Khám phá FREMM – Tàu hộ vệ mạnh nhất thế giới
Hải quân Pháp hôm 25/02 đã công bố, tàu hộ vệ FREMM đầu tiên lớp Aquitaine có khả năng chống ngầm đã hoàn thành khả năng tác chiến ban đầu, sắp tới nó sẽ được đưa vào phục vụ chính thức.
Phát ngôn viên của hải quân Pháp tuyên bố, sau khi việc thử nghiệm kết thúc, tàu hộ vệ Aquitaine sẽ làm nhiệm vụ cảnh báo sớm, hỗ trợ chi viện cho lực lượng tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược của Pháp ở khu vực bờ biển Đại Tây Dương. Tàu hộ vệ FREMM sẽ trở thành trụ cột chống ngầm hiệu quả nhất của hải quân Pháp.
Là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp và Tập đoàn Fincantieri của Italia, tàu hộ vệ FREMM được đánh giá mạnh không kém các khu trục hạm tiên tiến, là thế hệ tàu hộ vệ đa năng hiện đại nhất châu Âu, mà còn trên toàn thế giới. Nó có hệ thống vũ khí mạnh mẽ, tính năng tàng hình cao cùng với các hệ thống trinh sát, giám sát và điều khiển vũ khí hiện đại nhất trên thế giới.
FREMM không phải tên của một lớp tàu, mà là một dạng thiết kế, nó được viết tắt của cụm từ French Frégate multi-mission hoặc Italyn Fregata multi-missione (tàu hộ vệ đa năng của Pháp và Italy). FREMM có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ: tuần tra; chống tàu chiến mặt nước; tác chiến phòng không; chiến tranh chống ngầm cũng như thực hiện các cuộc tấn công sâu vào bên trong đất liền.
Biến thể FREMM mang tên D650 Aquitaine của Hải quân Pháp
Các tàu hộ vệ FREMM của Pháp thuộc lớp Aquitaine, của Italia thuộc lớp Bergamini về cơ bản là có kích thước và lượng giãn nước không kém gì các tàu khu trục. Tàu FREMM của Pháp tải trọng khoảng 6.000 tấn (Italia là 6.600 tấn), chiều dài 142m (Italia 144m), rộng 20 mét (Italia 19,7m), mớn nước 5m, vận tốc 27 hải lý/h, thủy thủ đoàn 145 người (Italia 200 người).
Tàu hộ vệ đa năng FREMM của Pháp và Italy đều được trang bị hệ thống động lực tuabin khí LM2500 G4 của hãng General Electric của Mỹ, với tổng công suất 42.912 hp. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa từ 27-29 hải lý/giờ tùy theo cấu hình của tàu, phạm vi hoạt động từ 11.000-12.300km.
Video đang HOT
Khinh hạm FREMM Italy mang tên lớp Bergamini
Ngoài các loại pháo hạm và súng máy, tàu hộ vệ FREMM của Pháp và Italia được trang bị vũ khí chính cơ bản là khác nhau. Về tên lửa hành trình chống hạm, FREMM Pháp có 2 cụm bệ phóng tên lửa hành trình chống tàu tầm xa MM-40 Exocet Block 3 đạt tầm 180km (8 quả), còn FREMM Italia sử dụng 8 tên lửa hành trình chống tàu Otomat MK-2/A Block IV với tầm bắn 200km.
Về phòng không hạm, FREMM Pháp lắp đặt 16 ống phóng SYLVER A43 VLS, sử dụng bắn tên lửa hải đối không tầm trung Aster-15 (1,7-30km), còn FREMM Italia có khả năng phòng không hạm mạnh hơn, với hệ thống phóng thẳng đứng SYLVER A50 VLS để phóng tên lửa đối không tầm trung – xa Aster 15 và Aster 30 đạt tầm bắn lần lượt là 30km và 120km.
Lắp đặt tên lửa SCALP trên khinh hạm FREMM
Tàu FREMM của Pháp sử dụng radar trinh sát mục tiêu mạng pha 3D HERAKLES do tập đoàn Thales chế tạo, hoạt động ở dải băng tần S, có khả năng trinh sát đối không, đối hải, đối đất cũng như cung cấp dẫn đường cho các hệ thống vũ khí. Nó có phạm vi giám sát trên không 250km và 80 km đối với các mục tiêu trên mặt biển/đất liền.
Tàu FREMM của Italia được trang bị radar mạng pha 3D EMPAR được đặt trên đỉnh cao nhất của cấu trúc thượng tầng. Radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không đạt tới 480km, nó được thiết kế ưu tiên cho nhiệm vụ phòng không và chống tàu mặt nước. Với hệ thống radar và tên lửa phòng không Aster-30, FREMM Italia có khả năng phòng không hạm đội cực mạnh.
Pháo hạm 76mm trên tàu FREMM Italy khai hỏa
Tuy nhiên, tàu hộ vệ FREMM của Pháp còn được trang bị khả năng tấn công mặt đất với hệ thống ống phóng thẳng đứng Sylver A70 TCTV dùng để phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất SCALP – một sản phầm của tập đoàn MBDA. SCALP có chiều dài 6,5, đường kính 0,5m, khối lượng phóng 1400kg, đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn tối đa lên đến 1.400km. Nếu FREMM Pháp được trang bị cả tên lửa phòng không Aster-30 thì nó đã trở thành một khu trục hạm thực thụ.
