Khám phá chiến đấu cơ F-14 Mỹ từng điều tới Việt Nam
Ít ai biết rằng Hải quân Mỹ từng triển khai chiến đấu cơ F-14 thế hệ mới nhất bấy giờ tới Việt Nam.
Chính thức trang bị cho Hải quân Mỹ từ năm 1974, tiêm kích hạm F-14 được xem là chiến đấu cơ thuộc hàng hiện đại nhất của nước Mỹ thời bấy giờ. Sứ mệnh đầu tiên của F-14 rất bất ngờ lại chính là Việt Nam – nơi mà người Mỹ thất bại ê chề 2 năm trước đó trong Chiến dịch Linebacker II và buộc phải ký kết Hiệp định Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam, bên cạnh đó là buộc phải rút quân hoàn toàn. Vậy tại sao các chiến đấu cơ F-14 lại xuất hiện ở miền Nam Việt Nam năm 1975.
Đầu năm 1975, tàu sân bay USS Enterprise (CVN-65) mang theo liên đội hàng không với hai phi đội tiêm kích F-14A (VF-1 và VF-2) hành quân tới vùng biển Việt Nam tham gia “chiến dịch Gió lốc” di tản toàn bộ công dân Mỹ khỏi Sài Gòn vào tháng 4/1975. Trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch này, các máy bay F-14 đã tiến hành hoạt động suốt tuyến đường bay của trực thăng di tản người Mỹ. Đây chính là sứ mệnh đầu tiên của F-14 và cũng là cuối cùng của mẫu máy bay chiến đấu tối tân này ở Việt Nam.
F-14 Tomcat (mèo đực) là máy bay chiến đấu kiểu cánh cụp cánh xòe, hai động cơ, hai chỗ ngồi, tốc độ siêu âm do Tổng Cty hàng không Grumman phát triển từ cuối năm 1970. Nguyên mẫu thực hiện chuyến thử đầu tiên vào tháng 12/1970, chính thức biên chế cho Hải quân Mỹ mà trực tiếp là liên đội hàng không trên tàu sân bay USS Enterprise vào ngày 22/9/1974.
Chiến đấu cơ F-14 được thiết kế cho nhiệm vụ chính là chiếm ưu trên thế trên không, phòng không, đánh chặn, trinh sát hàng không chiến thuật và có thể tấn công mặt đất.
F-14 được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe được kiểm soát hoàn toàn tự động bởi “máy tính dữ liệu hàng không trung tâm”.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu F-14 khi khép cánh hết góc.
F-14 được trang bị cặp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy TF30 (hoặc còn gọi là JT10A) cung cấp lực đẩy tổng thể đến 93kN/chiếc, cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa Mach 2,34. Tuy nhiên động cơ TF30 bị chỉ trích nhiều là thiếu tin cậy, dẫn tới tai nạn cho các máy bay F-14. Dẫu vậy, có tới 70% số F-14 (trong tổng số 712 chiếc F-14 được chế tạo từ 1969-1991) sử dụng động cơ TF30, các biến thể sau này gồm F-14B/D được trang bị động cơ tin cậy hơn là F110-GE-400.
Máy bay đạt tốc độ vượt âm thanh Mach 2,34 tức 2.485km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu 926km, trần bay 15,2km, vận tốc leo cao 229m/s.
Mặc dù có tính năng bay cao, không thua kém MiG, tuy nhiên việc dùng kiểu cánh cụp cánh xòe khiến F-14 không hề thích hợp để không chiến quần vòng. Rất may, nó được trang bị radar mạnh giúp nó mang những tên lửa đối không tầm xa đem lại ưu thế đáng kể trước MiG.
Biến thể sản xuất nhiều nhất F-14A được trang bị radar mạng pha băng X AN/AWG-9 tích hợp khả năng nhạn diện địch – ta, theo dõi cùng lúc 24 mục tiêu, bắt bám trong chế độ “theo dõi trong khi quét” 6 mục tiêu cách 97km, có khả năng khóa mục tiêu nhỏ ở trần bay thấp như tên lửa hành trình, phát hiện máy bay ném bom cách đến 160km. Từ biến thể F-14D (sản xuất số lượng nhỏ) sử dụng radar AN/APG-71 có tầm trinh sát đến 370km. Ảnh: Màn hình hiện sóng radar AN/AWG-9.
Ngoài AN/AWG-9, F-15 còn được trang bị cảm biến tìm kiếm – theo dõi hồng ngoại AN/ALR-23 hoặc trạm quang học/hồng ngoại AAX-1 có khả năng nhận diện và theo dõi máy bay ở cự ly tối đa đến 97km với mục tiêu lớn (như máy bay ném bom).
Máy bay chiến đấu F-14 được trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm (với 675 viên đạn) và 10 giá treo mang tổng cộng 6,6 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không, không đối đất và bom thông minh.
