Khám phá công dụng tuyệt vời của trái ổi
Trái ổi không chỉ là loại trái cây được nhiều người ưa thích mà còn là loại trái cây tốt cho sức khoẻ.
Ổi là loại trái cây phổ biến ở nước ta có tên khoa học là Psidium Guajava. Mùi thơm của ổi dễ chịu, nhất là khi ổi đã chín. Trái ổi chứa ít chất béo bão hoà, cholesterol và natri nhưng chứa nhiều chất xơ ăn kiêng, vitamin C, A, kẽm, kali và mangan.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Do ổi chứa rất nhiều tác nhân làm se, nhờ đó có tác dụng hỗ trợ đường ruột yếu ớt khi bị tiêu chảy. Những tác nhân làm se này có tính kiềm tự nhiên và thêm chức năng kháng khuẩn, tẩy uế, nhờ đó có tác dụng chữa lỵ bằng cách ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật và loại bỏ những chất nhầy thặng dư trong ruột.
Bên cạnh đó, những chất dinh dưỡng có trong ổi như vitamin C, carotenoids có tác dụng bồi dưỡng hệ tiêu hóa. Ổi còn kiêm luôn chức năng hỗ trợ ruột và dạ dày trong trường hợp những bộ phận này bị viêm nhiễm. Ổi cũng rất giàu chất xơ, hạt ổi còn “phục vụ” hệ tiêu hóa như là một chất nhuận trường, do đó ăn ổi sẽ giúp ruột giữ nước, làm sạch hệ tiêu hóa và các dịch bài tiết.
Giảm ho
Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc làm giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp. Thịt quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi.
Đẹp da
Chất xơ của ổi có thể hòa tan, giúp cho da luôn sáng đẹp tự nhiên. Vì có tính kháng khuẩn cao, ổi giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về da như bệnh vảy nến, chàm, phát ban.Theo các nhà dinh dưỡng, khi ăn ổi, nên ăn cả vỏ, sau khi đã rửa thật sạch, vì lượng vitamin C trong ổi tập trung chủ yếu ở phần vỏ.
Vitamin C của ổi còn giúp kích hoạt sự sản xuất chất collagen, hoạt chất cần thiết giúp củng cố độ bền cho khớp xương, sụn, có ích cho cấu trúc của da, giúp duy trì lượng collagen trong da, giữ cho da luôn ổn định. Vitamin C trong trái ổi còn có tác dụng làm lành da, do có đặc tính chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ da và cơ thể trước các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài.
Ngừa cao huyết áp
Ổi còn giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa quá trình làm máu trở nên đặc, vì vậy làm tăng tính linh động của máu, giúp máu thoát khỏi họa “kẹt xe” và lưu thông trong cơ thể một cách dễ dàng hơn. Những nghiên cứu y học cho thấy nếu cơ thể chúng ta tiêu thụ những loại thực phẩm không có chất xơ thì dễ bị “dính” chứng cao huyết áp, thực phẩm được tiêu thụ sẽ mau chóng chuyển thành đường. Do ổi có nhiều chất xơ, có chỉ số đường huyết (glycemic index) thấp nên cũng có tác dụng hạ huyết áp.
Giảm cân
Video đang HOT
Ổi chứa ít chất béo nên ăn ổi có thể giảm béo, giúp cơ thể thon gọn hơn. Đặc biệt trong trái ổi ruột đỏ (ổi đào) còn có chất lycopen nhiều hơn trong cà chua không chỉ có tác dụng chống những bệnh liên quan tới béo phì mà còn những bệnh khác như bênh tiểu đường cấp 1, giảm bớt nguy cơ bệnh tim mạch.
Phòng ngừa bệnh ung thư
Ổi là nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp lycopene và chất chống ôxy hóa chống lại bệnh ung thư. Chất lycopene có trong quả ổi được cơ thể chúng ta hấp thụ một cách dễ dàng hơn so với cà chua vì sự khác nhau trong cấu trúc tế bào, cho phép chất chống ôxy hóa được hấp thụ dễ dàng dù nấu chín hay ăn sống ổi.
Lượng chất lycopene trong quả ổi có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thấp tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và kìm chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư vú. Lycopene giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh bằng cách chống lại ảnh hưởng của các gốc tự do, có thể gây hại đến tế bào làm bệnh ung thư và các bệnh về tim phát triển. Tất cả các loại ổi đều chứa chất chống ôxy hóa nhưng những quả ổi có phần thịt màu đỏ sẽ chứa chất chống ôxy hóa nhiều hơn ổi có thịt màu trắng.
