khách. Đây chính là điều kiện thuận lợi để huyện Mèo Vạc quy hoạch phát triển ngành du lịch trong tương lai.
Về cao nguyên đá nở hoa
Những ngày này, đến với Hà Giang du khách có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch, tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi đây thông qua Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ 9.
Nhiều năm trở lại đây, hoa tam giác mạch được coi là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo của cao nguyên đá Đồng Văn. Thời điểm cuối tháng 10-11 hằng năm khi tiết trời se lạnh cũng là lúc hoa tam giác mạch vào độ đẹp nhất. Tam giác mạch mang vẻ đẹp mong manh, thơ mộng. Khi bắt đầu nở hoa có màu trắng, sau chuyển sang phớt hồng rồi mang một sắc tím rực rỡ, sau cùng sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm cũng là khi hoa sắp tàn. Khi đó cũng là lúc mùa hoa tam giác mạch đã khép lại.
Hoa Tam giác mạch khoe sắc khắp vùng núi đá tai mèo.
Với chủ đề "Cao nguyên đá nở hoa," Lễ hội hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ 9 được khai mạc vào ngày 28/10/2023. Trong khuôn khổ lễ hội, du khách còn được hòa mình vào không gian trưng bày hoa Tam giác mạch tại các trục đường chính của huyện như trên tuyến phố đi bộ của Phố cổ Đồng Văn, sân quảng trường - nơi diễn ra lễ hội chính... Đồng thời, du khách được ngắm các gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa, sản phẩm du lịch, nông sản, ẩm thực và dược liệu địa phương. Du khách cũng sẽ được trải nghiệm hoạt động dệt lanh, thêu tay trang phục truyền thống, chế tác vật dụng sinh hoạt và các nhạc cụ dân tộc; trải nghiệm ẩm thực địa phương. Ngoài ra, còn có các hoạt động gắn với đời sống sinh hoạt của người dân Cao nguyên đá Đồng Văn như tẽ ngô, xay ngô, tung ngô vào quẩy tấu, địu ngô qua cầu, địu ngô đi cà kheo...
Để chuẩn bị cho Lễ hội, 4 huyện vùng Cao nguyên đá đang triển khai gieo trồng tổng diện tích 415 ha Tam giác mạch và được trồng thành 3 đợt, đảm bảo thời gian hoa nở kéo dài từ trung tuần tháng 9 đến hết tháng 12.2023. Trong đó, huyện Đồng Văn đã gieo trồng 250 ha cây Tam giác mạch, trong đó có 51 ha trọng điểm, tập trung tại một số xã như: Vần Chải, Phố Cáo, Sủng Là, Sà Phìn, Lũng Cú, thị trấn Đồng Văn...
Các huyện cũng bố trí các vị trí trồng hoa để thuận lợi cho du khách tham quan, chụp ảnh như: Điểm dừng chân Cổng trời, điểm du lịch Thạch Sơn Thần (Quản Bạ); 2 bên đường các xã Phố Cáo, Sủng Là, Lũng Cú (Đồng Văn); Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc)...
Du khách tìm đến Hà Giang những ngày này thưởng ngoạn vẻ đẹp của mùa đặc trưng này.
Đặc biệt, không chỉ diễn ra các hoạt động tại khu vực trung tâm lễ hội, tại các làng văn hóa du lịch như: Làng Văn hóa du lịch tiêu biểu thôn Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là; Lô Lô Chải, xã Lũng Cú; Ma Lé, xã Má Lé; sân chợ Phố Cổ, thị trấn Đồng Văn còn tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian cho du khách trải nghiệm.
Lễ hội hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2015 và đã trở thành sự kiện thường niên nhằm quảng bá hình ảnh, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của Hà Giang, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
9 trải nghiệm thú vị bạn không nên bỏ qua khi du lịch Hà Giang Hà Giang - "miền đất, đá nở hoa" luôn có sức lôi cuốn kỳ lạ, mang đến những trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp đặt chân đến đây. Nguyễn Hạnh Hà My - cô gái trẻ sinh năm 1993 là một người yêu xê dịch và thích khám phá miền đất mới. Bên cạnh đó, Hà...