Khả năng tác chiến không đối không của F-14 là rất đáng gờm với việc mang tổng cộng 8 tên lửa không đối không tầm ngắn – tầm trung hỗn hợp tùy từng nhiệm vụ cụ thể. Trong ảnh, F-14 mang tới 6 tên lửa không đối không tầm siêu xa AIM-54 Phoenix.
AIM-54 từng là “sát thủ diệt chim sắt” mạnh nhất của Không lực Mỹ, với tầm bắn lên tới 190km, độ cao bắn hạ mục tiêu đến 24km, tốc độ bay Mach 5, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động (kích hoạt khi cách mục tiêu 18km).
Theo_Kiến Thức
"Bắt chước" Việt Nam, Indonesia mua tên lửa chống radar Nga
Chính phủ Indonesia dự định chi khoản ngân sách trị giá 48 triệu USD để mua tên lửa chống radar Kh-31P và tên lửa hành trình Kh-59 từ Nga.
Chính phủ Indonesia dự định chi khoản ngân sách trị giá 48 triệu USD để mua tên lửa chống radar Kh-31P và tên lửa hành trình Kh-59 từ Nga.
Jane's Defence Weekly, Anh dẫn lời một nguồn tin trong quân đội Indonesia cho biết, không quân nước này đang lên kế hoạch mua số lượng lớn tên lửa hàng không từ Nga. Theo kế hoạch đề nghị lên Ủy ban Ngân sách quốc gia, không quân xứ sở vạn đảo sẽ mua lô tên lửa chống radar Kh-31Pvà chống hạm Kh-31A trị giá 24 triệu USD, tên lửa không đối đất Kh-59ME trị giá 18 triệu USD.
Ngoài việc mua vũ khí từ Nga, Indonesia sẽ mua thêm tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM từ Mỹ với chi phí khoảng 6 triệu USD. Tổng ngân sách dành cho việc mua vũ khí mới khoảng 48 triệu USD.
Theo Trung tâm phân tích mua sắm vũ khí toàn cầu (TSAMTO), Nga, Kh-31A là một loại tên lửa chống hạm tốc độ cao được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến đối phương trong mọi điều kiện thời tiết. Tên lửa có trọng lượng 610 kg, mang theo đầu đạn nặng 94 kg.
Tiêm kích Su-30 phóng tên lửa chống bức xạ Kh-31P. Ảnh: Ausairpower
Kh-31A là bản thu nhỏ của tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit. Tên lửa tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 3,5 (khoảng 3.600 km/h) nên hầu như không thể đánh chặn. Kh-31A có tầm bắn tối thiểu 7,5 km, tối đa 70 km.
Trong khi đó, tên lửa Kh-31P là phiên bản chuyên dùng cho nhiệm vụ chống radar phát triển từ Kh-31A. Tên lửa được thiết kế để phá hủy hệ thống radar phòng không trên các tàu chiến hay trên đất liền. Kh-31P có tầm bắn khoảng 110 km, mang theo đầu đạn nặng 87 kg.
Lưu ý rằng, hiện trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Malaysia đã trang bị tên lửa Kh-31A/P.
Còn Kh-59ME là một loại vũ khí hàng không chuyên dùng để tấn công các mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao. Đây là phiên bản xuất khẩu từ Kh-59M dùng trong Không quân Nga. Kh-59ME được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính và radar chủ động hoặc cảm biến quang truyền hình ở pha cuối. Tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ từ 2-3 m.
Kh-59ME có tầm bắn khoảng 115 km, mang theo đầu đạn nặng 320 kg. Giới phân tích quân sự đánh giá, Kh-59ME là một trong những tên lửa không đối đất hàng đầu thế giới hiện nay. Kế hoạch mua lô tên lửa hiện đại từ Nga để trang bị cho tiêm kích Su-27 và Su-30 đang hoạt động trong biên chế Không quân Indonesia.
Riêng kế hoạch mua tên lửa không đối không AIM-120 từ Mỹ sẽ được đề xuất lên Quốc hội Mỹ thông qua đề xuất bán hàng quân sự nước ngoài. Nếu được Washington phê duyệt, các tên lửa này sẽ trang bị cho tiêm kích F-16 C/D mua từ Mỹ.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán cho Indonesia 30 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X và các thiết bị liên quan trị giá 47 triệu USD.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Myanmar tự đóng khinh hạm tàng hình Hải quân Myanmar vừa tiếp nhận khinh hạm tàng hình UMS Sin Phyu Shin (F 14), trong nỗ lực trở thành lực lượng có sức mạnh hàng đầu Đông Nam Á. Buổi lễ bàn giao tàu chiến mới diễn ra đúng dịp kỷ niệm 68 năm thành lập Hải quân Myanmar vào ngày 24/12. Tướng Min Aung Hlaing, Tư lệnh lực lượng vũ...