Điều trị bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu khoa học của trường đại học Allahabad (Ấn Độ) đối với chuột bạch cho thấy lá và quả ổi có khả năng giảm thiểu lượng đường gluco trong máu. Tuy nhiên, nếu ăn cả vỏ ổi sẽ không tốt cho lượng đường trong máu của bạn. Cách tốt nhất khi ăn ổi để điều trị bệnh tiểu đường là gọt bỏ vỏ.
Chăm sóc răng
Nước lá ổi có chứa chất làm se và vitamin có thể điều trị bệnh đau răng và viêm loét nướu răng ở miệng rất tốt.
Điều trị bệnh tiêu chảy
Quả ổi có tác dụng điều trị tiêu chảy rất tốt vì trong quả ổi có chất làm se (hợp chất hóa học có xu hướng làm co rút các thành phần khác trong cơ thể). Ngoài ra, hợp chất kiềm trong quả ổi có khả năng phòng chống và ngăn ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bệnh lỵ. Thêm vào đó, quả ổi có các chất carotenoids, vitamin C và potassium hỗ trợ cho việc chữa lành các trường hợp viêm dạ dày.
Món ăn từ trái ổi
Ổi ướp lạnh: Giúp giải nhiệt khi thời tiết nắng nóng.
- Lấy phần nạc của ổi, xắt nhỏ và xay nhuyễn.
- Cho nước chanh tươi, rượu vodka và đường xay thêm cho đều.
- Cho hỗn hợp vào tủ lạnh trong khoảng từ 45-60 phút. Ngoài ra, có thể cho hỗn hợp vào tủ làm đông để ăn như kem thông thường.
Ổi trộn: Giúp giảm cân và bồi dưỡng thể lực.
- Gọt vỏ ổi, chỉ lấy phần nạc và xắt thành từng lát vừa ăn, cam gọt vỏ xắt từng lát mỏng, chuối xắt khoanh tròn sau đó trộn đều ba loại với nhau.
- Rưới nước chanh tươi vào hỗn hợp, trộn đều.
- Trước khi ăn, rưới thêm mật ong.
- Bạn có thể cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ trước khi dùng.
Nước ép ổi: Tăng cường sức khoẻ.
- Ổi bỏ vỏ, moi bỏ hạt, ép lấy nước, cho thêm ít muối và đường.
- Ngon hơn khi uống lạnh.
Theo VNE
Khám phá công dụng của rau diếp cá
Hãy cùng Phunutoday.vn khám phá công dụng của rau diếp cá.
Rau diếp cá có tên khoa học là Houttuynia Cordata Thumb, trong dân gian còn có tên diếp cá, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng, có lông hoặc ít lông.
Rau diếp cá dân gian vẫn gọi với những tên gọi phổ biến như diếp cá, giấp cá hay ngư tinh thảo. Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.
Theo Đông y diếp các có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.
Tác dụng của rau diếp cá
- Chữa bệnh trĩ: Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại dịt vào hậu môn.
- Chữa táo bón: Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.
- Chữa sốt ở trẻ em: Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.
- Chữa kinh nguyệt không đều: Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
- Chữa viêm âm đạo: Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. ho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, làm trong 7 ngày liền thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.
- Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lá diếp cá ăn sống hoặc giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt.
- Chữa bệnh viêm tai giữa: Lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 60ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
- Chữa viêm phế quản: Lá diếp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc, uống dần trong ngày.
- Điều trị sỏi thận: 20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng.
- Trị mụn nhọt sưng đỏ (chưa có mủ): 12g diếp cá, rửa sạch, giã nát đắp vào mụn nhọt rồi băng lại. Ngày thực hiện 2 lần. Làm trong 3 ngày, mụn nhọt sẽ đỡ sưng đau nhanh chóng. Trị vú sưng đau do tắc sữa: 25g diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 3 - 5 ngày.
- Trị chứng đái buốt, đái dắt: 20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày
- Chữa sốt nóng trẻ em: 20g diếp cá, rửa sạch, giã nát lấy nước bỏ bã. Ngày uống 2 lần, dùng đến khi hết sốt. Hoặc 15g diếp cá, 12g lá hương trà loại nhỏ, rửa sạch, nấu nước uống. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Dùng đến khi hết triệu chứng sốt.
- Chữa đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh: 35g diếp cá, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước, rồi giã nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt sưng đau khi đi ngủ. Thực hiện trong 3 - 5 ngày.
Theo PNO
Công dụng tuyệt vời từ củ hành Nhai củ hành sống, tuy không ngọt lịm như ly nước mía trong buổi trưa hè, song chính là quán triệt cách mượn tinh dầu trong củ hành để vừa thanh trùng vùng cổ họng và ống hô hấp Hoạt chất có khả năng ngăn chặn vi khuẩn, ký sinh, nấm mốc... trong dược liệu thiên nhiên, trong thực phẩm đúng là không...