Khám phá điểm đến Vách đá trắng – Cung đường chân mây
Đến với Đèo Mã Pì Lèng, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng con đường đèo hùng vĩ nằm trong danh sách Tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam mà còn được tham quan cả một cụm di sản như Tượng đài Thanh niên Xung phong.
Con đường Hạnh phúc, hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á, các bề mặt sườn xâm thực kỳ vĩ dọc sông Nho Quế hay di tích đáy thung lũng Mèo Vạc cổ nằm trên sườn ở độ cao 900m, trong đó có một điểm mới khai thác du lịch là Vách đá trắng.
Đi qua điểm dừng chân Mã Pì Lèng khoảng 2 km hướng từ Đồng Văn – Mèo Vạc, sẽ thấy 1 con đường dẫn lên núi mà ở đó chỉ đi xe lên được 1 đoạn thôi, dốc cực kì còn lại phải đi bộ, khi đi hết con đường bê tông thì để xe phía dưới và đi bộ lên núi.
Sông Nho Quế
Nằm ở độ cao 1.700m so với mực nước biển, Vách đá trắng được biết đến là một trong những điểm đến làm thổn thức biết bao con tim dân phượt khi đặt chân đến mảnh đất Hà Giang. Vách đá trắng tọa lạc trên đỉnh núi Cô Tiên, thuộc xã Pải Lủng và xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Vách đá trắng là nơi có ý nghĩa thiêng liêng gắn liền với truyền thuyết về một câu chuyện tình yêu vợ chồng son sắt. Nơi đây chính là thiên đường để chiêm ngưỡng toàn cảnh của đệ nhất hùng quan phía dưới.
Video đang HOT
Con đường đi bộ lên Vách đá trắng.
Được mệnh danh là “Cung đường chân mây”, ngay từ điểm khởi đầu và gần như suốt dọc hành trình du khách sẽ được “mục sở thị” loại đá vôi sọc dải, vân đỏ hoặc xanh, phân lớp thành từng tệp mỏng đều tăm tắp, bị vò nhàu thành những nếp uốn nhỏ muôn hình vạn trạng. Dấu ấn của hoạt động kiến tạo trong quá khứ cùng các quá trình rửa trôi, xói mòn còn được thể hiện ở các phân bậc địa hình cùng trùng trùng điệp điệp các chóp nón đá vôi trông tựa như các “kim tự tháp cổ đại” ẩn hiện trong mây.
Choáng ngợp, sởn gai ốc, như ở chốn bồng lai tiên cảnh…, chắc chắn đó lẽ là cảm xúc của bất kỳ ai trước sức mạnh cùng sự sáng tạo của Mẹ Thiên nhiên. Sửng sốt hơn nữa, đây mới chính là con đường, trong quá khứ không xa, từng được người dân địa phương sử dụng để giao thương giữa Đồng Văn và Mèo Vạc, và hiện tại họ vẫn đang tiếp tục đi lại trên nó trong cuộc sống thường nhật của mình: đi chợ, làm nương – với tri thức thổ canh hốc đá độc đáo, kiếm củi, tìm kiếm nước, các dịp lễ lạt, bắt vợ… Phóng tầm mắt ra xa, và xuống dưới chân mình, “Con đường Hạnh phúc” ẩn hiện, ngoằn nghoèo cùng dòng Nho Quế còn ở dưới sâu hơn nữa. Đối lại, và hài hòa với Mẹ Thiên nhiên vĩ đại và khắc nghiệt, con đường đó, cũng như tuyến đường đi bộ này, quả là một bản tuyên ngôn về sức mạnh và ý chí của con người. Thật đáng trân trọng và tự hào!
Cung đường đến Vách đá trắng nhu tầng thứ 3, bên dưới là đường đèo Mã Pí Lèng và cuối cùng là sông Nho Quế.
Cho đến ngày nay, người Mông sống quanh vùng vẫn coi Vách đá trắng là nơi linh thiêng, là nơi ở của thần linh. Hàng năm, vào dịp lễ, Tết, người Mông vẫn đến chân Vách đá trắng trên đỉnh núi Mã Pì Lèng thờ cúng.
