Khám phá động Người Xưa giữa lòng rừng nguyên sinh Cúc Phương
Động Người Xưa là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, động nằm trên núi đá vôi trong khu rừng nguyên sinh và là điểm tham quan du lịch chính khi đến vườn quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.
Là một rừng nguyên sinh thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, nơi đây có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi, tuy chỉ có diện tích trên 22.408 ha nhưng là nơi giàu tính đa dạng sinh học. Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên và là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam.
Trong số hàng chục địa điểm tham quan trên bản đồ thuộc quần thể Vườn quốc gia Cúc Phương, du khách sẽ được nhiều hang động đẹp như động Trăng Khuyết, hang con Moong, động Thanh Minh, động Người Xưa,…
Động Người Xưa giữa lòng rừng Cúc Phương
Động Người Xưa nằm trên trục đường xuyên tâm rừng nguyên sinh – con đường mòn được hình thành từ năm 1968 trải qua thời gian con đường này đã được đổ bê tông. Du khách đi từ cửa rừng Cúc Phương khoảng 5km bằng phương tiện ô tô đến lối vào rồi đi bộ trên cây cầu nhân tạo đã mọc rêu xanh dài hơn 100m đến chân dãy núi đá vôi và leo lên với độ cao khoảng 45m, leo lên hơn 200 bậc đá.
Hơn 200 mét đi bộ trên con cầu xi măng nhân tạo
Từ cửa động, nhìn vào phía trong sẽ phân biệt được 3 ngăn, rộng và thoáng. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.
Theo tài liệu lưu giữ tại Bảo tàng Cúc Phương, động Người Xưa còn được người Mường (xưa kia sống gần khu vực này) gọi là hang Đắng vì là nơi sinh sống của rất nhiều loài dơi.
Năm 1966, được sự giúp đỡ của các chuyên gia người Đức, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tiến hành khai quật hang động Người Xưa.
Phía bên trái cửa động là một ngôi mộ cổ.
Bên phải 2 ngôi mộ cổ.
Qua khai quật cho thấy tại đây có một tầng văn hóa rất phong phú, đa dạng gồm có ốc suối, ốc núi, xương răng động vật như vượn, khỉ, gấu, lợn rừng, hươu, nai… Bên cạnh đó còn phát hiện được những công cụ lao động như rìu đá, dao cắt bằng đá và than tro dày gần 2m.
Video đang HOT
Các nhà khảo cổ học nhận định, nguồn sống của người nguyên thủy ở đây chủ yếu là săn bắt và hái lượm. Họ đã biết chế tạo ra những dụng cụ sinh hoạt và công cụ lao động thô sơ bằng đá để tồn tại. Ngoài ra, đoàn khảo sát còn phát hiện ra những hiện vật bằng đất nung như đồ đựng, nồi vò được nặn bằng tay và chế tạo bằng bàn xoay được trang trí hoa văn vặn thừng, văn ấn vết lõm hình trăng khuyết.
3 ngôi mộ cổ
Động Người Xưa không chỉ là nơi cú trú mà còn là khu mộ táng của người nguyên thủy. Đoàn khảo cổ học đã khai quật được 3 ngôi mộ cổ chôn theo tư thế nằm co, ngồi xổm với các bộ xương người đã hóa thạch còn khá nguyên vẹn.
Bằng phương pháp phân tích các bon phóng xạ C14, các nhà khảo cổ đã xác định bộ xương cách ngày nay khoảng 7.500 năm. Thi hài người nguyên thủy được chôn xung quanh kè đá hộc, đáy rải đá răm và có mộ được rắc thổ hoàng và hầu hết các mộ này đều được quàn gần bếp lửa.
Nhũ đá.
Vỏ ốc hóa thạch.
Động Người Xưa là một hang động khô mang đặc trưng của núi đá vôi, không khí ở đây rất mát mẻ, thoáng đãng, vì có một cửa hang ở trên đỉnh núi hút gió vào toàn bộ hang nên không khí ở đây rất dễ chịu. Có lẽ đây cũng là lý do tại sao những người tiền sử sống cách chúng ta hàng ngàn năm đã chọn hang động này làm nơi sinh sống.
Động Người Xưa còn có một ngăn giữa hẹp, tối và ẩm thấp, không thấy dấu tích của người xưa nhưng đặc biệt ở đây có rất nhiều dơi, chính vì vậy hang động này còn có một tên khác nữa là hang Đắng. Các nhà khoa học đã nhận định đây là hang động có số lượng loài dơi sinh sống nhiều nhất trên thế giới với 19 loài.
