Khám phá bí ẩn của bức tranh cổ chỉ được hiện ra khi tẩy lớp màu trên cùng
Đôi khi mọi người nhìn vào các bức tranh cổ ngả vàng và nghĩ rằng chúng là phong cách nghệ thuật của thời đó, tuy nhiên, màu sắc thực sự không phải như vậy.
Philip Mold là nhà sưu tầm nghệ thuật, tác giả và đồng thời là người dẫn chương trình của đài BBC. Gần đây, anh đã ghi lại quá trình phục dựng một bức tranh sơn dầu từ thế kỷ XVII và đưa lên mạng xã hội Twitter. Philip đã lau đi lớp sơn phủ ố vàng bùn đất qua hàng thế kỷ, để lộ ra màu sắc tươi sáng thực sự của bức tranh.
Người ta không có nhiều thông tin về bức tranh này, ngoại trừ nó được vẽ vào năm 1618 và “người phụ nữ mặc váy đỏ” trong tranh lúc đó 36 tuổi.
Bức tranh nguyên bản chưa phục chế mang sắc vàng.
Bức tranh đặc biệt này có tuổi đời lên đến 200 năm. Các nhà phục chế thường ít khi loại bỏ lớp sơn bảo vệ của các bức tranh sơn dầu cổ, bởi đó là một công việc cần nhiều kỹ thuật.
Ẩn dưới lớp sơn vàng nhuốm màu thời gian là lớp màu tươi sáng rực rỡ như vừa vẽ xong.
Lớp sơn phủ thường được áp dụng để bảo vệ bức tranh sơn dầu không bị hư hại bởi những tác động từ môi trường bên ngoài. Nhưng khi thời gian trôi qua, chính lớp sơn này cũng ngả vàng và làm sai lệch đi màu sắc thực sự của bức tranh. Rất nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn rằng đó là phong cách nghệ thuật của thời đại đó, chứ ít ai nghĩ rằng bên dưới là màu sắc tươi sáng thực sự của bức tranh.
Khi lau đi lớp sơn ố vàng, màu sắc tươi sáng thực sự của bức tranh đã trở lại.
Chất mà Philip dùng để lau lớp sơn ố vàng là một loại dung môi đặc biệt, chúng làm sạch lớp sơn mà không làm ảnh hưởng đến màu sắc thực sự bên dưới.
Các nhà phục chế chuyên nghiệp làm việc cùng các sử gia và nhà nghiên cứu nghệ thuật. Họ cùng nhau kiểm tra bức tranh để xác định loại sơn dầu và tác nhân nào sẽ gây ảnh hưởng đến nó. Sau nhiều thử nghiệm, họ sẽ tìm ra chất nào hoạt động tốt nhất để làm tan chảy các lớp ố vàng và giải phóng các màu sắc rực rỡ bên dưới.
Việc loại bỏ lớp sơn vàng còn làm những họa tiết nhỏ trên chiếc váy trong bức tranh hiện lên rõ ràng hơn.
Phục chế tranh là một quá trình vất vả và lâu dài, hiện Philip Mold vẫn đang tiếp tục công việc đưa các bức tranh trở về nguyên dạng của mình và được đài truyền hình BBC ghi lại.
Minh Hồng / Theo Trí Thức Trẻ
Thì ra Trái đất từng có loài "sát thủ trên không" to như chiếc máy bay và ăn thịt cả khủng long
Các nhà khoa học vừa khai quật được hóa thạch của một loài động vật bay khổng lồ tại Mông Cổ.
Trang Newsweek miêu tả, loài quái vật này có mỏ dài, khi đứng dưới mặt đất thì cao không kém gì hươu cao cổ, có thể phóng vút lên bầu trời chỉ trong vài giây và thường xuyên bay lượn. Đó là nhận định mà các nhà khoa học đưa ra sau khi nghiên cứu 5 mảnh đốt sống cổ hóa thạch được tìm thấy tại khu khảo cổ Nemegt Formation nằm trên sa mạc Gobi, Mông Cổ.
Những mảnh xương của con "quái vật mỏ dài" được các nhà khoa học khai quật.
Kết quả nghiên cứu đăng trên trang JVP (Tạp chí Cổ sinh Động vật có xương sống) tiết lộ, hóa thạch thuộc về loài thằn lằn bay khổng lồ (pterosaur) nay đã tuyệt chủng. Theo đó, động vật này thuộc họ Azhdarchidae, cùng họ với Quetzalcoatlus - loài dực long (thằn lằn bay) được phát hiện năm 1971.
Nhà khảo cổ học Takanobu Tsuihiji từ Đại học Tokyo - một thành viên trong nhóm nghiên cứu kể lại: "Khi nhìn thấy các mảnh hóa thạch, tôi lập tức nhận ra đó là loài thằn lằn bay, tôi khá ngạc nhiên trước kích thước khổng lồ của nó. Ngay sau đó, chúng tôi trở lại địa điểm khảo cổ để khai quật nốt những mẫu vật còn lại".
Với sải cánh dài tới 10m tương đương với loài Quetzalcoatlus, sinh vật mới được phát hiện này có thể là một trong những loài dực long lớn nhất từng được biết tới. Song, cũng theo các chuyên gia, mọi sự kết luận chắc chắn ở thời điểm hiện tại đều là vội vàng vì đây chỉ là hóa thạch của một cá thể, kích cỡ trung bình của cả loài có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Tuy vậy, khả năng cao loài săn mồi này có một cái cổ rất to và nặng, thiếu cân đối so với toàn bộ cơ thể. Nếu cơ thể chúng lớn hơn nhiều so với dực long Quetzalcoatlus thì bay lượn quả là một điều khó khăn.
Ảnh minh họa.
Một điều thú vị ở phát hiện lần này là đây là hóa thạch thằn lằn bay đầu tiên được tìm thấy ở châu Á. Điều đó cũng đồng nghĩa, không chỉ xuất hiện ở Bắc Mỹ và châu Âu, loài bò sát bay này còn mở rộng "địa bàn hoạt động" sang tận châu Á, thay đổi những đánh giá trước đó về khu vực sinh sống của loài vật này.
Dù sống cùng thời kỳ với khủng long (tức ở kỷ Phấn Trắng, 70 triệu năm về trước), nhưng thằn lằn bay thuộc loài bò sát có cánh, chứ không phải khủng long như mọi người vẫn nhầm tưởng. Với kích thước to lớn vượt trội, loài vật này có thể ăn thịt những con khủng long con dưới mặt đất và dễ dàng thống lĩnh cả bầu trời.
Minh Hòa / Theo Trí Thức Trẻ
Ai cũng tưởng đây là những viên đá kỳ dị nhưng sờ tận tay mới biết sự thật bất ngờ Trông chúng như những viên đá tròn trịa, mềm mại mà lại còn khá giống mới vòng 3 của chị em phụ nữ. Vậy rốt cuộc chúng là sinh vật kỳ lạ gì đây? Nếu có dịp đến thăm vùng đất khô cằn nào đó ở Nam Phi và Namibia bạn có thể sẽ bắt gặp những "viên đá" có hình dạng kỳ...