Khám phá du lịch Mỹ: Từ phố cổ Old Town đến “Nụ hôn chiến thắng” ở San Diego
Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ lùi xa, mọi họng súng rồi phải im tiếng. Chỉ có nụ hôn hòa bình mới trường tồn với nhân loại. Chỉ có hòa bình mới là sự chiến thắng cuối cùng. Chính với ý nghĩa đó mà bức tượng “Nụ hôn chiến thắng” được đặt tại đây, cạnh một tàu sân bay từng can dự vào nhiều cuộc chiến!
Lưu giữ dấu mốc khởi sinh ra TP San Diego từ 150 năm trước
Sáng 7/3 7/3 (giờ Mỹ), đoàn doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội, Đà Nẵng tham gia tour fam-trip “Khảo sát du lịch Hoa Kỳ 2019″ đã đến thăm San Diego, một TP duyên hải miền Nam bang California, phía Bắc biên giới Mexico. Với hơn 1,3 triệu dân, San Diego là TP đông dân thứ 8 trên nước Mỹ và đông dân thứ nhì ở California (sau Los Angeles).
Đoàn fam-trip đến tham quan TP cổ Old Town ở San Diego (Ảnh: HC)
Tuy nhiên San Diego lại là TP khởi sinh California. Đó là vào năm 1542, nhà thám hiểm Juan Cabrillo của Tây Ban Nha cập thuyền vào vịnh San Diego rồi tuyên bố tất cả đất đai ở đây thuộc về Tây Ban Nha. Đến năm 1821, Mehico tuyên bố độc lập khỏi sự cai quản của Tây Ban Nha, lấy lại San Diego. Năm 1850, sau chiến tranh Mexican-American thì California, kể cả San Diego, gia nhập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Từng là một du học sinh Việt Nam tại Canada và là một hướng dẫn viên kỳ cựu chuyên về thị trường Canada – Mỹ, anh Mai Huy Phong, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM của Công ty lữ hành quốc tế America Discovery (đơn vị tổ chức chuyến fam-trip) cho biết thêm, San Diego cũng từng được hàng triệu du khách bình chọn là 1 trong 10 TP được yêu thích và đáng sống nhất nước Mỹ.
Khung cảnh yên bình, cổ kính ở Old Town
Những chuyến xe cổ đưa du khách đi tham quan…
Và tìm hiểu lịch sử của Old Town
Video đang HOT
Bởi ở đây hội tụ sự thân thiện, mến khách của người dân, khí hậu dễ chịu quanh năm, phong cảnh đẹp nên thơ cùng những nét cổ kính làm mê đắm lòng người. Một trong những nơi cổ kính như vậy mà anh Mai Huy Phong đưa chúng tôi đến tham quan là một địa danh khá nổi tiếng – Old Town, nằm ở giao điểm giữa xa lộ 5 và 8.
Lần theo tư liệu, cách đây 150 năm, Old Town chính là dấu mốc đầu tiên của TP San Diego do người da trắng tới đây dựng lên. Hiện chính quyền TP San Diego đã cho xây dựng nơi đây trở thành công viên lịch sử và du khách vào xem hoàn toàn miễn phí. Nổi bật ở đây là những nhà bảo tàng nhỏ, cửa tiệm bán đồ kỷ niệm và đồ gốm Mễ Tây Cơ, các nhà hàng Mễ trang trí bằng những màu sắc rực rỡ, những chậu hoa tươi thắm…
Nhà thờ Catholic cổ
Vị quản gia già say sưa kể cho du khách nghe…
về lịch sử của một ngôi nhà vườn…
được xây dựng từ cách đây 170 năm
PV Infonet vào tham quan bảo tàng thuốc lá Cigar
Du khách chọn mua các loại cigar…
và thưởng thức hương vị đặc biệt của nó
Mua sắm các loại trang sức, quần áo mang đậm chất thổ dân…
hay các sản phẩm gốm theo phong cách cổ Mễ Tây Cơ cũng là niềm vui của nhiều du khách
Những người thích xem phim cawboy sẽ nhìn thấy ở đây những kiến trúc của cách đây 150 năm với những ngôi nhà gỗ một tầng, đôi khi hai tầng là những tiệm bia, khách sạn, nhà băng, tiệm buôn, nhà hàng, nhà thờ, bót cảnh sát… được giữ gìn sạch sẽ với những luống hoa và cây cối được cẩn thận chăm nom. Gần đó là công viên Presidio là nơi trước kia là ngôi nhà truyền giáo và trại binh được dựng lên năm 1769…
“Nụ hôn chiến thắng” bên bờ vịnh San Diego
Cũng tại TP San Diegeo, anh Mai Huy Phong đưa đoàn fam-trip dến tham quan tàu sân bay Midway neo đậu ở vịnh San Diego. Chiến hạm khổng lồ như một khu đô thị nổi lên giữa biển với này bắt đầu phục vụ Hải Quân Hoa Kỳ vào năm 1945. Năm 1947, nó thuộc vào Đệ Lục Hạm Đội tuần dương vùng Địa Trung Hải. Năm 1958, nó được đổi qua Đệ Thất Hạm Đội.
