Khám phá địa điểm du lịch Sa Pa qua những điệu múa đặc sắc
Những điệu múa dân gian vùng Tây Bắc nói chung và Sa Pa nói riêng vừa mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người lại vừa thể hiện tính nghệ thuật qua từng bước đi, điệu nhảy.
Hiếm nơi nào như địa điểm du lịch Sa Pa lại hội tụ cả đất trời, thiên nhiên và con người hòa quyện hoàn hảo đến như vậy.
Từ những điểm hấp dẫn như Thác Bạc, thác Tình Yêu, đèo Ô Quy cho đến cảnh sắc của mùa thu lúa chín, của những chiếc hoa ban nở trắng xóa nền trời cho đến những ngôi nhà trình tường như “những chiếc nấm khổng lồ”, những điệu múa xòe, múa khèn đặc sắc của các dân tộc vùng cao cũng là điều độc đáo thu hút sự khám phá của du khách thập phương.
Múa xòe Thái – nét văn hóa đặc sắc ở địa điểm du lịch Sa Pa
Trong mỗi điệu múa còn chứa đựng bao tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân miền núi giản dị. Nói đến nghệ thuật dân gian của dân tộc Thái tại địa điểm du lịch Sa Pa không thể không nhắc đến điệu xòe đặc trưng của dân tộc này. Vào những buổi hội tụ đông vui của đông đảo già trẻ, trai gái trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng luôn luôn xuất hiện những điệu múa xòe bên bếp lửa hay quanh những hũ rượu cần thắm đậm tình làng xóm láng giềng.
Điệu xòe “nhôm khăn” – chiếc khăn Piêu “nhảy múa” (Ảnh sưu tầm) |
Đến địa điểm du lịch Sa Pa du khách sẽ được những người dân tộc Thái hướng dẫn kỹ lưỡng các điệu múa xòe đặc trưng nơi đây, được tham gia vào các lễ hội diễn ra thường xuyên trong bản làng, được tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống của những người đồng bào Thái nơi này. Xòe Thái bao gồm 6 điệu xòe cổ được xem là cái gốc, là điểm khởi nguồn cho các điệu xòe khác điệu xòe đầu tiên được kể đến là điệu xòe “Khăm khăn mơi lẩu”- điệu xòe này thể hiện nét văn hóa trong giao tiếp ứng của đồng bào dân tộc Thái.
Điệu xòe thứ hai được kể đến đó là điệu xòe “Phá xí” – xòe bổ bốn, điệu xòe này mang ý nghĩa là đoàn kết lẫn nhau không ngại khó khăn gian khổ. Cho dù là ai khi đi xa tận bốn phương trời đều luôn nghĩ về nhau, đều hướng về cội nguồn của dân tộc. Một điệu xòe rất sôi nổi từng bừng đó là “Nhôm khăn” – Tung khăn. Là điệu múa của những chiếc khăn Piêu bồng bềnh trên tay những cô gái Thái mang ý nghĩa về một niềm vui, ăn mừng khi trong làng có đám cưới, lễ hội.
Điệu xòe “Đổn hôn” với những động tác khéo léo ẩn chứa một ý nghĩa to lớn dù trời đất có thay đổi, cuộc sống có khó khăn ra sao nhưng ý chí và tình người luôn luôn bền chặt sắt son. Điệu xòe thứ 5 được xem là điệu xòe cơ bản và đơn giản nhất trong nghệ thuật dân vũ của dân tộc Thái – chính là “Khắm khen”. Được hình thành từ lúc sơ khai trong quá trình lao động với ý nghĩa gắn kết cộng đồng, mỗi khi có niềm vui thì cùng nhau nhảy múa, ăn mừng, lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cùng nắm tay nhau vượt qua. Điệu xòe cuối cùng trong 6 điệu xòe cổ tại địa điểm du lịch Sa Pa chính là điệu “Ỏm lọm tốp mư” hay còn dịch nghĩa là điệu xòe vòng tròn vỗ tay.
