Khám phá bí mật hậu trường lồng tiếng phim chưởng, phim bộ
Những giọng nói trong phim bộ Trung Quốc, Hong Kong không xa lạ gì với nhiều độc giả. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, ai là người ẩn sau những giọng nói đó?
Quy trình lồng tiếng phim bộ
Theo anh Võ Thanh Sang, diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp của nhiều nhóm phim phía nam như Đạt Phi, Sang Giang, Việt Hoa…, một ê-kíp lồng tiếng phim bộ thường gồm có 9 người (5 nam, 4 nữ), trong đó có 1 người được bầu là tổ trưởng. Tổ trưởng sẽ là người duy nhất trong nhóm được xem trước phim, đọc trước kịch bản và cũng là người sẽ phân vai cho mọi người. Một khi vai đã được giao, hầu như không có chuyện diễn viên từ chối hoặc đòi đổi sang vai khác. Lí do duy nhất để đoàn phim đổi vai là khi người diễn viên lồng tiếng không đủ khả năng đảm nhận hay hóa thân vào nhân vật.Diễn viên lồng tiếng phim bộ có khá nhiều khác biệt so với diễn viên lồng tiếng cho phim Việt. Đầu tiên, người lồng phim bộ không được xem trước, học thuộc thoại, cũng không hề có thời gian chuẩn bị. Như đã nói, khi tổ trưởng phân vai, ấy là khi công việc đã bắt đầu vào guồng. Cùng lắm chỉ là được đọc lướt qua những trang thoại có nhân vật của mình để hiểu tâm trạng, tình cảm của họ lúc đó, nhằm “diễn” cho trọn nhân vật.
Diễn viên Thanh Sang và một buổi làm việc của ê-kíp lồng tiếng phim.
Nếu ngoài phim trường, đạo diễn là người chỉ đạo mọi hoạt động của đoàn làm phim thì trong phòng thu, tổ trưởng là người chịu trách nhiệm nặng nề đó. Chọn ai vào vai gì, điều tiết, phân bổ người ra sao (vì một phim có đến hàng trăm nhân vật, trong khi ekip chỉ có 9 người, nên việc 1 diễn viên đảm nhận nhiều nhân vật là chuyện thường tình). Điều này đòi hỏi người tổ trưởng vừa phải dày dạn kinh nghiệm, vừa phải có tài nhìn người (thường cũng đã khá quen do làm việc với nhau lâu ngày).Anh Thanh Sang cũng chia sẻ, bí kíp phân vai của tổ trưởng thường là phân mỗi diễn viên một vai chính, các vai phụ thì hạn chế tối đa việc trùng lứa tuổi hoặc giống tính cách với nhân vật chính. Tuy nhiên, có nhiều phim, do số lượng nhân vật nhiều nên không tránh khỏi việc bỗng nhiên trong 1 cảnh có tới 2, thậm chí 3 nhân vật của cùng một diễn viên… đối thoại với nhau.Nếu các đoạn thoại chồng lên nhau thì sẽ thu làm nhiều lần trên nhiều đường tiếng rồi dùng kĩ thuật mix (trộn) vào nhau. Còn nếu không thì các diễn viên lần lượt diễn từng đoạn thoại của từng nhân vật. Điều này khiến không ít lần diễn viên rơi vào các tình huống hài hước như tự… cãi nhau một mình bằng nhiều giọng khác nhau. Nhiều diễn viên thậm chí còn bị… mỏi miệng vì vào đúng ngày có quá nhiều nhân vật do mình lồng tiếng xuất hiện.Một buổi làm việc của các diễn viên lồng tiếng hiếm khi nào quy tụ được cả 9 thành viên trong nhóm. Thông thường thì sẽ chỉ có 3 – 4 người trong một ngày làm việc (một ngày chia làm 2 buổi, mỗi buổi kéo dài 4 tiếng). Sau khi 3 – 4 diễn viên này thể hiện hết các nhân vật của mình thì đến những diễn viên khác đến làm tiếp những công việc cho vai diễn của mình, công việc cứ thế được thực hiện tuần tự, khoa học và tiết kiệm tối đa công sức, thời gian của người diễn viên.
Diễn viên lồng tiếng phim bộ không được đọc trước kịch bản nên không được học trước thoại của nhân vật. Chính vì vậy, mỗi người trong nghề cần luôn sẵn sàng tinh thần khóc cười theo nhân vật.
