Khám phá di chỉ khảo cổ hang Tằm ở Hòa Bình
Trong những ngày cuối tháng 7, chúng tôi có dịp trở lại thăm di chỉ khảo cổ hang Tằm, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Hang nằm ở quả núi đôi có 2 ngọn song song, đứng độc lập, gần sát cửa hang có dòng suối chảy qua. Hang Tằm là nơi cư trú của cư dân thời đại đồ đá thuộc văn hóa Hòa Bình.
Di chỉ khảo cổ hang Tằm, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) khai quật được nhiều hiện vật và là nơi cư trú của người tiền sử
Video đang HOT
Cùng công chức văn hóa xã Lâm Sơn chúng tôi đến hang Tằm. Nhìn bên ngoài hang Tằm như một hàm ếch khổng lồ. Cửa hang mở ra trên một vách đá thẳng đứng, loang những vết trắng của đá vôi và có nhiều tảng đá lớn chặn lối. Trần hang cao dần từ trong ra ngoài, nền hang tương đối bằng phẳng, từ cửa hang đã thấy rất nhiều vỏ ốc vặn được xếp tầng, những hóa thạch trên đá, công cụ đá Hòa Bình và các vết tích in hằn trên vách đá, vòm hang.
Di chỉ khảo cổ hang Tằm được nhà địa chất người Pháp là bà Colani phát hiện, khai quật từ những năm 1930 – 1938. Kết quả khai quật và các hiện vật thu được cho thấy di chỉ hang Tằm là nơi cư trú của người tiền sử, thuộc hậu kỳ văn hóa Hòa Bình – hậu kỳ đồ đá giữa.
Tháng 1/1964, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã cử đoàn sinh viên thực tập điều tra khai quật địa điểm hang Tằm. Trong đợt này, đoàn đã tìm thấy dấu vết cư trú và sinh sống của người nguyên thủy. Những công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ trên một mặt hoặc mài qua lưỡi và một số ít mảnh tước các loại dùng để chặt cây, đào đất, săn, giết thú, những vỏ ốc và mảnh xương là dấu tích của thức ăn, những vùng đất cháy và than tro là nơi đốt lửa, nấu nướng, sưởi ấm. Di chỉ có tầng văn hóa độc nhất, trong đó chủ yếu là ốc vặn và xương thú, trình độ hóa thạch thấp. Tầng văn hóa xốp, giữa các tầng văn hóa không có lớp vô sinh.
Qua các lần khai quật, hang Tằm thu được 851 hiện vật, trong đó có 843 công cụ đá, 8 công cụ xương chia thành 13 nhóm. Trong tổng số 851 công cụ, có 350 công cụ định hình, 493 công cụ không định hình, 683 công cụ ghè đẽo cẩn thận một mặt hoặc đôi khi cả gần hai mặt và 193 công cụ ghè đẽo thô sơ. Ở hang Tằm hoàn toàn không có gốm. Mặc dù trong tổng số hiện vật công cụ định hình tuy ít hơn công cụ không định hình, nhưng so với các di chỉ khác của nền văn hóa Hòa Bình thì tỷ số công cụ định hình ở đây khá cao, thêm vào đó công cụ được ghè đẽo cận thận chiếm 81%. Hiện nay, các hiện vật này được lưu giữ cẩn thận trong kho Khoa Lịch sử – trường Đại học Khoa học và Nhân văn Hà Nội.
Hang Tằm có thể xếp vào hậu kỳ văn hóa Hòa Bình. Về mặt địa tầng, hang Tằm là di chỉ văn hóa Hòa Bình, về cấu tạo địa chất cũng tương tự những di chỉ khác của nền văn hóa Hòa Bình. Những kết luận về địa tầng và cổ sinh vật cho phép khẳng định di chỉ hang Tằm vào hậu kỳ văn hóa Hòa Bình – hậu kỳ đồ đá giữa dựa vào loại hình công cụ. Di chỉ hang Tằm được phát hiện và nghiên cứu góp phần tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hóa Tây Bắc của Hòa Bình với các địa phương trong khu vực phía Bắc, soi sáng về kỹ thuật chế tác công cụ và cuộc sống người tiền sử.
Hòa Bình: Khám phá hệ thống hang động ở Mường Bi
Trên địa bàn huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) có nhiều hang động đẹp, tiêu biểu như: động Nam Sơn, động Núi Kiến ở xã Vân Sơn, động Mường Chiềng ở thị trấn Mãn Đức.
Đáng chú ý, động Hoa Tiên, động Thác Bờ thuộc xã Suối Hoa là những hang động nổi tiếng nằm trong khu du lịch hồ Hòa Bình, thu hút nhiều du khách.
