Khám phá chiến lược Bắc cực của Trung Quốc – Kỳ 1: Cuộc đua của những ‘ông lớn’
Trung Quốc đang tham gia “cuộc đua Bắc cực” một cách thận trọng với mục tiêu trọng tâm là kinh tế, theo một bài phân tích mới đây của tờ The Diplomat (Nhật).
Một con sói ở Bắc Cực – Ảnh: AFP
Trong 7 năm qua, 11 quốc gia gồm Ba Lan, Nga, Phần Lan, Pháp, Thụy Điển, Iceland, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Singapore, Canada và Nhật đã lần lượt bổ nhiệm đại sứ của mình ở Hội đồng Bắc cực (AC) nhằm phân tích và đánh giá tình huống mới nổi có tên gọi là “Cuộc đua Bắc cực”. Nhưng mục đích thật sự của việc chỉ định đại sứ nói trên là nhắm đến khả năng khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản và sử dụng các tuyến hải trình Bắc cực để vận chuyển hàng hóa từ châu Âu sang châu Á.
“Ông lớn” Trung Quốc cũng không đứng ngoài cuộc đua hấp dẫn và không kém phần khốc liệt này.
Vậy đâu là động cơ chính khiến Trung Quốc quan tâm mạnh mẽ đến khu vực nằm cách điểm cực Bắc của mình đến hơn 1.400 km như vậy?
Video đang HOT
Bắc cực có gì?
Vào năm 2008, Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) ước lượng Bắc cực chứa khoảng 13% trữ lượng dầu mỏ, 30% khí đốt tự nhiên và 20% khí đốt hóa lỏng chưa được khám phá của thế giới. Nói cách khác, đó là 90 tỷ thùng dầu, hơn 47 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, và 44 tỷ thùng khí đốt hóa lỏng.
Ngoài ra, lợi ích tiềm năng từ hoạt động vận chuyển hàng hóa thương mại qua ngã Bắc cực có vẻ hấp dẫn hơn so với tuyến hải trình qua kênh đào Suez.
Cụ thể, trong tháng 8 và 9 năm 2009, hai tàu vận tải hạng nặng của Đức là MV Beluga Foresight và MV Beluga Fraternity đã chuyên chở hàng ống thép từ Arkhangelsk (Nga) đến Nigeria thông qua tuyến hải trình biển Bắc (NSR). Tuyến đường mới này đã rút ngắn được khoảng 3.000 hải lý, và tiết kiệm 200 tấn nhiên liệu cho mỗi tàu, trị giá tương đương 600.000 USD.
Một năm sau, tàu MV Nordic Barents của Hồng Kông đã vận chuyển quặng sắt từ Kirkenes (Na Uy) đến Thượng Hải trên cùng một tuyến đường, và tiết kiệm chi phí trên 180.000 USD.
Trong năm 2012, 46 tàu đã chuyên chở hơn 1,2 triệu tấn hàng hóa thông qua NSR, tăng 53% so với năm 2011. Các nhà nghiên cứu dự đoán đến năm 2020, 30 triệu tấn hàng hóa sẽ được vận chuyển qua tuyến đường mới này.
Ngoài ra, một lý do quan trọng khác là cơ hội xâm nhập các nguồn cá ở Bắc Băng Dương mà báo cáo của cựu đại sứ Trung Quốc tại Na Uy Đường Quốc Cường thì các “ngư trường mới” sẽ trở thành “kho dự trữ protein sinh học lớn nhất thế giới”.
Trung Quốc là nước châu Á đầu tiên quan tâm và nỗ lực để trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Bắc cực, nhưng vì khoảng cách địa lý rộng lớn với Bắc cực đã giới hạn cơ hội của Bắc Kinh – ít nhất là với các thành viên AC – để thiết lập chương trình nghị sự và hình thành chiến lược tận dụng cơ hội mới ở Bắc cực.
Theo các nhà phân tích quốc tế, rõ ràng nguồn tài nguyên quý giá đang nằm dưới các lớp băng của Bắc cực từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Nhưng một số nước như Nga và Canada lại tỏ ý nghi ngờ mối quan tâm của Trung Quốc với Bắc cực mang nặng yếu tố địa chính trị.
Nhà nghiên cứu Lý Chấn Phúc thuộc Đại học hàng hải Đại Liên, trong một bài viết đã nói rằng, “Bắc cực có giá trị quân sự đặc biệt”, và “bất cứ ai kiểm soát được tuyến hải trình Bắc cực sẽ kiểm soát được tuyến hàng hải mới của kinh tế thế giới và chiến lược quốc tế”.
Trong năm 2008, 5 cường quốc Bắc cực là Mỹ, Nga, Canada, Đan Mạch và Na Uy đã ký Bản tuyên bố Ilulissat với nội dung các thành viên AC nên giải quyết êm thấm mọi tranh chấp chủ quyền, và cùng nhau chia sẻ khai thác Bắc cực.
Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt Bản tuyên bố Ilulissat vì cho rằng đó là âm mưu của AC nhằm gạt nước này ra khỏi cuộc chơi.
Năm 2008, đại tá Hàn Húc Đông, giáo sư Đại học quốc phòng Trung Quốc, đã nôn nóng kêu gọi, “khả năng sử dụng vũ lực là điều không thể loại trừ khỏi Bắc cực, vì tính chất phức tạp của các tranh chấp chủ quyền”, theo The Economist.
Năm 2009, Trợ lý ngoại trưởng Hồ Chính Dược đã tuyên bố các nước vùng cực phải “bảo đảm sự cân bằng quyền lợi của các quốc gia duyên hải cũng như lợi ích chung của cộng đồng thế giới”.
Tháng 3.2010, chuẩn đô đốc đã nghỉ hưu Doãn Trác nói rằng “Bắc cực thuộc về tất cả các dân tộc trên thế giới và chẳng nước nào có thể tuyên bố chủ quyền với nó cả”. Và vị này còn nói thêm rằng Trung Quốc phải có quyền với nguồn tài nguyên Bắc cực.
Mặc dù những tuyên bố nói trên đã được làm mềm đi trong cả hai tuyên bố chính thức và báo chí nhà nước nhưng những phát ngôn quen thuộc của Trung Quốc đã lộ ra một chút đe dọa. Bắc Kinh sau đó đã phải nhấn mạnh sự tôn trọng của mình đối với Hội đồng Bắc cực, và hạn chế nghiêm ngặt những tuyên bố nóng vội, nhằm nghiên cứu lại chiến lược ngoại giao của mình.
Cụ thể, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu tại một cuộc họp báo hồi đầu năm 2013 rằng, “các nước Bắc cực và các nước không thuộc Bắc cực cần phải hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại Bắc cực, dựa trên việc công nhận lẫn nhau và tôn trọng các quyền của nhau cũng như sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau”.
Động cơ ẩn giấu sau những tuyên bố hùng hồn của Bắc Kinh là nhằm mục đích xác định Bắc cực như là lãnh thổ quốc tế, và bất kỳ thay đổi nào đều có liên quan đến các quốc gia trên thế giới, theo The Diplomat. Đồng thời, Bắc Kinh cũng nỗ lực giảm nhẹ những ám chỉ cho rằng Trung Quốc không hài lòng với sự cân bằng quyền lực hiện tại ở Bắc cực.
Theo TNO