Múa xòe nét truyền thống đặc trưng ở địa điểm du lịch Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Có thể nói rằng múa xòe là văn hóa đặc sắc của điểm đến Sa Pa nói chung và dân tộc Thái nói riêng. Mỗi động tác, mỗi dáng đi dáng đứng đều là những cung bậc, sắc thái khác nhau của cảm xúc mà người dân tộc Thái gửi gắm vào trong những điệu xòe đó. Qua mỗi điệu múa, đêm xòe mỗi người thêm yêu đời, yêu người, tự tin vào một ngày mới tốt đẹp hơn.
Cũng chính vì vậy mà các điệu múa Thái đã trở thành vốn văn hóa quý báu và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và cũng chính là điều hấp dẫn mà du lịch Sa Pa muốn đem lại cho các bạn du khách bốn phương.
Múa khèn “sản phẩm” đặc trưng của người Mông
Múa khèn hay còn gọi là Tang quây, khi múa khèn không thể thiếu được một loại nhạc cụ quan trọng đó chính là khèn Mông. Với cây khèn độc đáo, người chơi có thể thổi hơi ra, có thể hít hơi vào. Khèn cũng là một đạo cụ múa đặc trưng của địa điểm du lịch Sa Pa có cấu tạo phù hợp với dáng khèm người và có thể quay, nhảy dễ dàng. Động tác múa khèn rất đa dạng, phong phú: múa nhảy đưa chân, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, vờn khèn, lăn nghiêng, lăn ngửa, đi tiến đi lùi… Động tác cơ bản là khom lưng, quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoắn ốc,… với tốc độ càng nhanh, càng điêu luyện nhưng vẫn giữ được tiếng khèn không dứt.
Video đang HOT |
---|
Múa khèn trở thành phương thức gửi gắm tình cảm lứa đôi (Ảnh sưu tầm) |
Múa khèn dường như là tiếng nói nổi lòng của người Mông chuyển tải những tâm tư, suy nghĩ hay những chàng trai trẻ thổ lộ tình của ấm ủ bấy lâu nay cho người con gái mình yêu. Nếu đi du lịch Sapa vào những ngày lễ hội hay lễ Tết, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không những cảnh sắc không khí vui nhộn của người dân tộc H’mông mà còn được thưởng thức những bài múa khèn điêu luyện của những chàng trai làng bản người Mông.
Theo kinh nghiệm du lịch, vào những dịp lễ hội, Tết đến xuân về, đối với đồng bào dân tộc Mông không thể thiếu tiếng khèn trong những trò chơi dân gian. Các bài biểu diễn múa khèn bao giờ cũng mang ý nghĩa vui tươi, chúc tụng. Tiếng khèn vang lên làm quên đi những khó khăn, vất vả sau một năm chăm chỉ lao động mệt nhọc và gắn kết tình bạn, tình yêu và tình làng nghĩa xóm lại với nhau hơn. Dường như để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, tiếng khèn của người Mông cũng mạnh mẽ, kiên cường như cuộc sống của họ.
Múa khèn là bản sắc độc đáo riêng của dân tộc người Mông cũng là nét văn hóa đặc sắc của điểm du lịch Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Tiếng khèn thấm vào máu thịt của ngời Mông, vì vậy tiếng khèn được coi là linh hồn của người Mông trong việc gửi gắm và thể hiện tiếng lòng của mình với bạn bè, cộng đồn, với thiên nhiên và núi rừng. Tiếng khèn còn thể hiện giá trị văn hóa, làm nên bản sắc độc đáo riêng của dân tộc người Mông.
Điệu múa chuông của người Dao
Theo kinh nghiệm du lịch Sa Pa, cứ mỗi dịp Tết đến, trên khắp bản làng người Dao đều rộn ràng điệu múa Chuông – một nét văn háo truyền thống lâu đời không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao. Chỉ với chiếc đạo cụ là chiếc chuông nhỏ xíu bằng đồng kết hợp với trống, đàn nhị và sáo,.. nhưng các chàng trai cô gái người Dao vẫn say mê trong điệu múa Chuông rộn rã, vui tai và hết sức sôi động.
|
---|
Điệu chuông nét văn hóa đặc trưng của người Dao (Ảnh sưu tầm) |
Người múa tay trái cầm một chiếc đóm, tay phải cầm một chiếc chuông để đánh nhịp, đồng thời kết họp với các động tác nhún chân mềm mại, duyên dáng. Họ vừa múa vừa hát những bài hát cổ xưa mô phỏng quá trình mưu sinh trên vùng đất mới, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái trong gia đình. Điệu múa Chuông tại địa điểm du lịch này rất đơn giản nên thu hút rất đông người tham gia thường từ 20 – 40 người, cùng nhau lắc lư theo điệu chuông, cùng nhau nhảy uyển chuyển, gửi tình cảm vào trong những điệu múa, điệu nhảy để con người thêm gần nhau hơn.
