Khám phá gỗ gù hương báu vật tiền tỷ đắt đỏ
Gỗ gù hương là loại quý được ví như báu vật của rừng chúng có mùi thơm đặc biệt và giá trị từ trăm triệu đến cả tỷ đồng.
Gỗ gù hương là loại quý, được ví như báu vật của rừng, chúng có mùi thơm đặc biệt và giá trị từ trăm triệu đến cả tỷ đồng.
Gỗ gù hương (hay còn gọi là Xá xị) là loại gỗ quý rất được ưa chuộng. Chúng được chế tác thành nhiều đồ nội thất, trang trí đẹp mắt và có giá trị đắt đỏ. Trong hình là bộ bàn ghế gỗ gù hương trị giá 200 triệu của anh Nhọt (Lào Cai). Ảnh: Lào Cai online.
Gỗ gù hương đỏ màu sẫm đỏ vân gỗ rất đẹp, ngoài ra, ở một số vùng rừng núi, gù hương có màu vàng nhạt xám pha chút sắc xanh… Gốc gù hương có nhiều hình thù kỳ lạ, chúng chứa tinh dầu mang mùi thơm có thể xua đuổi các loại côn trùng và mang cảm giác dễ chịu cho ngôi nhà.
Không ít người sở hữu những bộ bàn ghế làm từ loại gỗ này đều khẳng định chúng đẹp và rất có giá trị. Ông Nguyễn Công Đức (xã Sơn Lâm, Lương Sơn, Hòa Bình) sở hữu bộ bàn ghế bằng được làm bằng gỗ gù hương hàng nghìn năm tuổi. Nhiều người đã trả giá tiền tỷ để muốn mua lại bộ bàn ghế làm từ gỗ quý này nhưng ông không bán..
Ngoài làm đồ gỗ, một số nơi cất tinh dầu từ vỏ và thân cây gù hương để dùng pha nước uống và làm thuốc.
Ở Trung Quốc, rễ, thân cây dùng trị cúm, cảm mạo, ăn uống không tiêu viêm khớp xương do phong thấp… Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết, quả dùng trị cảm mạo sốt cao, bệnh sởi.
Giá gỗ gù hương có nhiều mức. Trên các trang bán đồ gỗ online, giá sập gỗ gù hương dao động trên 65 triệu đồng, bàn ghế gỗ gù hương trị giá cả trăm triệu đồng.
Chúng còn được chế tác thành đồ thủ công mỹ nghệ, tượng, đồ phong thủy đẹp mắt. Ảnh: Vietdesigner
Hình ảnh bộ bàn ghế độc nhất vô nhị làm từ gỗ xá xị (gù hương) của anh Nguyễn Văn Dũng (SN 1978, quê gốc Hải Dương) tại Đà Lạt.
Video đang HOT
Theo giới sành gỗ lũa, gốc cây càng có tuổi kinh khủng và đẹp nguyên vẹn thì giá trị càng cao.
Ngọc Linh (tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
Săn báu vật gù hương tiền tỷ trên đỉnh trời Tây Bắc
Gu hương là loại gỗ có tinh dầu mang mùi thơm đặc biệt, chỉ cần để trong nhà là gỗ tự tỏa hương, khiến các loại côn trùng như muỗi, gián, kiến,... bỏ đi hết.
Xem bài khác trên Vef.vn
Tôi đã bất ngờ đến sửng sốt khi lần đầu tiên được nhìn tận mắt, sờ tận tay những bộ bàn ghế bằng gốc cây gù hương ngàn năm tuổi thuộc hạng "khủng", được coi như báu vật ở phố núi Mường Hum.
Vào rừng sâu săn kỳ mộc
Thôn Ky Quan San, xã Mường Hum (huyện Bát Xát, Lào Cai) là bản Dao đỏ nằm dưới chân một ngọn núi cao chót vót, mây vờn gió hú bốn mùa, người dân gọi là núi Mào Gà, vì đỉnh núi trong giống hệt mào một con gà trống khổng lồ.
Cách đây không lâu, bà con trong thôn bàn tán xôn xao vì thấy có tới mấy chục thanh niên lực lưỡng, mình trần trùng trục, xúm đông xúm đỏ, hò nhau khiêng về nhà Tẩn Phù Chỉn một gốc cây to lắm.
Sau đó một thời gian, người ta lại thấy có đám thợ mộc đến tận nhà Chỉn ăn cơm, uống rượu ở đó cả một tuần ròng, ngày đêm hì hục đục đục đẽo đẽo cái gốc cây ấy chẳng biết để làm gì.
Khi tôi vượt dốc đến chân núi Mào Gà, tìm vào nhà Chỉn thì anh đang ngồi xem ti vi cùng các con. Nghe tiếng người gọi, Chỉn mở cánh cửa gỗ, tôi cảm nhận ngay được một mùi hương ngào ngạt từ trong nhà tỏa ra, không phải mùi nước hoa mà là mùi tinh dầu gì đó thơm nhẹ nhàng, dễ chịu.