Trung bình trong mỗi buổi, một nhóm nhỏ (3 – 4 người) lồng được 3 – 4 tập phim. Nhưng do không phải ngày nào cũng có thể làm việc liên tục nên mỗi bộ phim dài 45 tập cũng phải mất đến 6 tháng để hoàn thành được
Lồng tiếng phim bộ: Đam mê còn sáng, đường đi còn dài
Khi làn sóng phim bộ Đài Loan, phim chưởng Hong Kong trở thành trào lưu những năm 90 của thế kỷ trước, diễn viên lồng tiếng thời gian đó đã có một khoảng thời gian hoàng kim khi các tựa phim liên tục được nhập về, thu âm rồi dựng thành đĩa DVD bán ra thị trường. Hiện nay, việc lồng tiếng phim được các hãng phim hoặc các nhóm lồng tiếng chịu trách nhiệm đảm nhận, công việc cũng vì vậy mà chuyên nghiệp và ổn định hơn.Có một đặc điểm rất thú vị là có đến 99% phim bộ Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc được do các diễn viên lồng tiếng khu vực miền Nam đảm nhận (ở miền Bắc, khán giả thường quen với hình thức thuyết minh phim, do 1 phát thanh viên đọc thoại, chứ không mang nặng yếu tố diễn như các nghệ sĩ lồng tiếng).Theo ước tính sơ bộ, mỗi năm có đến 300 đầu phim với hàng ngàn tập lẻ “qua tay” các diễn viên lồng tiếng trước khi đến tay khán giả. Con số khá lớn này cho thấy guồng quay khổng lồ của các nghệ sĩ chuyên “diễn” thoại, một công việc tưởng chừng khá âm thầm phía sau màn ảnh. Tuy nhiên, có một sự thật đáng buồn là có khá nhiều nghệ sĩ chưa coi lồng tiếng là “nghề”, hay nói đúng hơn, đây chỉ là nghề tay trái với một số người.Tuy nhiên, những nghệ sĩ lồng tiếng không khi nào vì chuyện cơm áo mà vơi giảm đam mê, nhiệt huyết với nghề thú vị này. Việc chia ca lồng tiếng chỉ gồm 4 – 5 người/buổi vừa để tiết kiệm thời gian, công sức của cả nhóm, vừa là để tạo điều kiện cho các anh chị có thời gian giải quyết công việc, chuyện gia đình cá nhân.
Dù còn nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng các diễn viên lồng tiếng chưa khi nào vơi giảm đam mê với nghề.
Nghề lồng tiếng phim chưởng có một điểm thuận lợi cho các nghệ sĩ là quy luật đào thải không khắc nghiệt như những bộ môn nghệ thuật khác. Dù khi đã có tuổi hay nhan sắc không được như xưa thì người nghệ sĩ vẫn có thể khẳng định tài năng của bản thân. Tuy nhiên, giữ gìn giọng nói là ưu tiên số 1 với họ. Những “bí quyết” hàng đầu như không ăn cay, không hút thuốc, không uống nước đá… luôn được những người trong nghề tự ý thức và tuân thủ tối đa nhằm giữ được giọng nói trong, sáng và đẹp, vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Nghề lồng tiếng phụ thuộc rất nhiều vào đam mê và năng khiếu, nhưng nếu các bạn trẻ có mong muốn theo đuổi nghề này, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Hiện nay tại các thành phố lớn, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, có rất nhiều lớp học đào tạo lồng tiếng được mở. Tại đây, các bạn được hướng dẫn điều chỉnh giọng cho phù hợp với nhân vật (giọng tiêu chuẩn cần tròn vàng rõ chữ, dễ nghe, dài hơi) và quan trọng hơn là có dịp trải nghiệm các buổi làm việc thật với nhóm lồng tiếng chuyên nghiệp. Việc được các bậc “tiền bối” chỉ dạy là phương pháp học hỏi tốt nhất trong nghề này.Chia sẻ về nghề, diễn viên lồng tiếng Võ Thanh Sang có đôi chút suy tư: “Phải chi có một giải thưởng nào đó dành riêng cho các nghệ sĩ lồng tiếng nói chung và diễn viên lồng tiếng phim bộ nói chung, vinh danh các tiền bối thì người trong nghề thì chúng tôi sẽ ấm lòng hơn. Nhưng dù sao, khi đến với nghề, dù biết phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng anh em không vì thế mà giảm đi đam mê. Nhiều người phải lăn lộn nhiều công việc ngoài đời, nhưng khi vào đến phòng thu, được khóc, cười, sống cùng nhân vật lại như được sống thêm nhiều cuộc đời khác. Ấy cũng là một hạnh phúc của nghề”.
Video đang HOT
Theo Zing
Giọng thật của các nhân vật Disney kinh điển
Nhiều bí mật khán giả chưa từng biết về các diễn viên lồng tiếng trong phim hoạt hình Disney.
Từ rất lâu, Kristen Bell từng mơ được làm một công chúa Disney, nhờ vai diễn Ana trong Frozen, giấc mơ của cô đã thành sự thật.
