Khám phá bí ẩn đằng sau hệ thống giai tầng ở Triều Tiên
Ở Triều Tiên, “songbun” được dùng để chỉ sự phân chia đẳng cấp người dân theo danh tiếng xã hội và dòng tộc, hoặc liệu họ đã được chụp hình cùng lãnh đạo nước này hay chưa.
Binh sĩ và dân thường Triều Tiên tại quảng trường Kim Nhật Thành
Theo tờ Guardian, có thể không rõ ràng, song nhiều chuyên gia đồng tình rằng, Triều Tiên đang trải qua những biến động đáng kể. Chính phủ của ông Kim Jong-un được cho là khá nghiêm túc về cải cách, với cái gọi là “những biện pháp ngày 30.5″, hứa hẹn gia tăng thu nhập cá nhân và tạo điều kiện để xã hội chuyển động nhiều hơn.
Nhưng chính điều này làm nhiều người tự hỏi, liệu hệ thống songbun ở Triều Tiên sẽ cùng tồn tại với những cải cách chưa từng có tiền lệ như thế nào.
Songbun là nhân tố quan trọng nhất trong cấu trúc xã hội Triều Tiên dưới thời lãnh tụ lập quốc Kim Nhật Thành. Chính ông là người khai sinh ra hệ thống này từ cuối những năm 1950, phân chia dân số thành các nhóm, dựa theo hoạt động và vị thế của cha ông họ trong thời kỳ thuộc địa Nhật Bản và chiến tranh Triều Tiên.
Theo đó, cùng với những điều khác, songbun quy định người Triều Tiên nào được phép sống ở thủ đô hoặc những thành phố đặc biệt, nơi họ được làm việc và trường lớp họ được theo học.
Theo songbun, xã hội Triều Tiên được phân chia làm 5 nhóm, từ cao nhất xuống thấp nhất, đó là các cấp: Đặc biệt, hạt nhân, cơ bản, phức tạp và thù địch.
Video đang HOT
Nhóm hạt nhân, hay còn gọi là cốt lõi, là nhóm tiêu chuẩn. Ngược lại, nhóm cơ bản, hay còn gọi là dao động, có thể dẫn đến phân biệt đối xử nhẹ. Hai nhóm cuối cùng: Phức tạp và thù địch đối mặt với những thành kiến đáng kể.
Có thể có một nhóm ngoại lệ bên cạnh 5 nhóm trên, đó là những người có quan hệ huyết thống với gia đình ông Kim, song không có tên trong tất cả các tài liệu chính thức, mặc dù điều này chưa được xác nhận.
Songbun được tính toán dựa trên hai yếu tố. Đầu tiên là vị trí xã hội và hành vi của ông bà tổ tiên trong thời kỳ thuộc địa Nhật Bản và chiến tranh Triều Tiên. Họ có chiến đấu cùng lãnh tụ Kim Nhật Thành và sau này gần gũi với ông hay không? Hay là họ làm việc cho chính quyền thuộc địa, hoặc tệ hơn là tham gia phong trào giành độc lập? Nếu như vậy, bạn khó có thể tiến tới bất cứ một vị trí nào có ý nghĩa trong xã hội.
Thứ hai, songbun được “cân đong đo đếm” bằng danh phận xã hội của một người trong xã hội Triều Tiên: Công nhân, nông dân, quân nhân, giáo viên hay công an.
Ngoài ra, còn có một yếu tố khác, đó là “thành tích” nói chuyện từ 20 phút trở lên với lãnh đạo Triều Tiên, hoặc được chụp ảnh cùng. Đó là lý do vì sao những bức ảnh kỷ niệm in trên tờ Rodong Sinmun luôn có hàng nghìn người – “songbun” của tất cả họ vừa được thăng cấp!
Ảnh hưởng của songbun
Songbun ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh đời sống ở Triều Tiên. Nếu songbun của bạn không đủ tốt, bạn không thể sống ở Bình Nhưỡng. Bạn cũng không thể vào một trường đại học tốt, bất kể bạn thông minh cỡ nào. Bạn cũng không thể trở thành giáo viên hay công an nếu có songbun xấu hoặc thậm chí trung bình. Và nếu bạn muốn gia nhập hàng ngũ cảnh sát mật, không chỉ bạn, mà cả họ hàng 6 đời của bạn cũng phải có songbun tốt, nếu không bạn không đủ điều kiện.
Bạn có thể thay đổi songbun của mình? Nếu là vì gia tộc, câu trả lời luôn luôn là không. Hồ sơ được lưu giữ ở 4 nơi: văn phòng chính quyền địa phương, cảnh sát thường, cảnh sát mật và những tổ chức đặc biệt như đảng công nhân, hội liên hiệp phụ nữ hoặc công đoàn.
Tình hình dưới thời đại ông Kim Nhật Thành cũng tương tự: Một người có tổ tiên “không tốt” không thể có việc tốt, do đó songbun của anh ta cũng xấu. Tuy nhiên, nhiều điều đã thay đổi sau khi ông Kim Nhật Thành qua đời năm 1994, và vai trò của hệ thống phân chia này là một trong số đó.