Anh Nhọt bên bộ bàn ghế bằng gốc gù hương quý giá.
Giữa gian nhà gỗ đơn sơ của anh chàng người Dao đỏ là một bộ bàn ghế đẹp như... ngai vàng khiến tôi choáng ngợp. Chiếc bàn làm bằng gốc cây cổ thụ được đục đẽo công phu, xung quanh là 6 chiếc ghế cũng được chế tác từ những gốc cây nhỏ hơn, hình thù kỳ lạ.
Chỉn lia sang tôi cái nhìn tinh quái khi nghe tôi hỏi về bộ bàn ghế, rồi dè dặt: "Mấy tháng trước có người đi rừng già về nói thấy có cái gốc cây gỗ thơm lắm, mình lên tận nơi xem thì đúng là thật, nên thuê người cơm nắm lên núi để đào về.
Gốc cây nằm ở sườn núi cheo leo, lại ăn sâu vào lòng đất gần 2m, nên 30 thanh niên to khỏe phải đào một ngày đêm mới xong và phải mất 2 ngày 2 đêm nữa đoàn người mới khiêng được gốc cây ra đến đường ô tô, rồi vần lên xe chở về.
Đào gốc cây này trên núi Mào Gà vất vả lắm, người thì trẹo chân, người thì rách tay, có thanh niên lực lưỡng về còn kiệt sức phát ốm đấy".
- Đây là gốc cây gì mà thơm thế? Tôi hỏi.
Chỉn cười, tỏ ra hiểu biết:
- Người Kinh gọi là gỗ gù hương, còn người Dao đỏ gọi là heng cheng mù.
- Ở đây còn bộ bàn ghế nào như thế này nữa không?
- Bố mình còn một bộ đẹp lắm, ngoài ra trong thôn Ky Quan San không ai có nữa đâu.
Chỉn dẫn tôi sang nhà ông Tẩn Sài Hín. Ông Hín đi vắng nhưng vợ con vẫn ở nhà. Quả thật so với bộ bàn ghế này, thì bộ ghế của Chỉn chỉ là hạng "tôm tép".
Tôi sờ tay vào mặt bàn mát mịn được chế tác từ gốc gù hương có lẽ đến ngàn năm tuổi, đường kính hơn 1m, phía mép bàn có thớ gỗ sần sùi nhô lên như mào chú gà trống khổng lồ.
Tẩn Sài Chỉn coi bộ bàn ghế gù hương như báu vật
Xung quanh bàn có 7 chiếc ghế làm từ gốc và rễ gù hương, mỗi chiếc một hình dạng khác nhau, trông vừa lạ mắt, vừa rất cổ quái.
Chỉn bảo bộ này cũng lấy từ trên núi Mào Gà về, gốc cây mẹ được ngâm ngàn năm trong bùn đất, phần gỗ rác đã bị mục ruỗng hết chỉ còn xương gỗ, có phần được mưa nắng bào mòn giống y như chiếc mào gà trên đỉnh núi nên cứ để nguyên như vậy...
Thỉnh thoảng lại có người lên nhà ngắm bộ bàn ghế kì kèo hỏi mua, nhưng ông già nhất quyết không bán, chỉ để trong nhà... cho thơm.
Chuyện ở phố núi "gù hương"
Tôi trở về phố núi Mường Hum vào đầu giờ chiều để tìm gặp một người được phong là "vua gỗ" Mường Hum. Anh Tạ Văn Nhọt, dáng người cao to, lưng gấu, tóc cắt cua, gương mặt góc cạnh. Người nào gặp anh lần đầu đều có cảm giác hơi khó gần vì cái vẻ lầm lì, dữ tướng.
Không chỉ là chủ của ngôi nhà sàn làm bằng toàn gỗ quý trị giá cả tỷ đồng giữa phố núi Mường Hum, anh Nhọt còn đang sở hữu hai bộ bàn ghế gù hương thuộc hạng "khủng" và nhiều đồ nội thất cũng bằng gỗ quý.
Tôi hỏi nguồn gốc hai bộ bàn ghế gù hương đang nằm chềnh ềnh giữa nhà, anh Nhọt khoe: "Một bộ mình lấy ở Ao Tiên trên núi, còn một bộ mua của dân bản. Biết mình thích chơi đồ gỗ, nên cứ khi nào đào được gù hương là đám thợ săn lại mang đến tận nhà.
Mua được gốc cây để làm bàn rồi, nhưng cũng phải gom mãi mới đủ gỗ để làm thành bộ ghế nữa. Bộ to thuê thợ mộc làm mất hơn 20 triệu đồng, bộ nhỏ cũng mất chục triệu đồng.