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Houthi lại bắn hạ MQ-9, Mỹ tập kích Yemen dồn dập

Bộ đàm Ukraine gây chú ý cho quân đội Mỹ

Google sẽ kháng cáo phán quyết của tòa án Mỹ

Lý do khiến Saudi Arabia 'đổi chiều quan điểm' về thỏa thuận hạt nhân Iran

Mỹ siết thuế khiến các 'hổ châu Á' tính đổ vốn vào siêu dự án khí đốt Alaska

Ông Klaus Schwab rút khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị WEF

Trung Quốc hoan nghênh mọi nỗ lực thúc đẩy ngừng bắn tại Ukraine

EU khẳng định thực thi toàn bộ các quy định kỹ thuật số

Lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump huy động được số tiền kỷ lục 239 triệu USD

Bị xử tù vì tội ác do thù hận

Mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Mỹ

Hòa bình Nga, Ukraine còn nhiều trắc trở
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nam đắc tội với cả Triệu Lệ Dĩnh và Lưu Diệc Phi, đóng phim với ai cũng chơi xấu người đó
Hậu trường phim
23:52:20 21/04/2025
Những yếu tố làm nên hành trình Tìm Xác: Ma Không Đầu ra rạp tháng 4 này
Phim việt
23:42:31 21/04/2025
Bắt gặp mỹ nhân từng thi Hoa hậu ăn thức ăn thừa ở nhà hàng, đóng phim nhiều năm vẫn không đủ sống
Sao châu á
23:38:04 21/04/2025
Nam nghệ sĩ bị đột quỵ: "Tôi chết lâm sàng mấy giây, được đưa vào bệnh viện ở Hà Nội"
Sao việt
23:26:40 21/04/2025
Bộ VHTT&DL nói về thông tin 'ưu tiên concert Anh trai say hi hơn tuyển Việt Nam'
Nhạc việt
23:23:35 21/04/2025
9 thí sinh đầu tiên vào top 30 'Tân binh toàn năng' gây sốt mạng xã hội
Tv show
23:19:10 21/04/2025
3 triệu lượt xem CEO tỷ phú có phản ứng đặc biệt khi Lisa thổ lộ tình cảm tại Coachella
Nhạc quốc tế
22:55:58 21/04/2025
Elizabeth Hurley công khai hẹn hò cha của Miley Cyrus
Sao âu mỹ
22:43:03 21/04/2025
Phó Chủ tịch Thanh Hóa: Rất tiếc vì vụ thuốc tân dược giả kéo dài tới 4 năm
Pháp luật
22:30:25 21/04/2025
Quảng Bình: Tìm thấy thi thể 2 học sinh mất tích khi đi tắm sông
Tin nổi bật
22:24:07 21/04/2025