Khám phá các ngọn hải đăng ở Bình Định
Cả nước có 92 ngọn hải đăng, trong số này tỉnh Bình Định góp phần 3 ngọn, gồm: Cù Lao Xanh, Phước Mai và Hòn Nước.
Có một điểm gần như đã thành quy luật với cả thế giới, đó là tất cả những nơi có hải đăng đều đẹp và đáng khám phá. Hành trình khám phá các ngọn hải đăng Bình Định sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.
1. Cách trung tâm TP Quy Nhơn tầm 10 phút đi thuyền là làng chài Hải Minh (KV 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) bình yên. Nằm chếch về phía cửa biển gần tượng đài Trần Hưng Đạo ở làng chài Hải Minh là hải đăng Phước Mai vươn mình trên chóp núi, hằng đêm chớp đèn hướng dẫn tàu thuyền qua lại cửa biển Quy Nhơn.
Hải đăng Phước Mai nằm tại khu vực cửa biển Quy Nhơn, mang vẻ đẹp bình dị.
Hải đăng Phước Mai do người Pháp xây dựng cách nay hơn 100 năm, phần trụ tháp hình tròn có chiều cao 8 m và cao 52 m so với mực nước biển. Đèn có ánh sáng trắng với tầm chiếu xa vào ban đêm là 18 hải lý, chu kỳ chớp 15 giây/lần. Hải đăng Phước Mai tuy không nổi tiếng như những ngọn hải đăng khác, nhưng bù lại tọa lạc ở vị trí gần thành phố với cảnh sắc thơ mộng. Đứng ở khuôn viên hải đăng trong tầm mắt bạn là phố biển Quy Nhơn trở nên duyên dáng lạ lùng. Trong khuôn viên hải đăng có dấu tích cổng pháo đài Hổ Ky cùng với hệ thống lũy đá được xây dựng từ thời nhà Nguyễn để bảo vệ cửa biển; bên dưới là Bãi Rạn mang vẻ đẹp nguyên sơ với cát vàng mịn, nhiều gộp đá, hang hốc đẹp mắt.
2. Đến xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, bạn đừng bỏ qua cơ hội tham quan hải đăng Cù Lao Xanh. Ngọn đèn biển này được xây dựng từ thời Pháp thuộc cách nay hơn 130 năm. Hải đăng Cù Lao Xanh cao 119 m so với mực nước biển, tháp đèn cao 16 m, đường kính rộng 3 m, tầm hiệu lực chiếu sáng ban đêm 27 hải lý. Hải đăng được xây bằng đá tảng lớn vững chắc, bên trong có một cầu thang lượn hình xoắn ốc với 58 bậc dẫn tới tầng chính là nơi để đèn. Tại đây còn có khu nhà 2 tầng với chiều rộng 10 m, chiều dài 40 m, có 16 phòng. ặc biệt ở đây còn có một hệ thống dự trữ nước mưa với hệ thống hứng, dẫn nước, lưới lọc làm sạch nước; theo lời những người gác hải đăng, nước ở hệ thống này chưa bao giờ cạn.
Hải đăng Cù Lao Xanh được xây dựng cách nay hơn 130 năm, theo lối kiến trúc hòa quyện phong cách phương Tây và phương Đông.
Hải đăng Cù Lao Xanh mang trong mình một vẻ đẹp nên thơ. Đứng trên tháp đèn, nhìn bao quát cả biển trời, bên dưới là khu dân cư trên đảo với những nếp nhà mái ngói đỏ tươi nằm dưới những hàng dừa xanh che bóng cây trải dài ôm bờ cát trắng, từng đoàn thuyền đánh cá nhấp nhô giữa sóng nước và xa xa là TP Quy Nhơn xinh đẹp. Gần bên hải đăng là cột cờ Tổ quốc, cũng là điểm check – in thú vị khi đến Nhơn Châu.
3. Về thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ), đến tham quan hải đăng Hòn Nước, bạn sẽ cảm thấy nhiều điều thú vị. Men theo con đường mòn dưới núi Gò Dưa xanh ngút ngàn cỏ cây, bạn sẽ tới hải đăng Hòn Nước. Ngọn hải đăng này cũng được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên vịnh Vũng Mới, song có một thời gian dài bị bỏ hoang. Mãi đến những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, hải đăng mới được xây dựng lại và được đặt tên mới là hải đăng Hòn Nước – đọc trại theo tên của Hòn Nược – một đảo nhỏ trong vịnh Vũng Mới.