Ngăn trong của động cũng tối và ẩm, có rất nhiều nhũ đá đẹp được người dân địa phương tưởng tượng hình mẹ bồng con, buồng cô dâu, hình muông thú… Ở ngăn này có nhóm nhũ đá được ví như một bộ đàn đá.
Mỗi năm hang động bí ẩn này thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, khám phá.
Động Người Xưa là một dấu ấn sự sống thuở bình minh của lịch sử loài người. Là trang văn hóa độc đáo trong lịch sử phát triển của nhân loại và là một di sản quý giá nằm trong đối tượng bảo vệ của Vườn quốc gia Cúc phương.
Phía trong cùng của động Người Xưa rất tối và ẩm.
Còn có lỗi đi sâu vào bên trong rất mát.
Sản phẩm du lịch sinh thái độc đáo
Tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập VQG Cúc Phương, Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị cho biết, Vườn quốc gia Cúc Phương, cho biết, hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường với lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển Vườn Quốc gia Cúc Phương gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động du lịch ở Cúc Phương nơi tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm, thưởng ngoạn, nghĩ dưỡng trong môi trường sinh thái đầu tiên của cả nước.
Từ tổ chức ban đầu chỉ là một tổ, một nhóm thì nay đã phát triển thành một đơn vị cơ sở thuộc Vườn, mỗi năm góp phần giảm chi ngân sách nhà nước, từng bước tự chủ tài chính, đóng nộp ngân sách địa phương và thu hút lao động từ cộng đồng vùng đệm, giảm áp lực lên tài nguyên rừng.
Một lối đi vào khác kết nối với động Người Xưa.
Động Người Xưa nằm trên trục đường xuyên tâm rừng nguyên sinh
Năm 1966, được sự giúp đỡ của các chuyên gia người Đức, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tiến hành khai quật hang động Người Xưa.
Cho đến nay, với kinh nghiệm truyền thống và sự linh hoạt, sáng tạo để thích ứng xu thế thời đại, Vườn quốc gia Cúc Phương đã có nhiều sản phẩm du lịch sinh thái độc đáo, mang bản sắc nhân văn, có trách nhiệm với môi trường, là địa chỉ tin cậy của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu. Được quốc tế đánh giá cao, 4 năm liền đạt danh hiệu điểm đến hàng đầu Châu Á.
Chinh phục ao Dong hang Luồn
Hà Nam không phải là tỉnh được nhắc nhiều về các địa danh du lịch nổi tiếng, đặc biệt là các di tích thắng cảnh, hang động. Tuy nhiên, đó là một thiếu sót nếu không nhắc đến Ngũ động Thi Sơn, Bát Cảnh Sơn và ao Dong hang Luồn. Chỉ nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 50km về phía Tây Nam, ao Dong hang Luồn là điểm lý tưởng cho các bạn trẻ yêu thích khám phá hang động trong vòng 1 ngày.
Ao Dong hang Luồn nằm trong vùng khai thác núi đá vôi nên dọc đường vào có rất nhiều nhà máy đang hoạt động, đường đi khá nhiều bụi bặm. Cộng thêm nơi này chưa được quy hoạch để khai thác du lịch nên rất khó tìm. Ngay cả khi đi gần tới nơi, du khách cũng khó xác định được đường vào nếu không có hướng dẫn của người dân địa phương.
Núi Luồn, nơi có hang Luồn xuyên qua ngọn núi.
Còn đi từ TP Phủ Lý khi qua cầu Hồng Phú, men theo Quốc lộ 21, rẽ vào ngã ba Thi Sơn và đi vào chừng 3km, đến một ngã ba có một con đường dải đầy đá dăm, du khách nên gửi xe và đi bộ vào khoảng 500m. Để đi xuống ao Dong, du khách phải leo xuống dốc đá cao vài chục mét với những tảng đá rất lớn, cheo leo. Do trước kia có các dãy núi vòng quanh bao bọc khá kín nên khu vực ao Dong hang Luồn ít được biết tới, chỉ đến khi các hoạt động khai thác đá làm lộ ra con đường dẫn xuống khu vực hang Luồn.
