Khám phá “hầm trú ẩn trên trời” của ông Trump
Đây là nơi duy nhất trên thế giới mà Tổng thống Mỹ có thể sống sót nếu chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ nổ ra.
Chiếc máy bay được mệnh danh là “Ngày tận thế” của ông Trump.
Máy bay “Ngày tận thế” của ông Trump được xem là boongke trên bầu trời vì nó có khả năng chịu được sức ép của một vụ nổ hạt nhân. Được biết tới với tên gọi khác là Trung tâm Chỉ huy Trên không, máy bay “Ngày tận thế” của ông Trump giúp người đứng đầu Nhà Trắng đưa ra các quyết định quan trọng ở bất kì đâu.
Trong trường hợp khẩn cấp, ông Trump có thể phát động chiến tranh từ căn cứ “trên trời” này. Mẫu máy bay “Ngày tận thế” được hãng Boeing sản xuất với chi phí khoảng 250 triệu USD. Mỗi giờ bay, chiếc Boeing E-4B ngốn của ngân sách Mỹ số tiền 160.000 USD (khoảng 3,5 tỉ đồng).
Máy bay này có thể chịu được các vụ nổ hạt nhân.
Ngoài chịu được sức ép từ các vụ nổ hạt nhân, máy bay “Ngày tận thế” có cơ chế phòng thủ giúp nó tránh được lực điện từ. Thành viên phi hành đoàn vẫn sử dụng các thiết bị liên lạc truyền thống analog vì sợ tin tặc tấn công.
Chiếc máy bay này được xem là bí mật quốc gia và thông tin về nó rất ít khi được đăng tải. Không quân Mỹ cũng không chỉ ra cơ quan nào quản lý chiếc máy bay này.
Video đang HOT
Chi phí sản xuất máy bay lên tới hơn 250 triệu USD.
Kể từ khi ra đời vào năm 1970 tới nay, máy bay “Ngày tận thế” được xem là nơi duy nhất Tổng thống Mỹ có thể sống sót nếu chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ nổ ra. Thời điểm máy bay được chế tạo, các nhà thiết kế lo ngại Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ-Liên Xô có thể nổ thành một cuộc chiến hạt nhân hủy diệt.
Không giống những chiếc máy bay Không lực Một khác, chiếc E-4B này thực sự là pháo đài trên không và được hỗ trợ bởi các chuyên gia quân sự, nhà chiến lược và truyền thông. Họ sẽ giúp Tổng thống Trump đưa ra quyết định ngay khi chiến tranh hạt nhân leo thang.
Bảng điều khiển của máy bay “Ngày tận thế”.
Máy bay “Ngày tận thế” trang bị ăng-ten giúp đảm bảo cho ông Trump có thể liên lạc với tàu ngầm tấn công hạt nhân ngay cả khi cơ sở liên lạc mặt đất bị phá hủy. Hiện nay, máy bay này luôn đậu ở căn cứ không quân Andrews và sẵn sàng sơ tán Tổng thống Mỹ trong 15 phút nếu sự cố xảy ra.
Hiện nay, một trong bốn chiếc “Ngày tận thế” vẫn dùng để chở Tổng thống Mỹ hoặc bay theo cùng khi có việc gấp. Khi Tổng thống Mỹ ở trong nước, một chiếc E-4B sẽ luôn trong tình trạng cảnh giác cao tại sân bay Offutt, bang Nebraska. Động cơ máy bay được chạy liên tục và sẵn sàng sơ tán khẩn cấp khi có lệnh.
Theo Danviet
Lộ "boongke hạt nhân trên không" cứu Trump khỏi chiến tranh hạt nhân
Mặc dù sự tồn tại của "boong ke hạt nhân trên không" gần như không được biết đến nhưng đây là nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể lánh nạn và an toàn di chuyển khắp thế giới trong trường hợp chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên bùng nổ.
Nếu chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên nổ ra, Tổng thống Trump vẫn sẽ an toàn tuyệt đối trong phi cơ E-4B 747 được mệnh danh là "boong ke hạt nhân trên không" hay "máy bay ngày tận thế".
