Khám phá di tích Nghinh Lương Đình – biểu tượng cho kiến trúc di sản Huế
Đây là một trong những địa điểm check-in hấp dẫn mà bạn chớ nên bỏ lỡ khi du lịch ở xứ Huế.
Cùng với Phu Văn Lâu , Nghinh Lương Đình chính là hình ảnh được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chọn xuất hiện trên đồng 50,000VND và cũng là một trong các công trình biểu tượng cho kiến trúc di sản ở Huế, đây cũng là địa điểm check-in yêu thích của nhiều du khách khi đến với Cố đô.
Xứ Huế không chỉ có non sông nước biếc mà từ lâu nơi này đã rất nổi tiếng với các công trình kiến trúc biểu tượng mang trong mình nét đẹp văn hóa, lịch sử độc đáo. Khi nhắc đến các công trình kiến trúc ở huế người ta hay nhớ đến Đại Nội, lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ, thế nhưng ít ai biết rằng xứ sở này vẫn còn rất nhiều các công trình mang tính biểu tượng, gắn liền với cả một thời kỳ vàng son của chốn cố đô này, một trong số đó chính là di tích Nghinh Lương Đình.
Nghinh Lương Đình là công trình kiến trúc độc đáo của xứ Huế.
Lịch sử của di tích Nghinh Lương Đình ở Huế
Di tích Nghinh Lương Đình tọa lạc ở sát bờ sông Hương nằm phía trước của Phu Văn Lâu, địa dành này nằm ngay trên trục dũng đạo của Kinh Thành Huế. Theo sử sách triều Nguyễn ghi lại thì vào năm 1852 vua Tự Đức đã cho xây dựng ở mép bờ sông, trước Phu Văn Lâu một ngôi nhà được gọi là Lương Tạ, một nửa ở trên bờ một nửa ở trên mặt nước làm nơi cho vua hóng mát.
Công trình này được xây dựng ở ngay bờ bắc của sông Hương.
Đến năm 1903, thời vua Thành Thái, triều đình tiếp tục nâng cấp kiến trúc của nhà Lương Tạ, tuy nhiên có lẽ cơn bão vào năm 1904 đã tàn phá nặng nề công trình này. Đến thời vua Khải Định, năm 1918 người ta tiếp tục xây dựng một ngôi nhà và bến thuyền liền nhau ở khu vực nhà Lương Tạ, nơi đây vẫn có chức năng cũ là nơi để nhà vua hóng mát và được đổi thành một cái tên khác là Nghinh Lương Đình.
Công trình này gắn với nhiều giai đoạn lịch sử triều Nguyễn.
Du khách hiện vẫn có thể đọc được tên gọi công trình cũng như thời điểm xây dựng trên một bức hoành sơn son thếp vàng còn treo tại đây, mặt hướng về phía Sông Hương “Nghinh Lương Đình; Khải Định tam niên nhị nguyệt cát nhật kiến tạo. Sau này Nghinh Lương Đình đã trở thành nơi làm sân khấu trình diễn kịch cho công chúng trong các dịp lễ lớn của nhà Nguyễn.
Khám phá nét độc đáo của kiến trúc Nghinh Lương Đình
Video đang HOT
Mặc dù không phải là một công trình kiến trúc có quy mô lớn hay đóng vai trò quan trong ở hệ thống các công trình hành chính ở thời Nguyễn nhưng di tích Nghinh Lương Đình lại là công trình kiến trúc có giá trị về nghệ thuật và kiến trúc với những nét đặc sắc rất riêng và cũng là một phần không thể thiếu của cụm kiến trúc Kỳ Đài, Phu Vân Lâu, Nghinh Lương Đình từ lâu vẫn là một nét thân quen trong tâm khảm của người Huế.
Nghinh Lương Đình có kiến trúc rất độc đáo.
Công trình này được xây trên một nền hình vuông với mỗi bề là 17,80m và cao 0,80m, khu vực nền có lan can bao bọc và trỏ 2 bậc thềm rất rộng ở cả mặt trước và mặt sau, đắp thành hình rồng. Công trình gồm nhà chính ở giữa và hai nhà vỏ cua nối nhà chính bằng máng xối.
Nhà chính Nghinh Lương Đình làm theo dạng cổ lầu gồm 2 tầng mái với 16 cột gỗ, các hàng cột được gia cường với tường chịu lực. Bốn mặt của gian giữa đều để trống, các tường bách hai gian bên được trổ thành cửa vòm hoặc cửa sổ hình tròn có chữ Thọ. Mái ngói củaNghinh Lương Đình là ngói ống hoàng lưu ly, bờ nóc có chắp hình hồi long chầu mặt nhật, các bờ quyết thì trang trí hình giao.
Mặt trước của Nghinh Lương Đình.
Phần mái lợp ngói ống hoàng lưu ly.
Xét về mặt mỹ thuật thì di tích Nghinh Lương Đình có dấu ấn đáng chú ý ở nội thất hai nhà vỏ cua, ở trên mặt gỗ của các vỉ kèo được chạm những hình ảnh nổi mang đường nét kỷ hà, các liên ba được chia thành dạng ô, học chạm nổi với các đề tài bát bửu, tù và, bầu rượu, quạt vả, phát trần, cái khánh, lẵng hoa,….Ở khu vực các xả dọc hai bên của nhà vỏ cua đều có hình tượng rồng trong thế “lưỡng long triều nguyệt”.
Phu Văn Lâu nằm ngay phía sau của Nghinh Lương Đình.