Theo cô Nguyễn Thị Lĩnh, người lái đò ao Dong hơn 20 năm cho biết, trước kia ao Dong chật kín rong rêu uốn mình theo dòng nước trong vắt, cảnh rất đẹp nhưng gần đây rong đã bị chết gần hết. Tuy nhiên, mặt ao sáng loáng cộng thêm các dãy núi đá vôi hùng vĩ bao bọc xung quanh, mùa hè còn có những thảm hoa súng bung nở nên khung cảnh nên thơ, trữ tình, một số du khách thích khám phá đã truyền tai nhau nên lượng khách du lịch đổ về tăng lên. Không rõ tên ao Dong có từ đâu nhưng đa số mọi người đều cho rằng, tên gốc là ao rong vì trước nhiều rong rêu nhưng đến nay đã biến thành "ao Dong".
Vào hang Luồn thì cần phải cúi
Còn cái tên hang Luồn xuất phát từ chính địa hình phải luồn qua trong lòng quả núi nên người dân gọi là hang Luồn. Vào mùa cạn thuyền có thể vào hang dễ dàng, còn mùa mưa nước ngập, thuyền không vào được. Ngoài hang Luồn dài khoảng 400m thì còn có hang cụt ở quả núi đối diện với độ dài chỉ khoảng 50m. Mực nước trong hang sâu khoảng 2m.
Bức tường nhũ đá trong hang.
Để vào hang Luồn, du khách cần phải thuê thuyền và người lái khoảng 30.000 đồng/người, thuyền chở tối đa 7 người cả lái thuyền. Hang Luồn rất tối và không có một chút ánh sáng tự nhiên nên du khách phải soi đèn. Trên thuyền, cô lái đò liên tục nhắc chúng tôi cúi đầu xuống bởi các nhũ đá nhô xuống rất thấp, thậm chí phải cúi rạp cả người, có những đoạn đường hẹp chỉ vừa đúng chiếc thuyền, phải lách thật khéo mới qua được.
Những nhũ đá trong hang mang sắc thái tự nhiên và nguyên sơ vì chưa hề bị con người tác động cũng như không bị ánh đèn điện làm thay đổi màu sắc. Len lỏi sâu vào hang, du khách sẽ có cảm giác như con thuyền đang khẽ chạm vào thế giới cổ tích huyền ảo, tĩnh mịch.
Trong hang mát mẻ, yên ắng. Mọi tiếng động đều được cảm nhận rất rõ. Tuy nhiên, chúng tôi không dám xoay mình nhiều vì lòng hang rất hẹp, va vào vách đá có thể làm lật thuyền. Cô lái đò thuộc từng điểm lồi ra, lõm vào trong hang đá. Ngoài ra, tên của các nhũ đá cũng được người dân địa phương hình tượng hóa như những bông hoa hồng cho tới hình ảnh sóng nước, bầu ngực phụ nữ, đôi tình nhân đang ôm nhau, mái tóc nàng tiên...
Du khách sau khi đi hết một lượt hang.
Thuyền đi rất êm, còn người hướng dẫn viên du lịch không ngừng thuyết minh về vẻ đẹp của hang động. Được biết, các thạch nhũ ở đây có tên như vậy là sự thống nhất của người dân địa phương chứ không phải do cá nhân nào đặt. Họ tả về thạch nhũ hình bầy hến, cá sấu, hoa hồng, hoa quỳnh rất sinh động và cuốn hút.
Phía cuối của hang Luồn là nơi sinh sống của hàng ngàn con dơi. Chúng bám chi chít trên vách hang và khi có người đến soi đèn, chúng bay tứ tung. Ra đến cổng sau của hang Luồn, phía trước mặt là núi Mâm Xôi theo cách gọi của người dân địa phương. Du khách sẽ được ngược thuyền trở lại cổng trước của hang Luồn ở ao Dong, tất cả thời gian lượt đi và lượt về khoảng 40 phút.
Tuy là địa điểm du lịch khá thú vị nhưng hiện nay ao Dong hang Luồn chưa được đầu tư để phát triển du lịch. Du khách đến đây vẫn gặp nhiều khó khăn về đường đi, thiếu bảng chỉ dẫn cũng như thiếu một số dịch vụ du lịch chuyên nghiệp. Hy vọng chính quyền địa phương sẽ có nhiều quan tâm hơn để cùng người dân phát huy giá trị thắng cảnh của ao Dong hang Luồn trong tương lai không xa.
Lạc cảnh tiên động Đá Bạc Dãy núi động Đá Bạc có hình dạng như một con cóc khổng lồ nửa ngồi, nửa nhảy, được người dân nơi dây gọi tên là Pai Dáy, hay hang Beo. Người dân địa phương thường truyền tai nhau về câu chuyện truyền thuyết liên quan đến động Đá Bạc rất ly kỳ. Nơi các nàng tiên giáng trần Chuyện kể ngày xửa...