Khám phá bí ẩn ‘vua rắn’ trong cổ mộ của người Maya
Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ giúp họ khám phá những bí mật về triều đại “ vua rắn”.
Các nhà khảo cổ học ở Guatemala đã khai quật được hai ngôi mộ của người Maya cổ đại cùng với chiếc răm khảm ngọc bích, bộ xương ống chân người và mặt dây chuyền biểu tượng thần mặt trời dưới chân hai kim tự tháp Maya.
Hai ngôi mộ có niên đại khoảng năm 650-700 trước Công nguyên, được tìm thấy tại tàn tích Holmul, cách TP Guatemala khoảng 500 km về phía bắc. Đây được xem là thời kỳ thống trị của vương triều Maya, trước khi nền văn minh này sụp đổ một cách bí ẩn một vài thế kỷ sau đó.
Tên gọi “vua rắn” xuất phát từ biểu tượng đầu rắn của gia tộc mà nhóm khai quật tìm thấy tại khu vực. Gia tộc này được cho là cai trị một vùng đất rộng lớn ở phía bắc khu mộ.
Mặt dây chuyền có khắc tên một vị vua rắn
Thành phố Holmul bị bỏ hoang sau khi nền văn minh Maya suy vong vào giữa thế kỷ 8-9. Một trong hai ngôi mộ chứa hài cốt một người đàn ông trung niên córăng nạm ngọc bích,nhiều khả năng thuộc hoàng tộc Maya. Bộ xương bao gồm cả xương ống chân, được đánh giá là phát hiện vô cùng hiếm hoi, theo nhà nghiên cứu Francisco Estrada-Belli.
Ngôi mộ nằm dưới kim tự tháp xây xung quanh một công trình lâu đời hơn. Bên trong mộ, nhóm nghiên cứu tìm thấy những đồ vật sản xuất thủ công từ vỏ sò, ngọc bích, đá thủy tinh núi lửa và xương người cùng với đồ gốm sứ. Tranh khắc gần mộ có hình 5 vị vua, nhưng các nhà khảo cổ cho rằng bộ xương họ tìm thấy không nằm trong số đó. Số đồ gốm sứ đặt cạnh hài cốt chỉ ra người chết sống ở thời kỳ muộn hơn thời điểm bức tranh vẽ ra đời.
Ngôi mộ thứ hai được tìm thấy ở một kim tự tháp khác gồm hai gian phòng. Theo các nhà nghiên cứu, ngôi mộ này dường như được cải tạo từ các phòng trong cung điện. Họ cũng tìm thấy hài cốt của một người trung niên, một băng ghế ngồi lớn được chôn cất cùng đồ gốm sứ, xương và ngọc bích, cùng với một mặt dây chuyền mà theo nhà khoa học Estrada-Belli, đây là “phát hiện lớn đầu tiên trong nghiên cứu này.”
Theo nhóm nghiên cứu, dây chuyền tìm thấy trong mộ là đồ vật bằng ngọc bích đầu tiên có thể gọi tên “vua rắn”. Biểu tượng được khắc trên dây chuyền là hình đầu chim cốc biến hóa thành thần mặt trời. Dòng chữ khắc trên mặt dây chuyền có nội dung “Yuknoom Ti’ Chan, Thánh quân Kaanul”. Nhà vua Yuknoom Ti’ Chan được cho là một thành viên trong gia tộc “vua rắn”, cai trị ở một TP hoàn toàn khác là Dzibanche, ngày nay thuộc Mexio.
Video đang HOT
Các nhà khảo cổ học hy vọng sẽ có nhiều phát hiện hơn nữa ở khu vực Trung Mỹ và các khu vực khác với những công nghệ mới được phát triển.
Bí ẩn về cách thức hoạt động của lịch Maya đã được giải thích bởi các nhà khoa học
Các học giả đã cảm thấy hết sức bối rối trước chu kỳ 819 ngày của lịch Maya trong suốt một thời gian dài.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, bí ẩn này có lẽ đã tìm được câu trả lời.