Đặc biệt, trong lễ Tết nhảy của người Dao, điệu máu Chuông được coi như là một nghi lễ tạ ơn tổ tiên, bàn vương đã cứu rỗi dân làng ngoài biển năm xưa. Múa chuông ngoài ý nghĩa trong đời sống tinh thần hàng ngày của người dân tộc Dao mà còn mang ý nghĩa bảo vệ cuộc sống gia đình, dòng tộc, cầu xin tổ tiên phù hộ, che chở cho mọi thành viên trong gia tộc mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.
Cho đến ngày nay, những điệu múa đặc sắc của các dân tộc vùng cao ở Sa Pa không chỉ mang ý nghĩa truyền thống văn hóa trong đời sống tinh thần của họ mà còn là những nét văn hóa độc đáo thu hút không ít du khách trong nước và nước ngoài đến du lịch Sa Pa để chiêm ngưỡng và khám phá nét đặc trưng hiếm có đó.
Những điệu múa đặc sắc đó còn góp phần tô đẹp cho địa điểm du lịch Sa Pa không những về con người mà còn văn hóa tín ngưỡng đáng khâm phục của các dân tộc thiểu số nơi đây.
Đến Sa Pa, khám phá hình thái du lịch làng bản
Du lịch Sa Pa, du khách sẽ được tham quan và tìm hiểu thêm về phong tục tập quán cuộc sống của nhiều dân tộc sinh sống tại các bản làng nơi đây.
Nổi bật hơn cả là bản tả Van, bản Cát Cát, bản Hồ, bản Tả Phìn, bản Phố, bản Dền là những địa điểm du lịch hấp dẫn sẽ giúp du khách hiểu thêm về Sa Pa.
Bản Tả Van
Xã Tả Van cách thị trấn Sa Pa khoảng 10 km trên những con đường mòn nằm ở lưng chừng đồi núi. Đường đi đến bản Tả Van đem lại cho du khách một cảm nhận đó là thích thú vô cùng khi được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp đầy màu sắc với những bụi hoa đỗ quyên nở rộ màu vánh óng ánh như ánh nắng ban mai, những cánh đồng ruộng bậc thang xanh mượt, những bụi lau đu đưa trong gió, tiếng chim hót và tiếng suối nước chảy róc rách vui tai, tất cả tạc nên một bức tranh thiên nhiên có một không hai tại địa điểm du lịch Sa Pa.
Bản Tả Van (Ảnh sưu tầm) |
Đến bản Tả Van, gặp gỡ người Giáy là cư dân chủ yếu đang sinh sống tại bản, cũng giống như người dân tộc Tày, người Thái hay người Nùng, người Giáy có ngôn ngữ, phong tục cưới hỏi đến ma chay, lễ hội giống nhau. Du khách sẽ biết thêm về nghề nghiệp chính trồng lúa nước, chạm khắc nghệ thuật, hoa văn trên bạc của dân bản địa nơi đây.
Ngoài ra, du khách còn được ngồi trong những ngôi nhà đất và thưởng thức các món ăn đặc sản của địa điểm du lịch Sa Pa như cá suối nướng, xôi nếp ngũ sắc Văn Bàn, thịt lợn cắp nách Bắc Hà, thắng cố nấu bằng thịt ngựa... Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc du khách thả mình vào không khí tưng bừng, náo nhiệt của lễ hội, các trò chơi dân gian của người Giáy như: ném còn, đánh yến, lễ Nào Cống, Roóng Poọc...