Đường chinh phục 'Vách đá thần' trên đỉnh núi Cô Tiên hớp hồn dân du lịch
Vách đá thần Hà Giang là một trong những cung đường làm thổn thức rất nhiều con tim dân du lịch khi đặt chân đến mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
Nếu bạn đã từng biết đến và đặt chân tới Đệ nhất hùng quan đèo Mã Pì Lèng - hẻm vực Tu Sản - sông Nho Quế, thì chắc hẳn đã phải thảng thốt trước vẻ đẹp quá đỗi hùng vĩ của nơi đây. Tuy nhiên, đệ nhất hùng quan được kiến tạo lên không chỉ bởi 3 cái tên nhắc đến ở trên, mà còn bởi một địa danh khác nữa - Vách đá trắng - nơi được coi là tầng trên cùng của cảnh quan kỹ vĩ bậc nhất Việt Nam.
Vách đá trắng còn được gọi với cái tên Vách đá thần hà Giang nằm ở độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, trên đỉnh núi Cô Tiên, thuộc xã Pải Lủng và xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đối với người dân nơi đây, Vách đá trắng là nơi có ý nghĩa thiêng liêng gắn liền với truyền thuyết về một câu chuyện tình yêu vợ chồng son sắt; đối với khách vãng lai, nơi đây là thiên đường để chiêm ngưỡng toàn cảnh của đệ nhất hùng quan phía dưới.
Vách đá thần Hà Giang mà chúng ta đang đề cập đến nằm trên đoạn đèo Mã Pí Lèng nhỏ này. Tuy nhiên, đoạn đường xe máy đi vào được chỉ tầm 3km, sau đó bạn phải đi bộ khoảng 2km nữa. Vậy nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng đoạn đường đi xe máy cũng chẳng hề dễ dàng chút nào vì đường rất nhỏ, mấp mô và ngoằn ngoèo. Một bên là vực sâu, một bên là vách đá, vì thế nếu cảm thấy không đi được xe máy thì hãy đi bộ khoảng 5km nhé.
Ở khu vực đài vọng cảnh, bạn sẽ tha hồ được check in sông Nho Quế cùng đoạn đèo phía dưới. Ngoài ra du khách có thể nghỉ ngơi lấy lại sức cho hành trình tiếp theo.
Đứng ở đoạn dừng chân đèo Mã Pí Lèng, du khách có thể phóng tầm mắt đến vách đá thần Hà Giang. Vách đá hùng vĩ, cheo leo giữa mây trời. Khi chinh phục được chắc chắn bạn sẽ hết sức trầm trồ trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Đó là trời xanh, mây trắng, là con đèo Mã Pí Lèng hiện lên rất dốc, là dòng sông Nho Quế xanh trong uốn lượn xẻ đôi cả núi đồi,...
Sau khi nghỉ ngơi, bạn lại tiếp tục hành trình trekking. Khi đã đến nơi rồi, mọi người sẽ cảm nhận được rằng bao nhiêu mệt mỏi, vất vả vừa trải qua thật xứng đáng bởi cảnh sắc thiên nhiên đẹp hùng vĩ đến ngẩn ngơ.
Chạm tay vào vách đá trắng, bạn sẽ cảm nhận được rằng dường như ở đây có sự đứt gãy của núi đồi, bề mặt đá hiện lên những nét gồ ghề, phải chăng đây chính là sự chạm khắc tuyệt vời của mẹ thiên nhiên? Khoảnh khắc tuyệt vời ấy sẽ đưa bạn thả hồn theo hương sắc trời mây, cảm giác như ta đang đứng ở cõi tiên cảnh.
Suối Bản Án Hà Giang - 'nàng thơ' đẹp tuyệt trần giữa núi rừng Đông Bắc Đi du lịch Hà Giang hầu hết du khách sẽ chọn khám phá sông Nho Quế, đèo Mã Pí Lèng, nhà của Pao, dốc Thẩm Mã,... bởi đây đều là những điểm đến nổi tiếng với view check in cực xịn. Nhưng mới đây, bên cạnh các cái tên trên thì vừa xuất hiện thêm một tọa độ du lịch mới đẹp không...