Hải đăng Hòn Nước nằm tại khu vực biển mang vẻ đẹp nguyên sơ.
Video đang HOT
Hải đăng Hòn Nước có tháp đèn cao 16,2 m, xây bằng đá có màu xám sẫm, độ cao của tâm sáng so với mực nước biển là 62,5 m. Đèn phát ánh sáng trắng, chớp đơn theo chu kỳ 5 giây/lần với tầm hiệu lực vào ban đêm là 18 hải lý. Từ trên ngọn hải đăng, phóng tầm mắt về dãy núi Gò Dưa hữu tình, chiêm ngưỡng toàn cảnh biển cả nguyên sơ quyến rũ, tận hưởng những luồng gió mát từ biển thổi vào làm tan biến bao mệt mỏi do di chuyển đường xa.
Đến đây, ngoài tham quan hải đăng Hòn Nước, bạn cũng có thể khám phá thêm nhiều cảnh đẹp sơn thanh thủy tú khác như Mũi Vi Rồng, Hòn Đụng, tìm hiểu đời sống ngư dân làng chài…
Cù Lao Xanh - Thiên đường biển đảo ở Bình Định
Nằm cách thành phố Quy Nhơn 13 hải lý, Cù Lao Xanh là một hòn đảo nhỏ xinh đẹp và yên bình, một thiên đường biển đảo mới đang chờ bạn khám phá.
Cù Lao Xanh hay còn gọi là đảo Vân Phi, là một hòn đảo nhỏ gần Vịnh Xuân Đài (tỉnh Phú Yên) nhưng địa giới hành chính lại thuộc xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Do vị trí đặc biệt như vậy nên có rất nhiều cách để đến Cù Lao Xanh, hoặc thuê tàu của ngư dân thôn Vịnh Hòa (thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên), hoặc tại Bãi Xếp (phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn). Cả hai lối đi này đều phải thuê tàu gỗ của ngư dân bản địa, do du lịch chưa phát triển.
Cách đi thông dụng được nhiều người lựa chọn nhất là xuất phát tại cảng Hàm Tử cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 1km. Tại đây có hai phương tiện để bạn lựa chọn ra đảo: cano cao tốc với giá 150-200 nghìn đồng/chiều, phải liên hệ trước. Hoặc rẻ hơn thì có tàu gỗ với giá 30 nghìn đồngmột người, ngày chỉ có hai chuyến tàu chợ như vậy. Cano sẽ mất 30-40 phút, tàu gỗ mất chừng hai tiếng mới đến nơi.
Đảo có diện tích 365ha với dân số khoảng 2.300 người phân bố trên ba thôn. Vị trí gần như biệt lập tách hẳn ra ngoài đại dương, cách thành phố Quy Nhơn khoảng trên dưới 20km, cách thị xã Sông Cầu (Phú Yên) 6km. Xa xôi như vậy nên Cù Lao Xanh hoàn toàn lạ lẫm trên bảo đồ du lịch nước ta, là điểm đến rất hoang sơ chưa chịu nhiều tác động của du lịch.
Cù Lao Xanh gây ấn tượng mạnh ngay từ cái nhìn đầu tiên, một hòn đảo nhỏ "xanh" tuyệt đối như tên gọi của nó, từ bầu trời, biển đến thảm thực vật trên đảo. Thậm chí đến vị trí cầu tàu, nơi tập trung nhiều thuyền bè, làng chài, dầu máy... cũng trong xanh, rất hiếm thấy rác dạt vào, một vấn nạn mà rất nhiều hòn đảo ở Việt Nam gặp phải.
Thời điểm lý tưởng nhất để đến đảo là khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8, cũng trùng với mùa du lịch biển đảo toàn bộ miền trung. Du khách nên tránh đi Cù Lao Xanh vào mùa mưa, biển động, cao điểm tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
Phương tiện đi lại chủ yếu trên đảo cho du khách là hệ thống xe điện được cải tạo lại cho thân thiện, xe máy cho thuê rất hiếm hoi và chủ yếu là dành cho khách ở homestay.
Cũng giống như hòn đảo nổi tiếng Cù Lao Chàm (ở Hội An), bạn hoàn toàn có thể đi trọn một vòng tham quan đảo bằng xe điện hoặc xe máy, khi toàn bộ đường sá đã được trải nhựa sạch đẹp, thiết kế một vòng tròn khép kín quanh đảo, đặc biệt là chạy qua toàn bộ điểm tham quan, du lịch chính ở đây.
