Khám phá “choáng” loài chuột biết dùng máu trong tai để hạ nhiệt
Đôi tai lớn của loài chuột nhảy jerboa tai dài được cho là phát triển để thích nghi với môi trường sa mạc. Bề mặt tai lớn cho phép loài chuột này dùng máu để hạ nhiệt khi khi sa mạc quá nóng.
Chuột nhảy jerboa tai dài, Chuột nhảy Gobi hay Chuột nhảy sa mạc tai dài, tên khoa học là Euchoreutes naso, là một loài động vật có vú trong họ Dipodidae, bộ Gặm nhấm.
Đây là loài gặm nhấm nhỏ, nhảy giống như chuột túi, có đuôi và chân đều dài.
Chúng sống ở vùng Palearctic, từ mũi phía nam của Mông Cổ ở sa mạc Takla-Makan, núi Aerijin, Mengxin và cao nguyên Qing-Zang ở phía tây bắc Trung Quốc, trong môi trường sống sa mạc, các lưu vực sông cát và bụi cây thấp.
Đặc điểm nhận dạng của loài chuột kỳ lạ này là chúng có đôi tai vô cùng lớn. Đôi tai này dài khoảng 1/3 chiều dài cơ thể, lớn hơn so với đầu của chúng.
Thú vị hơn, đôi tai lớn của loài chuột này được cho là phát triển để thích nghi với môi trường sa mạc. Bề mặt tai lớn cho phép loài chuột này dùng máu lưu chuyển trong tai để hạ nhiệt, tản nhiệt khi sa mạc quá nóng.
Đôi tai lớn của chuột nhảy jerboa tai dài cũng giúp chúng nghe ngóng được những động tĩnh rất nhỏ từ khoảng cách rất xa.
Chuột thậm chí không cần uống nước, chúng nhận tất cả độ ẩm cần thiết từ thức ăn của chúng, chủ yếu là côn trùng và thực vật.
Đuôi của chuột nhảy jerboa tai dài cũng dài gấp đôi chiều dài cơ thể của chúng, giúp loài chuột này giữ thăng bằng tốt nhất khi chạy,nhảy.
Đôi chân dài, bàn chân lớn giúp chuột nhảy jerboa tai dài di chuyển giống như một con chuột túi. Lòng bàn chân của chúng còn được bao phủ những sợi lông cứng để dễ dàng đi trên sa mạc.
Sự thích nghi tuyệt vời của loài chuột nhảy jerboa tai dài được cho như là một sự tiến hóa chiến lược để sinh tồn và đối phó với kẻ thù.
Kiều Dụ
Theo Kiến thức
Kỳ tích: Mẹ sinh con từ tử cung của người đã qua đời
Chị Jennifer vừa trở thành bà mẹ thứ hai ở Mỹ sinh con thành công từ tử cung cấy ghép từ một người đã qua đời.
Chị Jennifer được cấy ghép tử cung từ một người hiến tặng đã qua đời.
Theo CNN, chị Jennifer Gobrecht (sống tại Mỹ) từ khi 17 tuổi đã biết mình bẩm sinh không có tử cung do mắc một chứng bệnh hiếm gặp là hội chứng Mayer-Rokitansky-Kster-Hauser, còn gọi tắt là MRKH. Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh này là chị chưa bao giờ có kinh nguyệt.
Với cấu tạo khiếm khuyết của tự nhiên, chị sẽ không thể mang thai, sinh con như bao phụ nữ bình thường khác. Nhưng cuối cùng, giấc mơ làm mẹ của chị đã trở thành hiện thực nhờ sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật.
Năm 2017, Jennifer là một trong những bệnh nhân đầu tiên thử nghiệm cấy ghép tử cung tại Đại học Pennsylvania. Ca phẫu thuật ghép tử cung diễn ra năm 2018, kéo dài 10 giờ. 6 tháng sau đó, Jennifer được cấy một phôi trữ đông đã thụ tinh vào tử cung, bắt đầu quá trình mang thai.
"Cảm nhận những cú đạp nhỏ của Benjamin và được nhìn thấy hình ảnh bé trong siêu âm là điều vô giá đối với tôi", Jennifer chia sẻ.
Chị Gobrecht đã hạ sinh con trai Benjamin Thomas Gobrecht vào tháng 11 năm ngoái bằng phương pháp sinh mổ. Thông tin về ca sinh con thành công của chị vừa được Trung tâm y khoa Penn Medicine tại Philadelphia công bố ngày 9-1 giờ Mỹ.
Hiện vợ chồng chị Jennifer và anh Grew Gobrecht (32 tuổi) đang sống bên ngoài Philadelphia. Với đôi vợ chồng trẻ này, việc sinh hạ bé Benjamin là "một điều kỳ diệu".
" Benjamin có ý nghĩa rất nhiều, không chỉ với Drew và tôi, mà còn với nhiều người khác, và hi vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho nhiều cặp đôi khác thử nghiệm phương pháp này vì phương pháp đó có hiệu quả và giờ thì thằng bé đã có mặt trên đời", chị Jennifer nói.
Cậu bé Benjamin chào đời như kỳ tích y học.
Ước tính tình trạng vô sinh do yếu tố liên quan trục trặc tử cung, trong đó có những bất thường của tử cung như hội chúng MRKH của Jennifer có thể ngăn cản cơ hội làm mẹ của 1/500 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở trên toàn cầu.
Theo các chuyên gia, bên cạnh nhận con nuôi và mang thai hộ, ghép tử cung sẽ thêm giải pháp giúp phụ nữ có vấn đề về hệ sinh dục có thể đẻ con một cách bình thường.
Thế giới có khoảng 70 ca cấy ghép tử cung được thực hiện, hầu hết từ người hiến tặng còn sống. Tháng 7 năm ngoái, lần đầu tiên tại Mỹ, một phụ nữ ngoài 30 tuổi sinh con thành công nhờ tử cung của người hiến tặng đã qua đời.
Vợ chồng Jennifer hạnh phúc đón con về nhà.
Tiến sĩ Paige Porrett, trợ lý giáo sư tại Bệnh viện Đại học Pennsylvania, cho biết tạng hiến của người chết giúp hạn chế các rủi ro khi phẫu thuật ghép. Tuy nhiên, quá trình mang thai của người mẹ được ghép tử cung có những khó khăn nhất định.
Jennifer Gobrecht phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt để cơ thể thích nghi với tử cung mới. Ngay sau khi sinh con, tử cung của Jennifer được bác sĩ cắt bỏ.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Nấm nhầy 100 triệu năm tuổi độc nhất vô nhị được bảo quản hoàn hảo trong hổ phách Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một loại nấm nhầy 100 triệu năm tuổi và chân thằn lằn được bảo quản hoàn hảo trong hổ phách từ một cây ở Myanmar. Đây là một phát hiện được mô tả: "độc nhất vô nhị". Nấm nhầy và chân thằn lằn cổ đại được bảo quản cực tốt trong hổ phách. Còn được...