Khám phá đồi núi phong thủy trứ danh của Cố đô Huế
Trong con mắt các vua nhà Nguyễn, núi Ngự Bình, núi Đại Thiên Thọ, đồi Hà Khê… là những đồi núi có tầm quan trọng đặc biệt về tâm linh đối với cố đô Huế.
1. Nằm ở bờ Nam sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, núi Ngự Bình – dân gian thường gọi ngắn gọn là núi Ngự – là ngọn núi biểu tượng, gắn với lịch sử hình thành và phát triển Cố đô Huế thời nhà Nguyễn.
Cao 103 mét, núi Ngự Bình có đỉnh bằng phẳng nên còn được gọi là Bằng Sơn. Bởi núi có hình dạng như một tấm bình phong, các đời chúa Nguyễn và vua Gia Long khi xây dựng kinh thành Phú Xuân đều đặt núi Ngự làm án (chắn ngang) trước thủ phủ theo thuật phong thủy.
Sách “Đại Nam dư địa chí ước biên” viết về ngọn núi này như sau: “Núi Ngự Bình, tục gọi là núi Bằng… vuông chằn chặn như bức bình phong, là bức án trọng yếu bậc nhất phía trước Kinh thành… Núi này là một trong 20 thắng cảnh của Kinh đô”.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, từ thời Gia Long, tất cả các quan lại không phân biệt phẩm trật lớn nhỏ, mỗi người đều phải trồng ở Ngự Bình một cây thông, cho nên trải qua các đời vua, ngọn núi trở thành một rừng thông xanh tốt.
2. Lăng vua Gia Long ở Cố đô Huế nằm trong một vùng đất rộng lớn với 42 ngọn núi, đồi lớn nhỏ. Trong đó, núi Đại Thiên Thọ là ngọn núi trung tâm, nằm đối diện với nơi vua an nghỉ. Tên núi cũng là tên toàn bộ khu lăng: Thiên Thọ Lăng.
Video đang HOT
Nếu núi Ngự Bình là tấm bình phong cho Kinh thành Huế thì núi Đại Thiên Thọ cũng có vai trò tương tự, là tiền án – bình phong che phía trước – của lăng mộ vua Gia Long.
Từ núi Đại Thiên Thọ có thể bao quát toàn bộ cảnh quan kỳ vĩ với đồi núi trập trùng, rừng cây xanh tốt của khu lăng mộ có quy mô lớn nhất Cố đô Huế.
Đỉnh của núi Đại Thiên Thọ nằm thẳng hướng với trục chính của lăng Gia Long và là địa điểm tốt nhất để cảm nhận vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên của lăng mộ vị vua khai sáng triều Nguyễn.
3. Nằm ở phía Tây Kinh thành Huế, đồi Hà Khê là nơi chùa Thiên Mụ – ngôi chủa nổi tiếng nhất Cố đô – tọa lạc. Tương truyền, ngọn đồi này đã được chúa Nguyễn Hoàng chọn làm nơi khởi nghiệp của vương triều Nguyễn.
Theo lời kể của học giả phương Tây A. Bonhomme, khi đi tìm long mạch ở đất Phú Xuân, vị chúa Nguyễn đầu tiên đã khảo sát mọi ngọn núi, mọi dòng sông để rồi tìm ra thế đất tốt của đồi Hà Khê và lập chùa Thiên Mụ trên đó.
Trong con mắt của các chúa Nguyễn, đồi Hà Khê và chùa Thiên Mụ là nơi kết tụ linh khí của trời đất và núi sông, nơi “long bàn hổ cứ”: Rồng uốn khúc nhìn lại chốn kinh thành và nơi cọp ngồi trên cao cất tiếng rống vang động cả dòng sông bên dưới.