Đứng trên bản Tả Van vào sáng sớm, hít thở bầu không khí trong làn, du khách sẽ thấy tâm hồn thật thư thái, nhẹ nhàng trước cái đẹp thiên nhiên bao bọc xung quanh vùng đất này.
Bản Cát Cát
Bản nằm ngay dưới chân ngọn núi hùng vỹ Fansipan, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 2km đường mòn. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu về cuộc sống của đồng bào người dân tộc Mông và được ngắm nhìn thác nước Cát Cát tuyệt đẹp. Giữa đồi núi, không gian thanh bình sẽ thật thú vị khi du khách lắng nghe tiếng sáo, tiếng khèn từ chiếc lá cây rừng, tiếng đàn môi của các chàng trai trong vùng bên các cô gái với những điệu múa uyển chuyển mang đậm bản sắc của người Mông.
Bản Cát Cát (Ảnh sưu tầm) |
Ghé thăm bản vào đúng dịp thứ bảy, chủ nhật trong chuyến đi du lịch tự túc, du khách còn được tham quan chợ của người dân, nơi họ trao đổi hàng hoá, gặp nhau nói chuyện, giao duyên, hát hò và ăn uống. Thật thiếu sót khi đến đây mà không thưởng thức qua những món ăn độc đáo, thơm ngon hấp dẫn như nhái nấu măng, thắng cố, thịt lợn, trâu gác bếp củi nhâm nhi cùng chén rượu ngô cay nồng nhưng tràn đầy hương vị ấm áp.
Bản Hồ
Nằm cách khu trung tâm thị trấn Sa Pa gần 30 km đường đi về phía tây nam. Đến đây du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và ngỡ ngàng trước khung cảnh đẹp như trong tranh với đồi núi nhấp nhô, ruộng bậc thang trải dài, những con suối nước trong vắt... Ngoài ra, du khách được trải nghiệm cuộc sống dưới những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ trong rừng, ngắm nhìn các nghi lễ cổ truyền, những điệu múa của người dân trong bản.
Bản Hồ tươi đẹp (Ảnh sưu tầm) |
Dạo chơi và tìm hiểu thêm về nghề thổ cẩm truyền thống ở trung tâm bản Hồ, du khách sẽ choáng ngợp bởi những tấm khăn, vải được người phụ nữ Tày dệt nên thành những bộ trang phục đẹp mắt cùng nhiều sản phẩm mang trang trí. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ mang đến những món quà lưu niệm xinh xắn mà ngày nay còn là để du khách khắp nơi tham quan, chiêm ngưỡng sự khéo léo qua bàn tay của những người phụ nữ vùng núi cao tại địa điểm du lịch này.
Đến Bản Hồ chắc chắn du khách sẽ lưu luyến không muốn rời trước tình cảm nồng nhiệt, chân thành của người dân bản địa, đó chính là giây phút mang đến một cảm nhận về cuộc sống bình yên, chất phác nơi rừng núi.
Bản Tả Phìn
Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa khoảng 13 km, đi về phía đông bắc. Nơi đây là địa phương sinh sống của hai dân tộc Dao và H'mông.
Du khách sẽ được ngắm nhìn hình ảnh những người phụ nữ dân tộc Dao với trang phục thú vị đầu có khăn đỏ che kín mái tóc với một phần trán và chân mày được cạo sạch, áo quần màu xanh đen với nhiều nét thêu hoa văn đỏ, trắng ở cổ và tà áo đang bán đồ thổ cẩm, hay hàng hoá đặc sản của núi rừng.
Bản Tả Phìn bình yên (Ảnh sưu tầm) |
Du khách khi đến với bản Tả Phìn - địa điểm tham quan Sa Pa nổi bật không nên bỏ qua cơ hội được tắm trong thùng nước với hơn 10 loại lá thuốc trở lên có tác dụng tốt cho sức khỏe của cơ thể, một hình thức trong sinh hoạt thú vị của người Dao nhằm xua tan các loại bênh tật như cảm hàn, cảm cúm, phong thấp, đau nhức xương khớp, mỏi cơ, thần kinh tọa, mang lại sự mịn màng cho da, lưu thông máu huyết.
