Khám phá cuộc sống ở thị trấn hẻo lánh nhất nước Nga
Thị trấn Dikson nằm trên bán đảo Taimyr là khu vực có người ở nằm ở cực Bắc của nước Nga cũng như của lục địa Á – Âu, nơi được coi là “bên rìa thế giới” vì cuộc sống không có Internet hay biển quảng cáo…
Toàn cảnh thị trấn Dikson trong “đêm dài Bắc Cực” vào mùa Đông khi trải qua nhiều ngày không có ánh Mặt trời.
Nhưng tại đây, người ta lại có thể bắt gặp những con gấu Bắc Cực trên đường.
Được thành lập năm 1915, trị trấn Dikson trở thành một trạm phục vụ các chuyến thám hiểm khám phá Bắc Băng Dương của người Nga với một đơn vị liên lạc qua sóng radio và một đài quan sát địa vật lý.
Tên của thị trấn được đặt theo nhà thám hiểm Bắc Cực người Thụy Điển Baron Oscar Dickson, người từng có nhiều chuyến hải hành dọc bờ biển Siberia lạnh giá của nước Nga.
Trong Thế chiến II, Dikson là một trong những vị trí quan trọng ở khu vực Bắc Băng Dương của Liên Xô. Sang thời Chiến tranh Lạnh, một sân bay nhỏ được xây dựng tại đây và các đơn vị quân đội cũng được điều tới đồn trú.
Những năm 1980 là thời kỳ vàng son của Dikson khi Liên Xô đưa ra các kế hoạch phát triển khu vực Bắc Băng Dương. Với vị trí giáp biển Kara và cửa sông Yenisei, thị trấn Dikson hội tụ đủ các yếu tố địa lý cho kế hoạch phát triển đầy tham vọng này.
Video đang HOT
Vào thời hoàng kim năm 1985, dân số ở thị trấn Dikson lên tới hơn 5.000 người, nhưng ngày nay chỉ còn khoảng 600 người sinh sống tại đây. Mật độ dân số tại thị trấn này cũng thuộc hàng thưa thớt nhất thế giới với 0,003 người trên mỗi km vuông.
Nhưng chính vị trí cực kỳ hẻo lánh và cuộc sống được coi như “bên rìa thế giới” ở Dikson đã khiến thị trấn này trở nên khác lạ.
Đường tới Dikson là một hành trình khó khăn vì nơi này không có bất cứ tuyến đường bộ nào kết nối với bên ngoài. Mọi người bị hạn chế tới đây và chỉ những ai được cấp giấy thông hành đặc biệt mới có thể mua vé trên chuyến bay mỗi tuần một chuyến từ Norilsk tới Dikson, trên những chiếc phi cơ Antonov An-26.
Nếu không thể bay thì chỉ còn cách đi bằng đường biển hoặc tàu trên sông Yenisei từ thành phố nằm gần nhất Dikson là Dudinka, cách đó 650 km. Nhưng hành trình xuyên vùng lãnh nguyên này cũng chỉ thực hiện được vài tháng trong năm khi băng tan.
Hầu hết, thời gian ở Dikson là mùa đông, trong đó có những đêm dài Bắc Cực là khoảng thời gian đặc biệt nhất của nơi này. Nhiệt độ trung bình ở đây vào mùa đông xuống tới -30 độ C và có suốt 82 ngày thị trấn chìm trong màn đêm suốt 24/24 giờ.
Vào những ngày này, Dikson như một thị trấn hoang trong tuyết trắng. Các con đường chỉ có người đi lại vào buổi sáng khi mọi người đến nơi làm việc và buổi chiều khi họ trở về nhà. Còn lại tất cả hoạt động đều diễn ra bên trong những tòa nhà căn hộ cũ có chân cao xây dựng từ thời Liên Xô.
Khoảng 600 người sinh sống tại Dikson thường đi bộ đến các nơi trong thị trấn hoặc di chuyển trên những cỗ xe trượt tuyết chuyên dụng. Người địa phương thường coi thị trấn của mình nằm trên một hòn đảo chứ không phải đất liền.