Ban đầu Idina Menzel từng thử giọng cho vai Rapunzel trong Tangled, nhưng cô không được nhận vai. May sao đoàn phim Frozen đã xem băng thử giọng của cô, cuối cùng Idina nhận được vai Elsa.
Mandy Moore đã "hạ gục" Natalie Portman để giành được "vé" là người lồng tiếng cho Rapunzel trong Tangled.
Walt Disney tự lồng tiếng cho nhân vật chuột Mickey do ông tạo ra trong gần 20 năm, nhưng do thói quen hút thuốc quá nhiều của ông, vào năm 1946 vai này đã được Jimmy MacDonald thay thế.
Maleficent trong bản Sleeping Beauty hoạt hình do Eleanor Audley lồng tiếng. Bà cũng là người lồng tiếng cho vai Lady Tremaine trong Cinderella.
John Goodman (lồng tiếng vai Sulley) đã "ép" nam diễn viên Steve Buscemi (Boardwalk Empire) nhận lồng tiếng cho nhân vật phản diện Randall Boggs trong Monsters, Inc.
Zachary Levi (ngôi sao của series Chuck) từng thử giọng cho vai kẻ trộm đẹp trai Flynn Ryder trong Tangled bằng giọng Anh, nhưng anh suýt bị loại.
Jonathan Groff lồng tiếng cho vai Kristoff trong Frozen không được hát bài nào, nhưng thực ra anh là một ngôi sao nhạc kịch có tiếng.
Khi lồng tiếng cho vai diễn Jessica Rabbit gợi cảm trong Who Framed Roger Rabbit?, nữ diễn viên Kathleen Turner đang mang thai ở những tháng cuối.
Khi thể hiện bài hát Part of Your World của nhân vật Ariel trong The Little Mermaid, Jodi Benson đã thu âm trong bóng tối để có cảm giác đang hát dưới nước.
Ban đầu Jodi Benson được chọn lồng tiếng Belle trong Beauty and the Beast, nhưng do cô không có giọng chuẩn châu Âu, nhà sản xuất chọn nữ diễn viên Paige O'Hara.
Walt Disney đã tốn hàng giờ đề thuyết phục ca sĩ opera nổi tiếng Mary Costa lồng tiếng cho công chúa Aurora trong phim hoạt hình Sleeping Beauty năm 1952.
Tuy quậy phá điên cuồng trên sân khấu nhưng Miley Cyrus từng thể hiện vai cô nàng yêu động vật Penny dễ thương trong bộ phim hoạt hình Bolt.
Ngôi sao gạo cội John Travolta vừa lồng tiếng cho nhân vật chính Bolt trong phim hoạt hình cùng tên, ông còn thu âm một bài hát song ca với Miley Cyrus.
Irene Bedard không chỉ lồng tiếng cho Pocahontas, mà cô còn là người mẫu thể hiện cử chỉ hành động cho nhân vật của mình.
Scott Weinger lồng tiếng cho Aladdin, nhưng khi nhân vật hát, thì lại là giọng của nam diễn viên Brad Kane.
Demi Moore lồng tiếng cho Esmeralda trong The Hunchback of Notre Dame, công chúa đầu tiên của Disney có đôi mắt màu xanh lá cây.
Christopher Daniel Barnes chỉ mới 16 tuổi khi lồng tiếng cho vai hoàng tử Eric trong bộ phim Nàng tiên cá (The Little Mermaid) năm 1989.
Jonathan Taylor Thomas lồng tiếng cho Simba bé, trong khi ngôi sao của Broadway Matthew Broderick là người lồng tiếng Simba lớn. Tuy nhiên, họ không hát trong phim.
Ming-Na Wen là người lồng tiếng cho Hoa Mộc Lan dũng cảm.
Đáng lẽ người thể hiện vai mụ phù thủy Ursula trong The Little Mermaid là Bea Arthur, nhưng cô đã quá bận rộn nên vai này thuộc về Pat Carroll.
Các họa sĩ đã rất ấn tượng với diễn xuất của Jeremy Irons với vai sư tử ác Scar trong The Lion King đến mức nhiều nét mặt của ông đã được đưa vào cho nhân vật.
Theo Pooh/ Báo Đất Việt
Ngắm dàn anh hùng siêu đáng yêu của Disney theo phong cách Chibi Một số tạo hình nhân vật của "Big Hero 6" vừa được tiết lộ. Bộ phim hoạt hình mới của Disney - Big Hero 6 - ngày càng thu hút sự chú ý của người hâm mộ với dàn anh hùng siêu dễ thương, đặc biệt là chú robot Baymax (Scott Adsit) mũm mĩm. Mới đây, một số ảnh tạo hình của các...