Du khách thoải mái thư giãn với làn hương thơm đặc trưng của lá thuốc rừng, mọi suy tư đều tan biến bên hơi ấm của nước, ngoài ra du khách còn được massage toàn thân tuỳ theo yêu cầu.
Bản Phố
Bản Phố là một xã của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Du khách sẽ không khỏi bị hấp dẫn với lối kiến trúc nhà ở đây, những ngôi nhà được làm bám vào sườn núi, nguyên vật liệu chủ yếu bằng gỗ nhưng bền bỉ một cách kì lạ, bước vào trong những căn nhà này bên lò sưởi luôn được chủ nhà treo sẵn thịt thú rừng treo gác bếp, mèn mén, thắng cố đem ra cùng với rượu ngô bản Phố tại địa điểm du lịch Sa Pa để mời du khách ghé thăm nhà họ.
Bản phố nhìn từ trên cao (Ảnh sưu tầm) |
Nhấp một ngụm rượu bản Phố, du khách sẽ không thể nào quên hương vị đặc biệt cay nồng của nó, rượu được dùng nước suối Hang Dể để nấu, bên cạnh đó là ngô ngâm trong sương mùa lạnh cùng hạt có hình hạt kê và có mùi thơm mang tên hạt hồng my dùng làm men rượu. Đã đến bản Phố du khách đừng quên mua một ít rượu nơi đây về làm quà hoặc liên hoan cùng bạn bè khi trở về nhà.
Ngồi bên hiên nhà dân bản, nhâm nhi chén rượu ngô bản Phố ngắm nhìn khung cảnh đồi núi, hình ảnh những cô thôn nữ mặc váy xoè rộng, áo xẻ ngực với những hoa văn lạ mắt, xà cạp quấn chân đang giã gạo, tuốt ngô, các chàng trai trong quần áo màu đen vạm vỡ bổ củi, du khách sẽ cảm nhận được cái hương vị yên bình, hoà thuận, chân chất của người dân thôn bản và cái đẹp thiên nhiên núi rừng trong chuyến du lịch tự túc của mình.
Bản Dền
Bản Dền nằm tại xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa gần 30 km về toạ độ phía tây nam. Hãy ghé qua Bản Dền nơi giúp cho du khách hoà mình vào cùng thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, trau dồi thêm kiến thức về nét văn hoá, cuộc sống sinh hoạt của nhiều dân tộc sinh sống tại đây như Mông, Dao, Tày, Giáy và Nùng.
Khá thú vị và ngỡ ngàng cho du khách khi giao tiếp với nhiều người dân bản Dền, phát hiện ra họ nói được tiếng Anh, tiếng Pháp thành thạo một cách thuần thục. Ngoài ra, du khách còn được ngắm nhìn hai con suối rất đẹp nằm hai bên bản đó là dòng suối Hoa, dòng còn lại là suối Lavi, cả hai được tách ra từ suối Hoa - những cảnh đẹp đắm say của Sa Pa. Đứng xa xa nhìn lại bên bờ suối những cô gái của bản làng hàng ngày ngồi thêu cổ cẩm, tiếng chim líu lo đem đến một bức tranh sinh động khó gặp.
B ản Dền từ trên cao nhìn xuống (Ảnh sưu tầm) |
Du khách còn có thể chụp những bức ảnh kỉ niệm rất đẹp tại những bãi trồng bông, trồng dâu tại bản.
Đến Sa Pa, tham gia hình thái du lịch bản làng để cảm nhận hương vị thuần khiết của núi rừng, hoà mình vào với người dân bản trong các lễ hội, thưởng thức những món ngon, uống các loại rượu ngô đặc sản mới lạ của địa điểm du lịch Sa Pa này.
Danh thắng động Cốc San gần địa điểm du lịch Sa Pa Nhắc đến những địa điểm du lịch đẹp của Sa Pa không thể không nhắc đến động Cốc San, nơi sẽ đem đến cho du khách những vẻ đẹp thuần khiết của núi rừng Tây Bắc. Thác nước tại Động Cốc San - danh thắng Sa Pa (Ảnh sưu tầm) Núi rừng Tây Bắc bạt ngàn, tưởng chừng như xa lạ, kì bí...