Video giới thiệu bên trong "boong ke hạt nhân trên không" E-4B 747 của Tổng thống Mỹ
Trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên ngày càng leo thang, dẫn tới quan ngại về thảm họa chiến tranh hạt nhân, phi cơ có khả năng trú ẩn như một "boong ke hạt nhân trên không" trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Theo đó, nếu chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên nổ ra, Tổng thống Donald Trump sẽ được bảo vệ an toàn nhờ chiếc phi cơ E-4B 747 có biệt danh là "máy bay ngày tận thế". Boong ke hạt nhân trên không E-4B 747 sẽ hộ tống ông chủ Nhà Trắng đi khắp thế giới.
E-4B do hãng Boeing sản xuất, là loại máy bay chịu trách nhiệm chuyên trở Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và những người kế nhiệm trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Có 4 chiếc máy bay E-4B 747 giống hệt nhau được gọi là Trung Tâm Điều hành Không phận Quốc gia.
Trong thời bình, ông chủ Nhà Trắng di chuyển bằng những chiếc Boeing 747 chuyên dụng. Nhưng nếu chiến tranh xảy ra, người quyền lực nhất nước Mỹ sẽ sử dụng những phi cơ E-4B để di chuyển.
Nó ra đời nhằm thay thế vai trò của những chiếc EC-135J trong không quân. Mỹ hiện có 4 chiếc E-4B được đặt tại căn cứ không quân Offutt, gần thành phố Omaha, bang Nebraska. Động cơ của một trong 4 phi cơ luôn hoạt động 24/24 để đảm bảo khả năng khởi động máy bay ngay lập tức bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên, theo Daily Star, sự tồn tại của E-4B hầu như không được biết đến và Không quân Mỹ thậm chí không thừa nhận sở hữu chúng.
Một căn phòng bên trong "boong ke hạt nhân trên không"
E-4B là phiên bản nâng cấp từ những máy bay chở khách Boeing 747-200. Nó vượt trội hơn rất nhiều so với các phiên bản E-4 hoặc E-4A, giúp nó đảm trách hoàn hảo nhiệm vụ trong trường hợp nước Mỹ hứng chịu cuộc tấn công tổng lực.
Nó hoạt động tốt trước những đợt sóng xung kích cường độ cao từ một vụ nổ vũ khí hạt nhân. Kính buồng lái máy bay được gia cố để tăng khả năng chịu lực nhưng nó vẫn sử dụng công nghệ truyền dẫn truyền thống nhằm ngăn chặn tác động của vũ khí nguyên tử. Nó cũng được thiết kế để có khả năng chống lại các xung điện từ được phóng ra để vô hiệu hóa các hệ thống của nó.
E-4B có khả năng liên lạc với bất cứ ai ở bất cứ đâu trên thế giới và thậm chí có thể liên lạc được với tàu ngầm hạt nhân nằm sâu dưới đại dương.
Nhờ máy bay tiếp nhiên liệu trên không, Boeing E-4B có thể bay rất lâu. người ta tiếp tục nâng cấp máy bay để nó có thể hoạt động suốt một tuần trong trường hợp khẩn cấp.
Ngay khi Tổng thống Mỹ bước lên một chiếc Boeing E-4B, nó sẽ mang tên là Air Force One. Nó vẫn giữ nguyên tên gọi nếu phục vụ các quan chức khác trong chính phủ Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có thể sử dụng E-4B trong những chuyến công du nước ngoài vì nó giúp đảm bảo liên lạc thông suốt giữa người đứng đầu Lầu Năm Góc với các bộ phận khác.Bốn động cơ phản lực đẩy giúp chúng có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 969 km/h cùng trần bay 11.000 m.
E-4B là phiên bản nâng cấp từ những máy bay chở khách Boeing 747-200.
Theo Danviet
Liên Xô suýt tấn công hạt nhân, Anh, Pháp, Israel suýt bị thổi bay Đây là lý do Liên Xô suýt bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân năm 1956. Anh, Pháp và Israel vì thế mà suýt bị thổi bay... Theo National Interest, cuộc khủng hoảng nổ ra bắt nguồn từ việc Anh, Phap va Israel tiến hành cuộc xâm lươc nhăm chiêm kênh đào Suez năm 1956. Nó kết thúc sau khi Liên Xô...