Một bộ mình để tiếp khách đến uống nước chè, một bộ làm bàn ăn cơm... Bộ bàn gốc to, phải 200 triệu đồng mình mới bán".
Ngoài 2 bộ bàn ghế trong nhà, ngoài hiên nhà Nhọt còn la liệt các loại gốc cây to nhỏ, trong đó có một gốc gù hương to như con trâu mộng nằm hếch mõm lên trời đang chờ được đẽo gọt thành hình non bộ để thỏa mãn thú chơi của ông "vua gỗ".
Ở Mường Hum có những bộ bàn ghế bằng gốc gù hương tuyệt đẹp
Qua câu chuyện với anh Nhọt và một số người ở Mường Hum, tôi phát hiện ra ở phố núi này không chỉ có một vài bộ bàn ghế gù hương, mà có tới hàng chục bộ to nhỏ khác nhau.
Bộ của Nhọt chỉ đứng thứ 2, còn bộ được cho là "hoành tráng" nhất, cũng là "anh em" với bộ của Nhọt, đang nằm trong nhà ông Tẩn Kin Vảng.
Ngoài ra, các ông Nông Văn Cường, Lương Văn Cao, Nông Văn Rén, Minh Cường, Dũng Phúc, Ngan Thắng, Súng... mỗi người cũng sưu tầm được một bộ bàn gốc gù hương để trong nhà cho đẹp.
Anh Nông Văn Cường chia sẻ, ban đầu ở phố núi Mường Hum chỉ có một hai người chơi bàn gốc gù hương thôi. Về sau biết đây là gỗ quý, nên nhiều người cũng chơi theo, bỏ tiền thuê dân bản vào rừng sâu "săn" gốc gù hương về làm bàn ghế.
Khu vực núi Mường Hum, Trung Lèng Hồ, Dền Thàng, Sàng Ma Sáo cánh "thợ săn" đào được gù hương nhiều nhất. Nhưng người ta săn tìm nhiều quá, bây giờ hiếm lắm...
Được biết, ở Mường Hum hiện nay có trên 10 bộ bàn gốc gù hương trị giá từ vài chục triệu đến trên dưới 200 triệu đồng, và còn một số gốc gù hương nguyên bản được cất kỹ như "báu vật", chưa chế tác thành bàn ghế.
Người chơi gù hương cũng không phải là các đại gia lắm tiền, mà là những người dân kinh doanh buôn bán bình thường, thậm chí cả người dân chân đất trên núi cao. Có lẽ không ở đâu có một phố núi gù hương đặc biệt như vậy.
Một gốc gù hương cổ thụ khi chưa chế tác
Thực hư tác dụng
Gù hương là loại gỗ gì mà giá trị như vậy? Tại sao loại gỗ này lại thu hút những dân chơi gỗ săn tìm nhiều hơn các loại gỗ quý khác?
Trong câu chuyện với tôi, anh Nhọt chia sẻ, không phải ở đâu cũng có gỗ gù hương. Trên vùng cao Bát Xát, chỉ có quanh khu vực xã Mường Hum là tìm thấy loại cây này.
Chúng thường mọc gần những thung lũng ẩm ướt. Những gốc gù hương ngàn năm tuổi nằm trong lòng đất, bị mưa nắng gọt giũa chỉ còn trơ lõi nên không bao giờ bị mối mọt.
Gốc gù hương có nhiều hình thù kỳ lạ, chế tạo thành bàn ghế rất đẹp. Đây cũng là loại gỗ có tinh dầu mang mùi thơm đặc biệt, chỉ cần để trong nhà là gỗ tự tỏa hương, khiến các loại côn trùng như muỗi, gián, kiến... bỏ đi hết.
Theo anh Nông Văn Cường, thì những hôm nào thời tiết thay đổi, nhất là từ những ngày nắng chuyển sang ngày mưa thì gỗ gù hương tự tỏa hương nhiều nhất. Từ ngày có bộ bàn ghế gù hương, tự nhiên nhà anh Cường không có muỗi bay vo ve trong nhà nhiều như trước nữa.
Anh Tẩn Phù Chỉn, thôn Ky Quan San thì bảo những cụ già người Dao đỏ trong thôn kể rằng ngày xưa nhà ai có phụ nữ mang thai thì lên rừng tìm khúc gỗ gù hương về đặt dưới gầm giường cho con ma khỏi bắt người đi.
Gỗ này rất thơm, ban đêm tỏa hương nhiều hơn ban ngày. Chỉ cần đóng cửa nhà vào một lúc là bộ bàn ghế trong nhà tự tỏa ra hương thơm ngào ngạt.
Theo_VietNamNet
Nhà ở xã hội giá dưới 15 triệu/m2 vẫn có thể giảm nữa! 'Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp làm các dự án nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Nếu có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiền sử dụng đất, tín dụng, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp... thì còn có thể giảm giá bán loại nhà này cho người thu nhập thấp...