Tàu sân bay Midway
neo đậu ở vịnh San Diego
Từ năm 1965, tàu sân bay này tham dự vào cuộc chiến tranh Việt Nam để rồi đúng 10 năm sau, nó là chiến hạm cuối cùng tham dự Chiến dịch Operation Frequent Wind di tản nhân viên Mỹ rời khỏi Việt Nam khi nước Mỹ thua trận.
Sau chiến tranh Việt Nam, Hải quân Hoa Kỳ vẫn tiếp tục sử dụng Midway – kể cả tham dự vào chiến dịch Bão táp sa mạc trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh.
Đến năm 1991, Midway được thay thế bởi Hàng Không Mẫu Hạm Independence và rời ở căn cứ Yokosoda (Nhật Bản), chính thức “về hưu”.
Sau đó, nó được di chuyển về vịnh San Diego, và kể từ ngày 7/6/2004 bắt đầu cuộc đời mới là viện bảo tàng. Mỗi năm hơn một triệu người đến xem Midway, giá vào cửa là khoảng 20USD.
đã trở thành nơi cho người dân, du khách tham quan
chụp hình lưu niệm
hay mua vé lên tàu tham quan
và cùng chiêm nghiệm về những thông điệp từ bức tượng “Nụ hôn chiến thắng” ở ngay bên cạnh!
Đặc biệt, anh Mai Huy Phong đưa các thành viên trong đoàn fam-trip đến thăm bức tượng khổng lồ mang tên “Nụ hôn chiến thắng” nằm cạnh tàu sân bay Midway. Đây là bức tượng một anh lính Hải quân ôm hôn một thiếu nữ được tạc theo bức ảnh nổi tiếng do nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt chụp ở Time Square vào ngày 14/8/1945, lúc dân chúng tràn ra đường ăn mừng hòa bình sau khi nghe tin Nhật Bản đầu hàng.
“Tất cả mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ lùi xa, tất cả mọi họng súng rồi sẽ phải im tiếng. Chỉ có nụ hôn hòa bình mới trường tồn mãi mãi với nhân loại. Chỉ có hòa bình mới là sự chiến thắng cuối cùng. Chính với ý nghĩa đó mà bức tượng “Nụ hôn chiến thắng” được đặt tại đây, bên cạnh một chiếc tàu sân bay từng can dự vào rất nhiều cuộc chiến tranh!” – Anh Mai Huy Phong nói.
Theo infonet.vn
Đằng sau việc iPhone có thể sẽ bị cấm bán tại Mỹ
Hãng sản xuất chip lớn của Mỹ Qualcomm đang hối thúc các cơ quan quản lý thương mại của Mỹ đưa ra lệnh cấm nhập khẩu và bán một số mẫu iPhone của Apple trong cuộc chiến bằng sáng chế kéo dài giữa 2 công ty.
Theo Vietnamnet, Qualcomm hy vọng sẽ giáng cho Apple một đòn chí tử trước khi hai công ty bắt đầu một phiên tòa lớn vào giữa tháng 4 tới tại San Diego về các hoạt động cấp phép bằng sáng chế của Qualcomm.
Qualcomm đã tìm cách gây áp lực với Apple với những thách thức pháp lý nhỏ hơn trước phiên tòa này và đã giành được một phần lệnh cấm bán iPhone tại Trung Quốc và Đức, buộc nhà sản xuất iPhone chỉ có thể bán iPhone có chip Qualcomm cho một số thị trường.
Bất kỳ lệnh cấm nào liên quan đến việc nhập khẩu iPhone vào Mỹ thời điểm này đều chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì Apple lần đầu tiên tiết lộ rằng họ đã có bản sửa lỗi phần mềm để tránh vi phạm một trong các bằng sáng chế của Qualcomm.
Apple yêu cầu các cơ quan quản lý cho hãng này 6 tháng để chứng minh rằng bản sửa lỗi hoạt động.
Vào năm 2017, Qualcomm đã kiện Apple ra Ủy ban thương mại Mỹ về việc Apple vi phạm bằng sáng chế giúp điện thoại có thể hoạt động liên tục mà không bị kiệt pin.
Khi đó nhà sản xuất chip đã yêu cầu ban hành lệnh cấm Apple đưa vào Mỹ các mẫu iPhone sử dụng chip Intel.
Tuy nhiên kể cả khi đạt được lệnh cấm này, Apple vẫn sẽ tìm được cách nhập khẩu vì họ đã công bố một bản cập nhật, thay đổi một số điểm trong phần mềm và sẽ không vi phạm sáng chế của Qualcomm.
Tới tháng 9 năm ngoái, một thành viên trong cơ quan quản lý thương mại quốc tế Mỹ đã tìm được bằng chứng về việc Apple vi phạm một bằng sáng chế của Qualcomm. Tuy nhiên ủy ban vẫn từ chối ban hành lệnh cấm với lý do nếu cấm Apple nhập iPhone dùng chip Intel, Qualcomm sẽ đạt được thế độc quyền.
Theo người đưa tin
Tại sao Tổng thống Trump vừa ký thỏa thuận biên giới vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp? Với ý định thực hiện hai điều này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt hai mục tiêu. Thứ nhất, ông có thể tránh một lần đóng cửa nữa cho Chính phủ Mỹ. Thứ hai, ông có thể tuyên bố chiến thắng trong vấn đề bức tường biên giới. Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Ảnh: CNBC Theo tờ...