Điểm dừng chân đầu tiên của du khách chính là ngọn "mắt thần" của biển, hải đăng Cù Lao Xanh. Đây là ngọn hải đăng cổ do người Pháp xây đã hơn 100 năm tuổi, kiến trúc là sự hòa trộn hai trường phái Đông - Tây, với chiều cao 119m so với mực nước biển, có thể chiếu xa đến 50km.
Mất chừng 20 phút leo dốc theo đường mòn lên trạm hải đăng và 32 bậc cầu thang xoáy trôn ốc mới tới đỉnh. Nhưng bù lại bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh hòn đảo Cù Lao Xanh bên dưới...
... từ cầu tàu, khu dân cư, làng chài, cột cờ chủ quyền, bãi đá Thảo Nguyên, đến khung cảnh tấp nập thuyền bè neo đậu trên nền biển xanh ngắt.
Bên con đường dưới trạm, nằm đối diện với ngọn hải đăng trăm tuổi là công trình Cột cờ Thanh niên hay còn gọi là cột cờ Tổ quốc. Đây là công trình được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam xây dựng và khánh thành 8-2015, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc, thể hiện tình yêu quê hương, biển đảo của đoàn viên, thanh niên, sinh viên.
Cột cờ cao 22,66m, có thân đế hình trụ vuông 2,2x2,2m, cao 5,05m xây bằng đá granite, ghi rõ tên đảo, kinh độ, vĩ độ chính xác của đảo Cù Lao Xanh. Phía sau cột cờ có hai phù điêu logo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam. Theo thiết kế, lá cờ treo ở đây sẽ có kích thước 4x6m nhưng thật đáng tiếc, đoàn chúng tôi đến đây đúng vào hôm thay mới lá cờ nên không chụp được toàn cảnh cột cờ chủ quyền với lá cờ đỏ sao vàng tung bay.
Tắm biển ở Cù Lao Xanh du khách có rất nhiều sự lựa chọn, tuy các bãi biển bé nhưng bù lại nước biển tất cả các nơi đều trong xanh như ngọc bích, bãi cát mịn, êm, thoải... với đội ngũ cứu hộ thường trực kiêm hướng dẫn viên rất tận tâm, chuyên nghiệp.
Các bãi biển đẹp nhất ở đây là Bãi Nhỏ, Bãi Gala, Bãi Đông, Bãi Nam (ngắm hoàng hôn).
Du khách ngoài những hoạt động truyền thống như tắm biển, lặn ngắm san hô còn có thể thử sức các trò chơi cảm giác mạnh trên biển như: cưỡi mô-tô nước, nằm trên phao nổi lênh đênh...
Nằm ở mặt sau của đảo (nếu tính cầu cảng, bến tàu là mặt trước) có một khu rừng đá khổng lồ được người dân địa phương gọi là bãi đá Thảo Nguyên, đây là một trong những điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi đến với Cù Lao Xanh. Từ cầu cảng sẽ mất chừng 10 phútđi xe điện theo con đường vòng quanh đảo là sẽ đến được bãi đá Thảo Nguyên này.
Từ bãi đá Thảo Nguyên có thể nhìn ngược lại về ngọn hải đăng. Đúng như tên gọi "Thảo Nguyên", nơi đây ấn tượng bởi là một thảo nguyên, một rừng đá tự nhiên với muôn hình vạn trạng và nhiều màu sắc khác nhau. Địa điểm này vừa hùng vĩ mà lãng mạn, thường được chọn là nơi "check-in" chụp ảnh tạo dáng của du khách.
Đây là hình ảnh mâm cơm tám món hải sản của chính người dân đảo Cù Lao Xanh phục vụ khách đi tour của mình. Còn rất mới mẻ nên Cù Lao Xanh chưa có nhiều đơn vị trong đất liền vào đầu tư, du lịch ở đây chủ yếu từ chính cư dân bản địa lập ra, rất bài bản từ việc thiết kế tour, quảng cáo, đón khách tại bến, xây dựng điểm vui chơi, cắm trại, xây dựng khách sạn, homestay, dịch vụ ăn uống...
Thiên đường du lịch hè Cù Lao Xanh Cách Quy Nhơn khoảng 30-40 phút đi cano, Cù Lao Xanh là điểm đến có khung cảnh còn hoang sơ, biển sạch và trong xanh. Một góc Cù Lao Xanh nhìn từ ngọn hải đăng trên đảo. Đảo khá nhỏ với diện tích chỉ 365 ha, nằm biệt lập, cách bờ biển Quy Nhơn 13 hải lý, thuộc vịnh Xuân Đài,khá gần thị...