Sau khi khôi phục Phú Xuân và lên ngôi, vua Gia Long đã cho tôn tạo chùa Thiên Mụ vào năm 1815. Nhân dịp này, ông đã nói với quần thần đại ý rằng: Đây là nơi linh thiêng của tiên đế ta đã chọn.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa tam giác mạch trên vùng núi cao Hà Giang
Vào dịp cuối năm, những bông hoa tam giác mạch bung nở khoe sắc hồng tím nhẹ nhàng khắp các vùng đồi núi Hà Giang.
Cảnh quan núi rừng hùng vĩ nơi đây với những đồi hoa tam giác mạch đẹp thuần khiết, làm say lòng du khách khi đến với mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
Hà Giang là vùng đất xinh đẹp với những dãy núi trùng điệp nối tiếp nhau bất tận.Với khung cảnh hùng vĩ, cheo leo, Hà Giang còn sở hữu khung cảnh ấn tượng nhất độ này chính là mùa hoa tam giác mạch.
Những ngày này khắp các thung lũng ở Hà Giang được phủ lên sắc hồng rực rỡ của hoa tam giác mạch.
Tam giác mạch hay kiều mạch, lúa mạch đen (tiếng Anh là buckwheat) được trồng ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam. Loại cây này thuộc họ đậu (Fabaceae), cánh hoa chụm lại với nhau thành hình chóp, ở giữa là hạt mạch.
Hoa tam giác mạch nở rộ nhất từ tháng 10 đến tháng 12. Những ngọn đồi được bao trùm một màu sắc hồng rực rỡ với những cánh hoa li ti. Màu sắc của hoa tam giác mạch thay đổi theo từng giai đoạn. Khi mới nở hoa mang màu trắng tinh khôi rồi chuyển sang hồng nhạt, hồng ánh tím rồi sang màu đỏ sẫm.
Là loài hoa vùng cao, nở rộ mỗi dịp Đông về nên trong nhiều năm qua, loài hoa này đã trở thành nguồn cảm hứng thu hút du khách mọi miền đất nước đến Hà Giang tham quan.
Tới du lịch tại Hà Giang, anh Hà Phương Nhã (Hà Nội) chia sẻ: " Gia đình chúng tôi năm nay chọn Hà Giang là điểm đến từ thiện và cũng kết hợp du lịch. Nói đến Hà Giang thì dịp cuối năm hoa tam giác mạch nở rộ, bung nở khoe sắc nên gia đình đã lựa chọn cắm trại và chụp ảnh lưu lại khoảnh khắc cùng hoa tam giác mạch trong kỳ nghỉ dịp cuối năm này".
Loài hoa vùng cao nguyên đá này đã trở thành biểu tượng du lịch của Hà Giang.
Hà Giang vẫn giữ được nét hoang sơ với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và mang đậm bản sắc vùng Tây Bắc. Hình ảnh các em nhỏ người H'Mông bên thung lũng hoa tam giác mạch.
Với thương hiệu "đại sứ du lịch" của Hà Giang, hoa tam giác mạch không còn là loài cây vô danh trồng tự phát mà được chính quyền địa phương cấp giống và phân bón miễn phí để người dân trồng quanh nhà.
Lễ hội tam giác mạch được tổ chức hàng năm trên cao nguyên đá Hà Giang nhằm tôn vinh vẻ đẹp của loài hoa đặc trưng vùng núi cao và lan tỏa những nét đặc sắc văn hóa của đồng bào dân tộc H'Mông. Đến với vùng đất này, du khách trải nghiệm được cảm giác chinh phục những con đường quanh co thú vị mà còn có thêm cơ hội giao lưu, trải nghiệm làm bánh tam giác mạch Hà Giang.
Chợ làng biển ở Quảng Ngãi, trên trời ánh bình minh Chợ cá ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hình thành từ khi mở đất, lập làng thời nhà Nguyễn. Bình minh vừa ló dạng cũng là lúc hàng chục tàu khai thác hải sản tấp vào chợ làng Châu Thuận Biển, (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bán cá, hình thành một...