Mặc dù là một nền văn minh cổ đại được rất nhiều người biết tới nhưng nền văn minh Maya vẫn bị bao phủ trong bí ẩn. Maya là một bộ tộc thổ dân Châu Mỹ, họ là chủ nhân của nền văn minh cùng tên, được biết đến nhiều nhờ hệ thống chữ viết đầy đủ trước cả khi những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ.
Căn cứ vào các dấu tích còn lại đến ngày nay, vương quốc Maya được xác định là bắt đầu tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên nhưng những công trình cổ nhất của nền văn minh này được xác định có niên đại sớm hơm khoảng 1.000 năm. Còn rất nhiều tranh cãi xung quanh thời điểm tồn tại chính xác của bộ tộc này. Người Maya sống chủ yếu nhờ hoạt động nông nghiệp, chủ yếu dựa vào sự thuận lợi của các yếu tố đến từ thiên nhiên như thời tiết, khí hậu...
Cùng với đó, những sự tiến bộ và hiểu biết đến thần kỳ của người Maya về toán họa, kiến trúc, thiên văn học và cả công nghệ tính toán thời gian cũng làm những nhà khoa học ngày nay bất ngờ. Hệ thống số của người Maya là hệ số đếm 20, họ thậm chí đã có số 0 đầu tiên. Về thiên văn, có những bằng chứng rõ ràng về kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật cho thấy người Maya có những hiểu biết sâu sắc về hoạt động của Mặt Trăng, Mặt Trời...
Nền văn minh Maya chịu những ảnh hưởng lớn đến từ chính những cuộc chiến tranh giữa các vương quốc. Vương quốc cuối cùng của người Maya bị tuyệt diệt vào thế kỷ thứ 16 trước cuộc xâm lược của người Tây Ban Nha.
Trong những năm qua, các nhà khoa học và khảo cổ học đã bận tâm đến nhiều khía cạnh của xã hội Maya, bao gồm cả những công trình kiến trúc kỳ diệu và các vị thần phức tạp của họ. Nhưng một trong những khía cạnh khó nắm bắt nhất của nền văn hóa cổ đại này là bộ lịch có chu kỳ 819 ngày của họ.
Theo một nghiên cứu mới của các giáo sư John H. Linden và Victoria R. Bricker của Đại học Tulane được công bố trên tạp chí Ancient Mesoamerica, các cuộc điều tra trước đó đã đi đúng hướng khi cho rằng bộ lịch này được liên kết và đồng bộ với khoảng thời gian một hành tinh cần để xuất hiện trở lại ở cùng một vị trí trên bầu trời so với Mặt Trời, khi nhìn từ Trái Đất. Tuy nhiên, chìa khóa để hiểu nó một cách đầy đủ là xem xét nó trong một khung thời gian lớn hơn nhiều.
Nghiên cứu của họ cho thấy rằng lịch của người Maya phù hợp với các chu kỳ hành tinh trong khoảng thời gian 45 năm - một khoảng thời gian rộng hơn nhiều so với những suy đoán trước đó.
Các tác giả giải thích: "Mặc dù nghiên cứu trước đây đã tìm cách chỉ ra các mối liên hệ giữa các hành tinh trong tổng số 819 ngày nhưng sơ đồ định hướng màu gồm 4 phần của nó quá ngắn để phù hợp với các chu kỳ giao hội của các hành tinh nhìn thấy được".
Người Maya nổi tiếng về những tiến bộ và những hiểu biết sâu sắc một cách hết sức ngạc nhiên về thiên văn, toán học. Những tiến bộ này thể hiện sâu sắc qua cách dân tộc này tính toán thời gian và công nghệ làm lịch.
Lời giải cho bí ẩn này được dựa trên giá trị số ở cốt lõi của hệ thống chữ số của người Maya, đó là vigesimal - cơ số 20.
