Khám phá cảnh đẹp thác Pa Sỹ – Kon Tum
Thác Pa Sỹ khác với những thác khác tại Tây Nguyên vì nơi đây chỉ mới được đưa vào du lịch nên cơ sở hạ tầng vẫn chưa hiện đại bằng nhưng vẻ hoang sơ chưa được khai thác nhiều lại là điểm hấp dẫn khách du lịch.
Thác Pa Sỹ thuộc xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Ngọn thác cách thị trấn Măng Đen khoảng 9km. Với tổng diện tích là 25ha cùng với độ cao khoảng 45m đổ từ trên cao xuống, và độ cao khoảng 1500 mét so với mực nước biển.
Khí hậu ở đây đặc biệt rất trong lành và mát mẻ quanh năm. Tương truyền, thác Pa Sỹ gắn liền với truyền thuyết ” Bảy hồ, ba thác” là câu chuyện truyền miệng của người dân tộc Mơ Nâm. Trong đó 3 ngọn thác được tạo thành từ 3 ngọn suối lớn nhất ở Măng Đen là thác Pa Sỹ, Đak Ke và Lô Ba . Thác Pa Sỹ là ngọn thác lớn nhất vùng có tên gốc là Pau Suh nghĩa là 3 ngọn suối chụm lại sau này tên được người Kinh đọc lệch đi là Pa Sỹ.
Cận cảnh thác Pa Sỹ – Ảnh: Binh Bui
Dòng thác chảy từ trên cao lúc được ví như một dải lụa trắng tinh khôi giữa phông nền xanh của núi rừng đại ngàn, lúc thì được ví như nàng tiên tóc dài giữa núi rừng Măng Đen. Thác đẹp nhất là vào mùa mưa, nước đổ nhiều hơn, tại thác sẽ có mưa phùn nhẹ kèm theo sương mù làm cho thác Pa Sỹ có một khung cảnh mơ hồ, huyền ảo sẽ tạo cho du khách cảm giác như đến chốn bồng lai tiên cảnh. Để ngắm trọn vẻ đẹp hùng vĩ của con thác du khách nên đứng từ cây cầu vắt ngang hồ.
Dưới chân thác là một hồ nước trong xanh, sạch, mát. Tại vùng đất Tây Nguyên đại ngàn có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Vào mùa khô, thời tiết có chút hanh khô và nắng ấm, nhưng khi xuống thác bạn sẽ cảm thấy không khí đặc biệt trong lành và mát mẻ bên cạnh đó dòng thác đổ từ trên cao xuống xuyên qua ánh nắng tạo thành dải lụa cầu vồng đa sắc vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hoang dã giữa núi rừng cực đẹp.
hấp thoáng những ngôi nhà rông, nhà sàn giữa núi rừng Kon Tum – Ảnh: Binh Bui
Video đang HOT
Nghỉ ngơi trong những chòi lá xung quanh thác bạn có thể vừa đắm mình trong không gian thiên nhiên tuyệt đẹp của khu du lịch thác Pa Sỹ vừa có thể thưởng thức những món ăn đặc sản của núi rừng. Chỉ một miếng cơm lam cùng thịt gà rừng nướng, hay món heo quay Măng Đen thơm ngon cùng với ché rượu cần cũng khiến bạn thổn thức.
Chẳng sơn hào hải vị, chẳng không gian nhà hàng 5 sao thế nhưng món ăn ở đây lại hấp dẫn đến lạ thường. Du khách đến đây còn có thể tìm hiểu về không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống của người đồng bào Mơ Nâm tại làng Kon Tu Rằng. Học hỏi cách làm những vật dụng sinh hoạt bình thường từ mây tre nữa hay xem cách người đồng bào làm rượu cần…
Đặc sắc áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên
Ngày 29/10, tại thác Pa Sỹ, thị trấn Măng Đen, UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã phối hợp nhà thiết kế Minh Hạnh tổ chức Chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên.
Toàn cảnh buổi trình diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên tại tại thác Pa Sỹ, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum).
Đây là lần đầu tiên có chương trình thời trang thổ cẩm được biểu diễn với không gian chính là chung quanh lòng hồ thác Pa Sỹ và rừng thông thơ mộng.
Hơn 100 diễn viên không chuyên người dân tộc và 40 nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu đã diễn đạt câu chuyện thổ cẩm dệt bằng sợi tơ của Bảo Lộc giữa rừng núi đại ngàn Tây Nguyên, nơi được mệnh danh là "nàng thơ" của Kon Tum.
Hoa hậu Ngọc Hân trình diễn các mẫu áo dài thổ cẩm Tây Nguyên.
Sự kết hợp giữa áo dài thổ cẩm Tây Nguyên và thác Pa Sỹ tạo nên 1 bức tranh tuyệt đẹp.
Các màn trình diễn được diễn ra trong khung cảnh đẹp huyền bí thơ mộng như tiên cảnh.
Lần đầu tiên áo dài trên nền vải thổ cẩm xuất hiện tại thác Pa Sỹ, là sự kết hợp độc đáo của những kiệt tác thiên nhiên và con người.
Nhà thiết kế Minh Hạnh cho biết, những chiếc áo dài trên nền vải thổ cẩm là sản phẩm vải độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như: Ê Đê, Ba Na, Xê Đăng... Với mỗi cộng đồng dân tộc, các họa tiết thổ cẩm sẽ khác nhau, cách phối màu cũng khác nhau.
Rất đông du khách thập phương và người dân Kon Tum đến xem chương trình trình diễn áo dài đặc biệt này.
Hình ảnh những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Tây Nguyên đẹp mê hồn trong khung cảnh thác Pa Sỹ.
Chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên đã thu hút hàng trăm lượt du khách đến xem, với sự tham gia trình diễn của 80% diễn viên là học sinh dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum.
Nét đẹp từ thổ cẩm Tây Nguyên tại buổi trình diễn.
Các người mẫu, diễn viên hòa mình trong khung cảnh huyền ảo của buổi trình diễn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông Đặng Quang Hà, chia sẻ: Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Đây là lần đầu tiên bộ sưu tập áo dài trên nền vải thổ cẩm của nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh và 10 nhà thiết kế nổi tiếng trong nước chính thức hội tụ tại Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ tươi đẹp, hùng vĩ này sẽ khởi nguồn cho sự phát triển của thổ cẩm Tây Nguyên nói chung và thổ cẩm Kon Tum, Kon Plông nói riêng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông Đặng Quang Hà tặng hoa chúc mừng nhà thiết kế Minh Hạnh sau khi kết thúc chương trình.
Xả stress với cảnh sắc thanh bình của 'nàng công chúa ngủ trong rừng' ở Kon Tum Hồ Đak Ke theo tên địa phương gọi là hồ Toong Rơ Pông, thuộc khu du lịch sinh thái Măng Đen. Những ai từng đến vùng đất Kon Tum hẳn đã nghe đến truyền thuyết 7 hồ 3 thác lừng danh tại khu du lịch sinh thái Măng Đen. 7 hồ nước tự nhiên được ví như những nàng công chúa ngủ trong...