Động Thác Bờ thuộc xã Suối Hoa (Tân Lạc) là một trong những điểm đến du lịch tâm linh hút khách mùa lễ hội
Với vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ mà hiếm có hang động nào ở miền Bắc có thể sánh bì, động Nam Sơn ở xóm Tớn, xã Vân Sơn được người dân phát hiện cách đây 20 năm và chính thức được công nhận di tích danh thắng quốc gia từ năm 2007. Du khách không khỏi trầm trồ khi thăm quan hang động đá tuyệt đẹp, hồ nước trong vắt, mát lạnh, hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ này. Đi sâu vào trong, du khách còn choáng ngợp trước những mô đá xung quanh như dát vàng, dát bạc, thỏa sức tưởng tượng ra những hình tượng sống động từ thạch nhũ, nổi bật là hình quả phật thủ đồ sộ bám trên vách đá, hình con voi, con hổ cùng muôn loài chim muông, cỏ cây như hội tụ; những dải nhũ thanh mảnh, mềm mại buông rủ; vô vàn măng đá, nhũ đá, cột đá, rèm đá rủ xuống hang nước hấp dẫn đến mê hoặc lòng người...
Theo đồng chí Bùi Thanh Đướng, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Sơn, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển bước đầu của du lịch cộng đồng, động Nam Sơn đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những chuyến nghỉ ngơi cuối tuần. Không chỉ được hoà mình vào khung cảnh thiên nhiên của núi rừng, du khách còn được tìm hiểu về phong tục tập quán của vùng Mường cổ, thưởng thức hương vị đặc biệt của rượu cần và giao lưu văn nghệ, cùng ca hát, nhảy múa bên ánh lửa bập bùng với những cô thôn nữ Mường dịu dàng, xinh xắn.
Thuộc xã Suối Hoa, động Hoa Tiên nằm ngay vịnh Ngòi Hoa. Cách hang động khoảng 1 km về phía đông còn có hồ nước rộng, trong xanh được người dân trong vùng gọi là hồ Tiên tắm. Khi vào trong động, du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của rất nhiều khối nhũ đá, măng đá, cột đá với đủ hình thù kỳ thú, hấp dẫn. Trên hành trình khám phá hang động, du khách đi trên tuyến du lịch hồ Hòa Bình và có dịp thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ, "sơn thuỷ hữu tình". Nơi đây còn có động Thác Bờ trong dãy núi Chúa bên bờ hồ Hòa Bình. Động hấp dẫn du khách đến để chiêm ngưỡng dàn đàn đá, dàn cồng chiêng đá, thỏa thích ngắm cây bạc, núi vàng cùng nhiều nhũ đá tài lộc lấp lánh như kim cương mang vẻ đẹp tuyệt mỹ và những hình nhũ đá tạo nên vẻ đẹp vừa tự nhiên, vừa linh thiêng, huyền bí. Từ đây, du khách có thể đi thuyền đến thăm đền Bà chúa Thác Bờ linh ứng và một số điểm du lịch trên hồ Hòa Bình. Động cũng có các dịch vụ tàu, thuyền đưa đón khách du lịch thăm quan lòng hồ và nhà hàng nổi ngay cửa động.
Có một đặc điểm khá trùng hợp là gần những khu vực có hang động thường có phong cảnh đẹp, thác nước, khe suối, núi đá, rừng và sự hiện diện của các bản làng dân tộc Mường bình dị. Đây cũng là nguồn tài nguyên tự nhiên để địa phương phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, chương trình khám phá hang động đã được đưa vào khai thác ở một số tour, tuyến, như tour du lịch vùng cao Vân Sơn, tour du lịch hồ Hoà Bình. Cụ thể, tour du lịch vùng cao Vân Sơn gồm ăn nghỉ tại homestay bản Chiến, khám phá hang Núi Kiến, săn mây tại đỉnh Lũng Vân và thăm khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Tour du lịch lòng hồ Hòa Bình gồm trải nghiệm văn hóa bản Mường, khám phá động Hoa Tiên, vịnh Ngòi Hoa.
Đồng chí Đinh Sơn Tùng, Bí thư Đảng ủy xã Suối Hoa cho biết: Hiện nay, động Hoa Tiên, động Thác Bờ thuộc xã Suối Hoa là một trong những điểm đến đón được nhiều khách đến thăm quan, nhất là dịp lễ hội và mùa hè. Vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ của các hang động đã và đang trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế đến thăm quan, khám phá thiên nhiên và góp phần tăng sức hút cho các điểm đến du lịch cộng đồng giàu bản sắc.
Khám phá vẻ đẹp kỳ thú của hang Luồn, Hòa Bình Ẩn mình trong dãy núi Đầm Khánh bên bờ sông Bôi, hang Luồn (có tên gọi khác là hang Trinh Nữ) thuộc địa phận các xã Đồng Tâm, Yên Bồng và thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ, Hòa Bình). Hang được Bộ VHTTDL xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 2001. Trên con thuyền nhỏ, du khách tham quan,...