Khám phá bên trong Niihau – “đảo cấm” của Hawaii
Thật khó để tưởng tượng rằng chỉ cách các khu nghỉ mát bên bờ biển đảo Kauai 43km lại tồn tại một dải đất nhỏ vẫn còn nguyên vẹn sơ khai tại Hawaii.
Niihau, một hòn đảo tư nhân ở Hawaii từ năm 1864, hiện có khoảng 70 cư dân. Trên đảo không có đường nhựa, bệnh viện, đồn cảnh sát, cửa hàng tạp hóa hay hệ thống ống nước trong nhà. Người dân ở đây sử dụng hệ thống hứng nước mưa và các tấm pin Mặt trời để cung cấp điện. Họ săn bắn, đánh cá và trồng trọt để kiếm thức ăn. Hệ sinh thái hoang sơ của Niihau là nơi trú ẩn cho nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng hoặc dễ bị tổn thương. Cư dân trên đảo góp phần bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa Hawaii bằng cách duy trì lối sống truyền thống của tổ tiên.
Đối với những ai mơ ước được trải nghiệm một trong những hòn đảo độc đáo nhất trên Trái đất, gia đình sở hữu Niihau đã mở một số khu vực của đảo cho các chuyến tham quan nhỏ. Tuy nhiên, những chuyến thăm này có giá rất đắt đỏ cùng với nhiều hạn chế.
Lịch sử của Niihau
Theo Tổ chức Di sản Văn hóa Niihau, lịch sử của hòn đảo này đã được truyền qua nhiều thế hệ bằng những câu kinh truyền thống của người Hawaii. Về mặt địa chất, Niihau được cho là hình thành từ một miệng núi lửa thứ cấp sau khi núi lửa Kauai bắt đầu phun trào.
Năm 1863, gia đình Sinclair đến Honolulu từ New Zealand để tìm mua đất làm trang trại chăn nuôi và được Vua Kamehameha IV tặng hòn đảo Niihau. Sau khi Kamehameha IV qua đời vào tháng 11 năm đó, anh trai ông, Kamehameha V, đã hoàn tất giao dịch vào năm 1864 với giá 10.000 USD, trao quyền sở hữu toàn bộ hòn đảo cho James McHutchison Sinclair và Francis Sinclair.
Khi mua Niihau vào năm 1864, gia đình Sinclair cam kết duy trì văn hóa Hawaii của hòn đảo. Ngày nay, anh em Bruce và Keith Robinson, hậu duệ của gia đình Sinclair, tiếp tục bảo vệ Niihau khỏi áp lực từ thế giới bên ngoài. Việc mang rượu, thuốc lá hoặc súng lên đảo bị nghiêm cấm và có thể bị trục xuất, đồng thời gia đình yêu cầu tất cả cư dân phải đến nhà thờ vào Chủ nhật. Hòn đảo cấm người nơi khác ghé thăm lần đầu tiên vào những năm 1930, khi gia đình Robinson hoàn toàn cắt đứt các chuyến thăm tới Niihau để bảo vệ cư dân khỏi các căn bệnh mới, bao gồm bệnh sởi và bệnh bại liệt.
Ngôn ngữ của Niihau
Niihau là nơi duy nhất trên thế giới mà tiếng Hawaii vẫn là ngôn ngữ chính. Hòn đảo có phương ngữ độc đáo riêng (Olelo Kanaka Niihau) được nói trong cộng đồng, hơi khác so với ngôn ngữ Hawaii truyền thống (Olelo Hawaii).
Video đang HOT
Cuộc sống của cư dân
Trước đây, cư dân Niihau làm việc tại trang trại gia súc của đảo, nhưng cơ hội việc làm đã trở nên khan hiếm khi trang trại đóng cửa vào năm 1999. Nhiều người chuyển sang làm và bán vòng cổ vỏ sò Niihau, có khi lên tới hàng ngàn USD. Tuy nhiên, do cơ hội việc làm hạn chế, dân số trên đảo đã giảm, hiện chỉ còn khoảng 70 người, đôi khi chỉ còn 30 người.
Người dân sử dụng các tấm pin Mặt trời để cung cấp điện và đun nóng nước. Trường học trên đảo đã lắp đặt hệ thống quang điện 10,4 kilowatt với bộ lưu trữ pin từ năm 2007, giúp học sinh học các kỹ năng máy tính, dù Niihau vẫn hoạt động mà không cần truy cập internet.
