Khám phá cầu di động của quân đội các nước
Xe bắc cầu bọc thép là phương tiện cơ giới không thể thiếu giúp quân đội các nước vượt hầm hào, công sự, khe suối trong các chiến dịch.
PTA 2 là loạ i xe bắc cầu bọc thép do công ty CNIM phát triển cho quân đội Pháp. Hợp đồng được ký kết giữa quân đội và nhà sản xuất CNIM vào năm 2003, bàn giao cho quân đội Pháp từ năm 2012. PTA 2 có thể lắp thành một chiếc cầu dài 24m chỉ trong 5 phút, cầu này có thể chịu được tải trọng tới 70 tấn. Cầu PTA 2 lắp trên khung gầm xe tải 10×10 bánh với khả năng cơ động rất cao. Người ta thiết kế cầu này để hỗ trợ cho xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc vượt qua những khu vực nhiều hầm hào, công sự, khe suối. Ảnh: Military – Today.com.
Xe bắc cầu bọc thép di động PSB 2 là sản phẩm của công ty Krauss-Maffei Wegmann theo yêu cầu của quân đội Đức và Hà Lan. PSB 2 gồm 3 module cầu lắp trên khung gầm xe tăng Leopard 2. Nó có thể lắp thành một cây cầu dài 28,7m trong vòng 8 phút. Module cầu MLC-70 có thể chịu được tải trọng tới 70 tấn đủ sức cho các loại xe tăng chiến đấu chủ lực vượt sông, suối. Ảnh: Military – Today.com.
Cầu bọc thép Arjun BLT do Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) phát triển. Nó gồm 2 module cầu MLC-70 lắp trên khung gầm xe tăng Arjun. Arjun BLT có thể lắp thành cây cầu dài từ 24-26m trong vòng 5 phút, cầu chịu được tải trọng tối đa 70 tấn. Ảnh: Military-Today.com.
Cầu bọc thép M60 AVLB là sản phẩm của tập đoàn General Dynamics và được sử dụng bởi quân đội Mỹ cùng một số khách hàng nước ngoài. Nó gồm 2 module cầu MLC-60 có chiều dài tổng thể 19m, cầu này chịu được tải trọng 60 tấn. M60 AVLB lắp trên khung gầm xe tăng M60A1. Nhược điểm của cầu này là tải trọng thấp nên chỉ có thể hỗ trợ cho các loại xe tăng hạng trung hay các loại xe thiết giáp khác. Ảnh: Military -Today.com.
Cầu bọc thép MTU-90 do Nga phát triển dựa trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Nó gồm 3 module cầu MLC-50 có thể lắp thành một cây cầu dài 25m chỉ trong 3 phút. Cầu này có thể chịu được tải trọng 50 tấn. Ưu điểm của MTU-90 là ê kíp vận hành không cần bước ra khỏi xe trong quá trình triển khai và thu hồi cầu. Ngoài ra, khung gầm giữ nguyên đặc tính bảo vệ như trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 giúp ê kíp vận hành an toàn hơn trước các loại vũ khí của đối phương. Ảnh: Military – Today.com.
MTU-72 là loại xe bắc cầu bọc thép lắp trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72. Nó có thể lắp một cây cầu dài 20 m trong vòng 3 phút. MTU-72 sử dụng module cầu MLC-50 có khả năng chịu tải trọng tối đa 50 tấn. Nó có thể hỗ trợ cho xe tăng T-72 hay các loại xe tăng hạng trung của Nga vượt suối, hầm hào, công sự. Ảnh: Military – Today.com.
Cầu bọc thép Titan do Bae Systems phát triển và đưa vào sử dụng trong quân đội Anh từ năm 2006. Nó là loại cầu triển khai nhanh nhất và có mức độ bảo vệ tốt nhất thế giới. Titan chứa module cầu MLC-70 có thể lắp thành cây cầu dài 26m chỉ trong 2 phút. Titan có thể chịu được tải trọng tối đa 70 tấn đủ sức cho xe tăng chiến đấu chủ lực Challenge vượt các hầm hào, công sự, khe suối. Ảnh: Military – Today.com.
M104 Wolverine do General Dynamics phát triển và đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 2003. Nó gồm 2 module cầu MLC-70 có thể lắp thành cây cầu dài 26m trong vòng 4 phút. M104 lắp trên khung gầm sửa đổi từ xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams. M104 Wolverine có thể chịu được tải trọng tối đa 70 tấn đủ sức cho xe tăng M1A2 nặng 68 tấn vượt hầm hào, khe, suối. Ảnh: Military – Today.com.
Video đang HOT
Theo_Kiến Thức
Hải quân Pháp lên kế hoạch thống trị đại dương
Mặc dù đang trong tình trạng suy thoái kinh tế, Pháp vẫn tiếp tục theo đuổi kế hoạch xây dựng lực lượng hải quân viễn dương có khả năng triển khai sức mạnh trên mặt nước, dưới nước và từ trên không.
Defense News cho hay, hạn chế về ngân sách đã dẫn đến việc Hải quân Pháp phải đưa ra một số lựa chọn nhưng đến năm 2025, lực lượng này sẽ có tất cả những khả năng cần thiết để thực hiện các dạng nhiệm vụ khác nhau, từ phòng ngự đến an ninh, từ cường độ thấp đến cao.
Các chương trình phát triển lực lượng thời gian tới của Pháp gồm có:
Chương trình khinh hạm đa năng FREMM: Năm 2016, Hải quân Pháp sẽ lựa chọn một mẫu tái thiết kế khả thi cho các tàu FREMM số 9, 10 và 11, thời gian bàn giao dự kiến là vào năm 2020.