"Bằng cách tăng độ dài lịch lên 20 chu kỳ 819 ngày, một mô hình xuất hiện trong đó cho thấy các chu kỳ giao hội của tất cả các hành tinh có thể nhìn thấy tương ứng với các điểm trạm trong lịch 819 ngày lớn hơn".
Vì vậy, người Maya đã vạch ra khoảng thời gian 45 năm (bao gồm 20 bộ 819 ngày) biểu thị sự thẳng hàng của các hành tinh, biến nó thành lịch. Sự phức tạp của chu kỳ 819 ngày nằm ở sự tương quan giữa các hành tinh với vận tốc khác nhau; tuy nhiên, khi nghiên cứu qua 20 chu kỳ (tương đương với khoảng 16.380 ngày hoặc 45 năm), các chu kỳ giao hội của các hành tinh hoàn toàn phù hợp với lịch.
Người Maya không chỉ có một bộ lịch duy nhất, họ tạo ra rất nhiều bộ lịch nhằm phục vụ cho từng mục đích riêng biệt của việc tính toán thời gian: phục vụ nông nghiệp, các nghi lễ. Cụ thể hơn, người Maya đã tính toán được chính xác một năm có 365 và 1/4 ngày. Mỗi năm Maya được chia làm 18 tháng, mỗi tháng 20 ngày được đặt tên riêng và 5 ngày "không thuộc bất cứ năm nào" vào cuối năm, 5 ngày này được gọi là Wayeb và được coi là 5 ngày cực kỳ nguy hiểm". Đây là cách tính thời gian được người Maya gọi là Haab.
Người Maya đã có những phép đo cực kỳ chính xác về chu kỳ giao hội của các hành tinh có thể nhìn thấy: Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ.
Yếu tố ban đầu trong câu đố luôn là chu kỳ đồng bộ 117 ngày của Sao Thủy, nhưng khi lập biểu đồ 20 chu kỳ, mọi hành tinh đều rơi vào vị trí trong lịch. Tổng chiều dài có thể được xác định bởi Sao Hỏa, có chu kỳ đồng bộ kéo dài 780 ngày, sắp xếp chính xác với 21 chu kỳ cộng lại thành 16.380 hoặc 20 chu kỳ 819 ngày. Sao Kim cần bảy chu kỳ để khớp với năm lần đếm 819 ngày, Sao Thổ cần 13 chu kỳ để khớp với sáu lần đếm 819 ngày, trong khi Sao Mộc cần 39 chu kỳ để đạt 19 lần đếm 819 ngày, theo Cơ chế phổ biến.
Nhìn chung, khám phá này cho thất rằng nền văn minh Maya đã sở hữu nền toán học phức tạp và những quan sát thiên văn tỉ mỉ từ rất lâu, trước khi khoa học hiện đại phát triển.
"Thay vì giới hạn sự tập trung của họ vào bất kỳ một hành tinh nào", các tác giả kết luận, "các nhà thiên văn học Maya, những người đã tạo ra bộ đếm 819 ngày, đã hình dung nó như một hệ thống lịch lớn hơn có thể được sử dụng để dự đoán tất cả các chu kỳ của những hành tinh nhìn thấy được, như những điểm tương xứng với chu kỳ của chúng trong Vòng Tzolk'in và Calendar Round".
Nguồn: Grunge; Phys.org; USGS
Đức Khương
Bí ẩn những ngôi mộ treo lơ lửng trên vách đá 3000 năm khiến nhà khoa học đau đầu lý giải Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, ngôi mộ treo lâu đời nhất trong số này được xác định có từ 3000 năm trước và gần nhất đã cách đây 400 năm. Những chiếc quan tài này nằm trên vùng núi đá ở Gongxian, Tứ Xuyên, Trung Quốc.Những ngôi mộ này được cho là tạo ra bởi người Bo, một bộ tộc đã...