Những nỗ lực bảo tồn trên Niihau
Sự biệt lập hoang sơ của Niihau không chỉ bảo tồn văn hóa độc đáo của hòn đảo mà còn tạo điều kiện cho hệ thực vật và động vật phát triển mà không bị ảnh hưởng bởi đám đông và cơ sở hạ tầng. Điều này giống như tình trạng của hòn đảo trước khi người châu Âu đến bờ biển Hawaii vào cuối những năm 1770. Trong số các hòn đảo chính của Hawaii, Niihau có một trong những quần thể hải cẩu lớn nhất. Hòn đảo cũng là môi trường sống quan trọng của loài thực vật olulu có nguy cơ tuyệt chủng và loài cọ Pritchardia aylmer-Robinson, loài duy nhất đặc hữu của Niihau.
Du lịch ở Niihau
Mặc dù không có hòn đảo nào ở Hawaii giữ gìn nền văn hóa bản địa nhiều hơn Niihau, nhưng đây không phải là nơi thích hợp để nghỉ dưỡng. Hòn đảo này không có ô tô, cửa hàng, đường trải nhựa, hệ thống ống nước trong nhà hay Internet. Cư dân chống chọi với khí hậu khô cằn, sử dụng thùng hứng nước mưa để lấy nước uống và kiếm thức ăn từ săn bắn, câu cá, hái lượm hoặc trồng trọt.
Người dân Niihau nhận thức rằng, du lịch phát triển sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên vốn đã hạn chế mà cộng đồng hiện tại và thế hệ tương lai cần để tồn tại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, gia đình Robinson đã mở cửa một phần Niihau cho du lịch hạn chế và ít tác động. Những chuyến tham quan này độc quyền và rất đắt đỏ, vì duy trì sự riêng tư và tách biệt với thế giới bên ngoài cho cư dân Niihau vẫn là ưu tiên cao nhất. Các chuyến tham quan không đưa khách du lịch vào ngôi làng chính Puuwai hoặc tương tác với người dân địa phương, mà thay vào đó, du khách được tham quan một số bãi biển và phong cảnh mang tính biểu tượng nhất của hòn đảo trong vài giờ.
Gia đình Robinson cũng bắt đầu bán các chuyến tham quan bằng trực thăng kéo dài nửa ngày tới Niihau để tài trợ cho chiếc trực thăng vốn được sử dụng chủ yếu cho mục đích sơ tán khẩn cấp của cư dân. Một công ty du lịch cung cấp các chuyến du ngoạn này, bắt đầu bằng chuyến tham quan trên không qua Niihau trước khi hạ cánh xuống một trong những bãi biển hoang sơ của hòn đảo. Bãi biển được chọn có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như điều kiện gió.
Sau khi hạ cánh, du khách có vài giờ để khám phá bãi biển, bơi lội, lặn với ống thở hoặc thư giãn và tận hưởng khung cảnh độc đáo xung quanh. Chuyến tham quan còn bao gồm bữa trưa và đồ uống giải khát, cùng với lời giới thiệu của phi công trực thăng khi bạn đi qua đảo. Các chuyến tham quan nửa ngày có giá 630 USD (khoảng 16 triệu đồng) mỗi người với tối thiểu 5 người mỗi chuyến, nhưng cũng có các chuyến du ngoạn trọn gói với mức giá cố định là 3.150 USD (khoảng 80 triệu đồng).
Tham quan Làng cổ dài Karen Gặp gỡ những người phụ nữ cổ dài cuối cùng ở Chiang Mai
Đến với Chiang Mai, du khách không chỉ được tham quan chùa Wat Phrathat Doi Suthep nằm trên sườn núi Suthep ở độ cao 1.073m, chùa Wat Chedi Luang với kiến trúc độc đáo của triều đại Lanna và nghệ thuật Bắc Thái, trại voi Mae Sa, sở thú Chiang Mai - nơi sinh sống của hơn 200 loài động vật có vú, chim từ Châu Á và Châu Phi...
nhưng bạn còn được tham quan "ngôi làng" độc đáo. Người ta gọi nơi đây là làng cổ dài Karen (hay còn gọi là làng Mae Rim, làng Karen, làng Karen Chiang Mai, làng Karen Thái Lan, làng cổ dài Karen Chiang Mai).
Hình ảnh những người phụ nữ ở Làng cổ dài Karen
Lịch sử của Làng cổ dài Karen Chiang Mai
Làng cổ dài Karen nằm trong một thung lũng được chính phủ xây dựng để thu hút khách du lịch đến miền bắc Thái Lan. Tại ngôi làng này, du khách sẽ được tham quan, tìm hiểu đời sống, văn hóa, phong tục tập quán của bộ tộc cổ dài Karen. Bạn có thể gặp những cô gái đeo vòng kim loại quấn quanh cổ, tay, đầu gối và chân.