Cuộc sống của họ cho đến ngày nay vẫn không có Internet, xe buýt, quán cà phê, siêu thị hay các biển quảng cáo ngoài trời như các khu dân cư khác trên thế giới, nhưng họ lại quen với cảnh có thể bắt gặp gấu Bắc Cực lang thang trên đường hoặc chứng kiến những con cáo Bắc Cực đang săn mồi ngoài sân.
Cực từ Trái Đất dịch từ phía Canada về Nga, giới khoa học đau đầu
Cực từ trường phía Bắc của Trái Đất đang dịch chuyển về phía nước Nga với tốc độ nhanh hơn, khiến các nhà khoa học đau đầu đi tìm nguyên nhân.
Theo CNN, khác với cực Bắc, Nam địa lý, cực từ trường - đóng vai trò căn bản cho hoạt động điều hướng của con người - đang tích cực di chuyển.
Kể từ năm 1831, cực từ phía bắc đã dần dần di chuyển từ vùng Bắc Cực phía Canada về phía Nga. Nhưng tốc độ di chuyển nhanh chóng của nó về phía Siberia trong những năm gần đây đã buộc các nhà khoa học phải cập nhật Mô hình Từ trường Trái Đất trước một năm so với kế hoạch.
Mô hình này được sử dụng trong hoạt động điều hướng của các tổ chức hàng hải dân sự, NATO cũng như quân đội Anh và Mỹ.
Mô hình Từ trường Trái Đất phiên bản 2020 dự đoán cực từ trường phía bắc sẽ tiếp tục di chuyển về phía nước Nga, với tốc độ thấp hơn vào khoảng 39,9 km mỗi năm (trước đây là 54,7 km/năm). Từ khi được phát hiện vào năm 1831, cực từ phía Bắc đã di chuyển được 2.253 km.
Cực từ trường phía Bắc của Trái Đất đã di chuyển được 2.253 km từ Canada về phía Siberia của Nga trong vòng 200 năm qua. Ảnh: NOAA.
Cứ mỗi vài trăm nghìn năm, cực từ trường Trái Đất lại đảo chiều, khi đó cực từ phía bắc sẽ nằm ở vị trí của Nam Cực. Lần gần đây nhất điều đó xảy ra đã là từ 770.000 năm trước.
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học phát hiện lần đảo chiều đó phải mất 22.000 năm mới hoàn tất. Mặc dù có một số ý kiến cho rằng quá trình đảo cực từ trường Trái Đất có thể diễn ra trong thời gian ngắn hơn, trong vòng một đời người, nhưng nghiên cứu mới không ủng hộ quan điểm đó.
Để phát hiện sự đảo chiều diễn ra khi nào, các nhà khoa học sẽ phải khảo sát các mẫu trầm tích đại dương, dòng chảy dung nham và lõi băng ở Nam Cực. Các chi tiết trong các mẫu này cho thấy từ trường Trái Đất đã suy yếu, dịch chuyển một phần, ổn định và đảo ngược trong vòng 1 triệu năm.
Từ trường Trái Đất đến từ sự tương tác của phần lõi ngoài bằng sắt lỏng và lõi trong rắn của Trái Đất. Khi sự đảo cực diễn ra, từ trường mạnh sẽ yếu đi.
Việc nghiên cứu sự hình thành của đá và trầm tích chính là cách để theo dõi những sự thay đổi trong từ trường Trái Đất. Dòng dung nham và trầm tích ghi lại trạng thái của từ trường, đánh dấu khi nào chúng được tạo ra.
Vì vậy các nhà địa chất có thể sử dụng các mẫu dung nham và trầm tích như một mảnh ghép để tái tạo lịch sử của từ trường. Lần đảo chiều gần nhất sẽ luôn được thể hiện rõ nhất.
Trên thực tế quá trình đảo ngược diễn ra trong vòng 4.000 năm, nhưng trước khi điều đó diễn ra, Trái Đất đã phải trải qua 18.000 năm từ trường bất ổn, bao gồm 2 lần đảo ngược tạm thời và từng phần.
Theo news.zing.vn
Tại sao các vật thể nặng lại rơi nhanh hơn? Trên Trái Đất, tốc độ rơi của các vật thể phụ thuộc vào diện tích bề mặt và sức cản không khí. Do vậy, vật thể nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ. Mai Phương