Ba con tàu này có thể là tàu "cỡ trung", với lượng giãn nước trong khoảng 2.500 (giống một tàu hộ tống) đến 6.000 tấn (như tàu FREMM hiện tại).
Chúng có thể mang thiết kế tương tự khinh hạm lớp La Fayette, nhẹ hơn và không trang bị nhiều vũ khí như FREMM.
Các tàu FREMM thứ 7 và 8 sẽ là phiên bản phòng không, dự kiến bàn giao trong khoảng năm 2020-2022.
Các khinh hạm đa năng FREMM sẽ là trụ cột cho lực lượng tác chiến mặt nước của Hải quân Pháp thời gian tới
Theo kế hoạch, đến năm 2019, Hải quân Pháp sẽ có 6 chiến hạm chống ngầm đa năng lớp FREMM. Tập đoàn DCNS đã bàn giao chiếc đầu tiên mang tên Aquitaine trong năm 2012.
Chiếc thứ 2 mang tên Normandie sẽ là chiếc đầu tiên tích hợp phiên bản hải quân của tên lửa hành trình do MBDA phát triển. Con tàu này sẽ được bàn giao vào cuối năm nay, các loại vũ khí tầm xa sẽ được tích hợp trong năm 2015, mang lại một "khả năng chiến lược mới" cho Hải quân Pháp.
Như vậy, trong tương lai, Hải quân Pháp dự kiến sẽ tiếp nhận 11 chiến hạm FREMM, trong đó có 9 tàu là phiên bản chống ngầm và 2 tàu là phiên bản phòng không.
Lực lượng tàu ngầm: Hải quân Pháp có kế hoạch mua khoảng 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Barracuda để thay thế cho tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Rubis nghỉ hưu sau 35 năm phục vụ. Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Barracuda có thể trang bị tên lửa hành trình hay triển khai lực lượng đặc biệt.
Con tàu có khả năng tàng hình và áp dụng công nghệ từng được phát triển cho các tàu mang tên lửa đạn đạo lớp Triomphant.
Pháp cũng bắt đầu những nghiên cứu về thế hệ tương lai của các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Việc đóng mới dự kiến sẽ tiến hành vào giữa thập kỷ tới. Mặc dù bản thiết kế mới chưa hoàn thiện nhưng nó sẽ có kích thước và trọng tải tương đương với tàu ngầm hạt nhân lớp Triomphant để hạn chế chi phí.
4 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Triomphant đại diện cho sức mạnh răn đe hạt nhân trên biển của Pháp.
Hiện tại, 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Triomphant đang là thành phần chủ chốt cho năng lực răn đe hạt nhân trên biển của Pháp, trong khi tàu sân bay Charles de Gaulle mang theo tiêm kích đa năng Rafale là nền tảng sức mạnh trên không của nước này.
Tàu tuần tra bảo vệ chủ quyền: Hải quân Pháp sắp kết thúc hợp đồng thuê 3 năm tàu tuần tra ngoài khơi (OPV) L'Adroit do DCNS tài trợ và đóng mới. Phát ngôn viên của DCNS hy vọng hợp đồng sẽ được gia hạn thêm khoảng 1 năm.
Pháp cũng dựa trên nền tảng tàu L'Adroit để thiết lập thông số kỹ thuật cho dự án tàu tuần tra đa năng tương lai mang tên Batsimar.
Tàu tuần tra mới sẽ là phương tiện chủ lực để Pháp bảo vệ chủ quyền tại những vùng lãnh thổ xa xôi như vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi Guiana thuộc Pháp. Các tàu OPV mới dự kiến đi vào phục vụ từ năm 2024.
Tàu tuần tra L'Adroit (lớp Gowind)
Ngoài ra, các quan chức tại Cơ quan mua sắm quốc phòng nhà nước Pháp (DGA) đang thảo luận để mua thêm 8 tàu hậu cần đa năng BSAH. Vấn đề này được đưa ra sau khi kế hoạch thuê tàu với một đối tác tư nhân bị thất bại. Năm tới, DGA kỳ vọng sẽ đặt hàng 2 chiếc tàu BSAH đầu tiên với kế hoạch chuyển giao vào năm 2017.
Sức mạnh trên không: Các trực thăng của Hải quân Pháp sẽ được trang bị tên lửa chống tàu mới trong chương trình hợp tác với Anh. Các tên lửa mới sẽ cho phép phi công tiêu diệt các tàu thuyền nhỏ tốc độ cao trong môi trường chiến đấu ven biển phức tạp.
Bên cạnh đó, Hải quân Anh và Pháp đang tăng cường tham gia vào các chương trình hợp tác song phương như hệ thống chống mìn tương lai.
Chính phủ Anh cho biết thỏa thuận mà 2 bên đạt được là một hợp đồng trị giá 16 triệu USD để phát triển các phương tiện dưới nước có khả năng tìm kiếm và vô hiệu hóa mìn hải quân.
Theo Tri Thức
Quân đội Đức vẫn đáng sợ bậc nhất Quân đội Đức đang gặp những khó khăn thực sự hay đây chỉ là chiêu "giấu mình chờ thời" để né những yêu cầu của NATO? 1. Sức mạnh đáng nể Một trong những mục tiêu chủ yếu của việc thành lập khối quân sự NATO năm 1949 là kiểm soát nước Đức - lúc bấy giờ là Tây Đức. Tây Đức nằm...