Karen là bộ tộc gốc Miến Điện nhưng vào khoảng thập niên 1980-1990, họ bị truy đuổi và dồn về Chiang Mai định cư. Dù đã di cư đến đây hai chục năm nhưng họ vẫn duy trì nét văn hóa riêng là chế độ mẫu hệ, cổ hủ cho tất cả các cô gái trong làng.
Khi các bé gái được 5 tuổi thì bắt đầu đeo vòng đồng quanh cổ, cứ 4 năm đeo 1 vòng thì số lượng vòng sẽ tăng lên 1 lần và chúng gắn bó với các bé gái cho đến cuối đời. Những chiếc vòng được đeo chéo nhau khiến chiếc cổ của các cô gái ngày càng dài ra. Khi đã đeo vào cổ, các cô gái sẽ không tháo vòng ra nữa. Có phụ nữ có chiếc cổ dài tới 25cm, với hơn 20 sợi dây chuyền, nặng vài kg.
Theo quan niệm của dân làng Karen cổ dài, người phụ nữ có cổ dài hơn thì sẽ đẹp hơn và vòng cổ thể hiện sự giàu có, và hạnh phúc. Ngoài việc đeo vòng cổ, nếu gia đình có điều kiện, khoảng 10 tuổi, các bé gái còn được đeo vòng chân. Càng nhiều vòng, con gái càng xinh và cuốn hút.
Làm thế nào để đến làng cổ dài Karen Chiang Mai
Làng cổ dài Karen nằm sát biên giới giữa Thái Lan và Myanmar. Nơi này cách Chiang Mai khoảng 180 km, cách thành phố Chiang Rai khoảng 30 km, nằm lặng lẽ sau đường cao tốc 1019.
Từ Chiang Mai, du khách có thể sử dụng các phương tiện như xe tuk-tuk / songthaew, taxi, thuê ô tô hoặc thậm chí thuê xe máy để đến làng cổ dài Karen. Khi thuê bất cứ loại phương tiện nào, bạn nên thương lượng giá trước vì tài xế ở đây biết cách hét giá rất cao với du khách và còn khá hách dịch. Ngoài ra, du khách không thể di chuyển bằng xe máy nếu không có bằng lái xe quốc tế.
Những trải nghiệm thú vị ở Làng cổ dài Karen
Một vé tham quan Làng cổ dài Karen khoảng 500 Bath. Phần lớn nguồn thu này được chính phủ thu để hỗ trợ cuộc sống của người dân trong làng. Điều thú vị nhất để thu hút sự chú ý của du khách là đếm số vòng trên cổ của phụ nữ. Vòng cổ càng nhiều, người phụ nữ càng già.
Các món quà lưu niệm đẹp ở Karen
Trong ngôi làng cổ kính này, có rất nhiều gian hàng bán đồ lưu niệm. Du khách có thể tìm thấy nhiều loại thổ cẩm, khăn quàng cổ, vòng tay, vòng cổ... phù hợp với phong cách bụi bặm, hoang dã tại đây. Hầu hết phụ nữ sẽ bán ở những cửa hàng này vì đàn ông đi làm xa. Ngoài ra, bạn sẽ nhìn thấy những người đàn ông cuối cùng trong làng này đang làm đồ trang sức. Bạn sẽ hiểu rằng việc gia công trang sức sẽ trải qua các công đoạn và việc vẽ hoa văn cần nhiều thời gian và công sức như thế nào.
Chế độ mẫu hệ ở làng cổ dài Karen cũng như các làng mẫu hệ khác, người đàn ông bất khả xâm phạm trong gia đình. Hàng ngày họ dọn dẹp nhà cửa cho phụ nữ sau đó nấu ăn, giặt giũ và chăm sóc con cái, nhà cửa...
Nếu có cơ hội đến thăm ngôi làng độc đáo này trong hành trình đi du lịch Thái Lan, bạn đừng ngần ngại chụp ảnh kỷ niệm với những người phụ nữ nơi đây. Chắc chắn làng cổ dài Karen sẽ mang lại cho bạn những kỉ niệm khó quên.
Top 4 ngôi chùa đẹp nhất ở Chiang Mai, Thái Lan Chiang Mai là một thành phố xinh đẹp ở miền bắc Thái Lan với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Khi đến đây, bạn rất dễ bị choáng ngợp và sẽ bối rối không biết đi đâu và khám phá nơi đâu. Wat Phrathat Doi Suthep: Ngôi chùa huyền thoại ở Chiang Mai Wat Doi Suthep Một trong những địa...