Thiết kế FREMM của Pháp được trang bị 19 quả ngư lôi MU-90 cùng trực thăng chống ngầm NH-90 NFH (tàu Italia cũng sử dụng), hệ thống định vị thủy âm (sonar) CAPTAS4 do hãng Thales nghiên cứu và sản xuất. Hiện hải quân Pháp đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm kết hợp cả ngư lôi MU-90 và trực thăng chống ngầm NH-90, trực thăng NH-90, được trang bị hệ thống sonar FLASH của hãng Thales.
Theo ANTD
S-350E theo dõi đồng loạt 100 mục tiêu, tấn công 16 mục tiêu trong vòng 400km
Tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Anh Jane's Defence Weekly vừa hé lộ một số tham số kỹ thuật rất ưu việt của hệ thống phòng không S-350E Vityaz .
Gần đây, công ty quốc phòng Almaz Antey đã ra mắt hệ thống phòng không thế hệ mới S-350E Vityaz. Hệ thống phòng không này, lần đầu tiên đã sử dụng mô hình điểm chỉ huy - điều khiển chiến đấu 50K6E, được trang bị radar đa năng 50N6E và hệ thống phóng 50P6E.
Ngày 17-9 vừa qua, tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm St Petersburg đã từng đến chiêm ngưỡng hệ thống tên lửa phòng không này. Gần đây, tại triển lãm hàng không Moscow 2013 (MAKS-2013), các chuyên gia quân sự phương tây mới có cơ hội đầu tiên để đánh giá tính năng của hệ thống phòng không tối tân này.
Theo tin cho biết, trong thời gian tới S-350E sẽ trở thành hạng mục xuất khẩu chủ yếu trong các hệ thống phòng không tầm trung của công ty Almaz Antei. Các hệ thống phòng không siêu hạng khác như S-30PMU2 và S-400 cũng vẫn nằm trong danh sách vũ khí xuất khẩu của công ty này.
Hệ thống phòng không S-350E Vityaz tại triển lãm hàng không MAKS-2013
Sự vắng mặt đáng tiếc trong triển lãm hàng không Moscow 2013 là hệ thống phòng không S-300P. So với S-300P, S-350E có trình độ thông tin hóa và tự động hóa cao hơn rất nhiều nhưng hệ thống S-300P lại được rất nhiều nước có ngân sách trung bình và ít ỏi ưa thích.
Radar của hệ thống phòng không S-350E có 2 mô hình thao tác chủ yếu có thể lựa chọn, đó là chế độ giám sát toàn diện (quay lên đến 40 rpm) và chế độ quét hình giẻ quạt.
Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm một trạm điều khiển bắn, trang bị mảng pha hiện đại để cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; một xe chỉ huy di động mới; ba xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn.
Mỗi xe phóng có khả năng mang 12 tên lửa phóng thẳng đứng, biến thể của tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động 9M96. Các tên lửa được đặt thành cụm gồm 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng thẳng đứng, với 12 quả tên lửa sẵn sàng bắn. Toàn bộ các thành phần của tổ hợp đều được đặt trên khung gầm xe vận tải chuyên dụng BAZ.
Cận cảnh hệ thống ống phóng 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng của Vityaz
Radar của S-350E có thể vận hành hoàn toàn tự động, không cần nhân viên thao tác. Mỗi radar có 8 kênh chỉ thị thông tin mục tiêu và 16 kênh điều khiển tên lửa, cho phép nó có thể dẫn bắn 16 tên lửa tấn công đồng loạt 8 mục tiêu bay một thời điểm.
Đồng thời, hệ thống radar này có khả năng theo dõi đồng loạt hơn 100 mục tiêu, vì vậy, một điểm chỉ huy - điều khiển chiến đấu được triển khai 2 radar đã có thể bắt chết được hơn 200 mục tiêu, phóng đồng loạt 32 tên lửa để tấn công 16 mục tiêu trong 1 thời điểm, hình thành một mạng lưới phòng không khu vực cực mạnh.
Jane's Defence Weekly cũng dẫn thông tin của Hãng tin Nga Ria Novosti ngày 11-09 vừa qua cho biết, hệ thống tên lửa Vityaz sẽ bổ sung cho các hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ vũ trụ tương lai của Nga. Ria Novosti khẳng định, Vityaz đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng một loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5 mét đến cận vũ trụ.
Theo ANTD
Nga "vùi dập" hệ thống phòng không mới của Trung Quốc Vừa qua, tạp chí "Tri thức binh khí" đã có bài đánh giá về hệ thống tên lửa phòng không mới LS-2, sử dụng tên lửa DK-10 của Trung Quốc và đưa ra nhận định, nó còn xa mới so được với hệ thống tên lửa phòng không Aster -30 của châu Âu và không thể thay thế được hệ thống tên lửa...