Kiến trúc của Nghinh Lương Đình hơi hướng mở, nội thất trống trải và xung quanh bốn bề đều rất thoáng đãng. Sân hai bên nối kết hoa viên chạy dọc theo bờ bắc của dòng sông Hương thơ mộng.
Bến sông Hương trước Nghinh Lương Đình.
Di tích Nghinh Lương Đình cũng như Phu Văn Lâu hay Thương Bạc Đình, đều là các công trình kiến trúc đặc sắc với những điểm nhấn rất riêng. Mặc dù còn khiêm tốn về quy mô trước khung cảnh sơn kỳ thủy tú của xứ cố đô nhưng vẫn là những viên ngọc quý giá bên dòng hương giang, là điểm đến hấp dẫn cho du khách gần xa. Có dịp đến với xứ Huế mộng mơ bạn chớ quên ghé thăm công trình kiến trúc độc đáo này nhé.
Thú vị ba khu 'phố Ta', 'phố Tàu', 'phố Tây' ở Cố đô Huế
Ngoài các công trình gắn với Di sản văn hóa thế giới - Quần thể di tích Cố đô Huế, các khu phố Ta, phố Tàu và phố Tây cũng là những địa điểm lý thú rất đáng khám phá ở thành phố Huế.
1. Khu "phố Ta" của Cố đô Huế là phố cổ Bao Vinh, dãy phố chạy dọc theo bờ sông Hương ở phía Bắc của Kinh thành Huế. Trong quá khứ, phố cổ Bao Vinh là một trung tâm thương mại quan trọng ở khu vực, từng có lúc phồn thịnh không kém gì phố cổ Hội An ở Quảng Nam.
Dấu ấn thời gian của phố cổ Bao Vinh được thể hiện qua những ngôi nhà cổ. Theo thống kê, vào năm 1991, Bao Vinh còn 39 ngôi nhà cổ, niên đại từ 150 đến 200 năm tuổi. Đáng tiếc rằng cho đến nay chỉ còn 15 ngôi nhà cổ được gìn giữ, nằm xem kẽ giữa những ngôi nhà mới xây.
Dạng nhà cổ đặc trưng ở Bao Vinh là nhà thấp ba gian dựng bằng gỗ với mái ngói liệt âm dương theo lối truyền thống của người Việt.
Ngoài các ngôi nhà cổ, phố cổ Bao Vinh còn nhiều di tích lịch sử, nổi bật là đình Bao Vinh nằm ở đầu phố. Ngôi đình có kiến trúc cổ kính, nằm dưới bóng của hai cây đa lớn. Đình là nơi thờ Ngài khai canh họ Phạm đồng thời cũng là không gian sinh hoạt cộng đồng.
2. Khu "phố Tàu" của Cố đô Huế là đường Chi Lăng. Con đường này hình thành từ đầu thế kỷ 19. Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của khu phố cổ Gia Hội - Chợ Dinh, đường Chi Lăng trở thành trục trung tâm của khu phố Hoa kiều ở Huế.
Ngày nay, nhiều công trình kiến trúc đặc sắc của người Hoa vẫn được bảo tồn, trở thành những điểm nhấn cho diện mạo kiến trúc của con đường, đồng thời là di sản kiến trúc quý giá của Huế.
Công trình nổi tiếng nhất trên phố Chi Lăng là đền Chiêu Ứng. Được dựng vào năm 1887, ngôi đền nằm trong khuôn viên rộng khoảng 400 mét vuông, được trang hoàng rất tinh xảo lộng lẫy bởi bàn tay của những nghệ nhân đến từ đảo Hải Nam ở Trung Quốc.
Những công trình kiến trúc đặc sắc khác trên phố Chi Lăng là chùa Quảng Đông (ảnh trên, bên trái), chùa Phúc Kiến (ảnh trên, bên phải), chùa Bà Hải Nam (ảnh dưới, bên phải), chùa Triều Châu (ánh dưới, bên trái)...
3. Khu "phố Tây" của Cố đô Huế là đường Lê Lợi. Chạy dọc bờ Nam sông Hương, đối diện Kinh thành Huế, con đường này tập trung nhiều công trình được xây vào thời thuộc địa của Huế.
Nằm ở số 23-25 Lê Lợi, trụ sở của Bảo tàng Văn hóa Huế từng là Tòa Công chánh, một trong những công trình kiểu Tây hoành tráng nhất Cố đô Huế thời thuộc địa. Khu dinh thự này gồm hai khối nhà lớn mang kiến trúc Pháp, nằm trong khuôn viên rộng với một mặt giáp sông Hương.
Tọa lạc tại số 3 Lê Lợi, Đại học Huế từng là trụ sở của Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc địa. Quá khứ xa xưa của ngôi trường được thể hiện qua tòa nhà mặt tiền mang kiến trúc phương Tây cổ điển khá ấn tượng, được xây năm 1927.
Ngoài các tòa nhà mang kiến trúc châu Âu, trên đường Lê Lợi còn có một số công trình thuộc địa mang đậm yếu tố mỹ thuật truyền thống Huế, tiêu biểu là trường Quốc học Huế (trái) và Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong (phải).
Tháp cổ Bình Thạnh, nơi lưu giữ nền văn hóa Óc-Eo hơn 1.000 năm tuổi Khu di tích đền tháp Bình Thạnh được xác định xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VIII-IX, thuộc nền văn hóa Óc-Eo. Tháp Bình Thạnh được phát hiện vào đầu thế kỷ XX và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993. Mặt trước, với lối ra...