Giờ đây, một người làm việc 3 năm sẽ nhận được “danh phận” xã hội mới, được quyết định bởi đảng uỷ địa phương. Thậm chí, những người có lý lịch “nghi vấn” cũng có thể vào đảng. Một số quan chức Triều Tiên cũng bắt đầu lờ đi songbun, với lý do là trừng phạt một người chỉ vì tội lỗi của tổ tiên họ là không công bằng.
Vai trò của songbun ở Triều Tiên đang giảm bớt, khi đất nước đứng trước những cách thức và mô hình kinh tế mới. Nếu ông Kim Jong-un thực sự muốn thúc đẩy cải cách như đã hứa, một trong những bước cần thiết là tiến tới xoá bỏ songbun, ít nhất là trong thực tế.
Theo Ngọc Vân/ theo Guardian
Lao Động
Người Triều Tiên lùng sục phim "The Interview"
Mạng lưới phát thanh trực tuyến Free North Korea (FNK) cho biết nhiều người Triều Tiên sẵn sàng chi số tiền gấp 10 lần thông thường để được xem bộ phim The Interview.
Triều Tiên không muốn "The Interview" xuất hiện tại nước này. Ảnh: Reuters
Mạng lưới phát thanh trực tuyến của những người Triều Tiên trốn ra nước ngoài này kêu gọi chiếu bộ phim về âm mưu ám sát lãnh đạo Triều Tiên của hãng Sony cho người Triều Tiên xem.
Không ngại "tốn tiền"
FNK tiết lộ nhiều người Triều Tiên sẵn sàng chi tới 50 USD để có được bản copy bộ phim đang gây "cháy vé" ngay ngày đầu tiên ra rạp ở Mỹ hôm 25-12 này. Số tiền đó cao gấp 10 lần để mua 1 đĩa DVD chương trình truyền hình Hàn Quốc tại thị trường chợ đen.
Theo Business Insider, Bộ An ninh Quốc gia Triều Tiên và Bộ An ninh Nhân dân Triều Tiên gần đây đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp và ra lệnh cho quân đội đảm bảo bộ phim không được xuất hiện tại nước này trong bất cứ hoàn cảnh nào. Theo đó, Bình Nhưỡng còn ráo riết các hoạt động tuần tra an ninh biên giới và thậm chí "dằn mặt" các nhà phân phối chợ đen không được phát tán bất cứ bộ phim Mỹ nào trong thời điểm này.
Trong khi đó, bộ phim gây tranh cãi đã giúp hãng Sony Pictures thu về hơn một triệu USD tiền vé ngay ngày đầu ra mắt hôm Giáng sinh, dù chỉ được phát hành hạn chế ở một số rạp nhỏ, sau khi nhiều cụm rạp lớn của Mỹ từ chối vì lo ngại về vấn đề an ninh. Trước đó, hồi cuối tháng 11, khi "The Interview" chuẩn bị được công chiếu, toàn bộ hệ thống máy tính của hãng sản xuất phim Sony Pictures đã bị tin tặc tấn công khiến ngày ra rạp của bộ phim bị hoãn lại. Giới chức Mỹ tin rằng chính quyền Triều Tiên đứng sau vụ tấn công.
Sự cố rợn người
Một sự cố đã xảy ra tại các rạp chiếu bộ phim ở bang New Jersey - Mỹ chiều 25-12 khi nguồn điện bị cắt đột ngột vào đúng thời điểm chuẩn bị tới cảnh ám sát lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo Washington Times, sự trùng hợp rợn người khiến không ít khán giả hoang mang. Một số người thậm chí bỏ ra ngoài ngay mà không "chờ đợi lời xin lỗi hay tiền trả vé của rạp chiếu phim".
Trong một diễn biến khác, một số chuyên gia an ninh mạng mới đây bất ngờ lên tiếng "minh oan" cho Triều Tiên. Theo lời chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng Marc Rogers, một số lập luận của FBI hoàn toàn không thể đi tới kết luận thủ phạm vụ tấn công là Triều Tiên. Ông cho rằng việc FBI lập luận rằng "những phần mềm độc hại được sử dụng trong vụ tấn công Sony tương đương với phần mềm độc hại khác Triều Tiên từng dùng trước đây" là chưa đủ để khẳng định vụ tấn công Sony là do Triều Tiên đứng sau. Cùng quan điểm, ông Bruce Schneier - một blogger và là người chuyên viết mật mã hàng đầu - cũng lưu ý rằng những kẻ tấn công đã sử dụng các công cụ xóa phần mềm thương mại mà ai cũng có thể mua được. Hai vị chuyên gia này còn chung nhận định rằng kẻ tấn công có thể từng làm việc ở Sony vì hắn hiểu rất rõ về hệ thống máy tính của hãng này.
Theo_Người lao động
Triều Tiên thả người Hàn Quốc vượt biên Chính quyền Bình Nhưỡng ngày 26/12 đã thả một người đàn ông Hàn Quốc về nước. Trang AFP cho biết người này từng bỏ trốn và vượt biên trái phép vào Triều Tiên. Chính quyền Triều Tiên đã quyết định trả người Hàn Quốc từng vượt biên trái phép về lại quê hương (Ảnh minh họa) Ông Ma Sang-Ho, người năm nay 52...