Khám nghiệm hiện trường vụ cháy nổ “kỳ lạ”
Sáng 29/10, Giám đốc Sở Khoa học công nghệ TPHCM cùng các đơn vị liên quan quận Bình Thạnh đã có mặt tại hiện trường vụ nổ, cháy bất thường trên đường Bình Lợi. Hiện hệ thống điện quanh khu vực này được tạm ngắt phục vụ việc khám nghiệm.
Ngọn lửa bùng lên sau tiếng nổ trên đường Bình Lợi
Khu vực được phong toả
Một hàng rào cảnh báo nguy hiểm cũng được dựng lên trước số 236 Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh), lực lượng dân phòng, công an phường 13 đã canh giữ, đảm bảo trật tự suốt đêm.
Video đang HOT
Lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ TPHCM có mặt làm rõ vụ việc
Lúc 8h15′ sáng nay, tại hố mà vụ nổ trước đó để lại vẫn tiếp tục phát ra nhiều tiếng nhỏ, bốc khói trắng. Nhân viên điện lực đã tạm ngắt điện khu vực này để phục vụ công tác điều tra.
Lúc 8h15 phút sáng nay, một số tiếng nổ vẫn vang lên từ chiếc hố “kỳ lạ”
Anh Nguyễn Mạnh Quang (38 tuổi, chủ quán cà phê số 236 Bình Lợi) cho biết, hiện tượng kỳ lạ này bắt đầu xảy ra từ ngày 26/10, khi đó một vị trí trên mặt đường Bình Lợi bất ngờ lún xuống, bốc khói. Đến chiều 28/10 thì vị trí này phát ra một tiếng nổ lớn, lớp nhựa đường bị hất tung tạo thành một hố có đường kính khoảng 20cm, sâu gần 40cm. Chưa dừng lại, dưới hố này bốc khói màu hồng rồi cháy dữ dội tạo thành cột lửa cao gần 1m.
10h30 sáng 29/10, sau khi được anh Nguyễn Mạnh Quang (người phát hiện và chứng kiến sự việc kỳ lạ này) thuật lại câu chuyện, Sở Khoa học Công nghệ TPHCM và các đơn vị có liên quan đã sử dụng máy rada xuyên lòng đất, các thiết bị đo khí, hoá chất… để thực hiện việc khám nghiệm. Các mẫu đất, nước do một mũi khoan lấy lên từ độ sâu khoảng 80cm được cho vào các ống thuỷ tinh đem đi xét nghiệm.
Tại hiện trường, ông Phan Minh Tân – Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ vẫn chưa trả lời các câu hỏi xung quanh vụ việc này. “Hiện Sở Khoa học Công nghệ vẫn đang tiến hành khám nghiệm nên chưa thể đưa ra kết luận gì” – Ông Tân cho biết. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kỳ lạ trên vẫn chưa được đưa ra.
Trung Kiên
Theo Dantri
1 trái dừa sáp giá bằng nửa tạ thóc
Một trái dừa sáp loại 1 có giá đến 250.000 đồng, tương đương hơn 50 kg lúa được bán tại đồng. Dù giá dừa sáp đắt đỏ như thế, nhưng vì tính "quý hiếm" nên du khách vẫn bỏ tiền ra để niếm thử loại trái cây độc nhất vô nhị ở miền Tây này.
Đến thị trấn Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) dọc theo quốc lộ 54 có nhiều điểm bán dừa sáp (cả dừa giống và dừa trái để ăn - PV). Có điểm bán để nguyên trái dừa sáp bán cho du khách, có chỗ lột hết lớp vỏ ngoài trái dừa và dùng dao cạo bóng loáng phần gáo dừa rồi cho vào túi cước xanh trông rất bắt mắt.
Anh Vinh Hoà - một chủ bán dừa sáp vui vẻ cho biết: "Nhắc đến dừa người ta nghĩ đến Bến Tre nhưng nói đến dừa sáp là phải nói đến huyện Cầu Kè của Trà Vinh. Tuỳ theo đường kính, độ dày mỏng của cơm dừa người ta chia ra làm 3 loại: loại 1 có giá từ 240.000 - 250.000 đồng/trái; loại 2, loại 3 từ 120.000 - 200.000 đồng/trái. Dù giá cáo nhưng sản phẩm này vẫn đắc như tôm tươi."
Anh Vinh Hoà vừa bán dừa trái và cả dừa sáp giống
Ngoài ra, Anh Vinh Hoà còn cho biết, dừa sáp có thể trồng ở các tỉnh khác, tuy nhiên tỷ lệ cho trái dừa sáp thấp hơn khi dừa được trồng tại vùng đất Cầu Kè khoảng 10 - 20%. Trung bình 1 quầy dừa sáp có 12 trái có thể tìm được 3 - 4 trái dừa sáp là cao. Từ hiệu quả kinh tế cao (1 ha dừa sáp có thể thu lời từ 90 - 100 triệu đồng/ năm) nên dừa sáp giống không ngừng tăng lên từ mức 70.000 - 80.000 đông/ cây, nay tăng lên 100.000 đồng/cây nhưng rất được người dân ở trong và ngoài tỉnh quan tâm.
Theo Phòng NNPTNT huyện Cầu Kè, dừa sáp được trồng rải rác trên địa bàn các xã, thị trấn Ninh Thới, Hòa Ân, Thông Hòa, Phong Phú, Phong Thịnh, Châu Điền... trong đó được trồng tập trung nhiều nhất ở xã Hòa Tân với tổng diện tích 22.000ha trên tổng số 25.000ha toàn tỉnh.
Mấy năm gần đây để tiện cho du khách anh Vinh Hoà lột hết phần vỏ và cho trái dừa vào túi cước bắt mắt như thế này
Từ thực tế, cây dừa sáp "truyền thống" cho tỷ lệ trái sáp không cao, tối đa chỉ khoảng 30% so với tổng số trái trong mỗi buồng dừa nên mới đây Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã triển khai dự án trồng 50ha dừa sáp ở xã Hòa Tân. Đồng thời phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò (Bến Tre) nghiên cứu và đã thử nghiệm thành công cách thụ phấn trợ lực cho cây dừa sáp làm tăng tỷ lệ sáp trên buồng dừa. Và Sở phối hợp với Viện Nghiên cứu dầu thực vật-hương liệu-mỹ phẩm Thành phố Hồ Chí Minh để lo đầu ra cho loại trái cây độc nhất ở miền Tây này.
Hiện trái dừa sáp ở Trà Vinh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cùng 3 loại trái cây đặc sản khác là: măng cụt của Hợp tác xã Tân Thành; xoài Châu Nghệ của Hợp tác xã xoài Châu Nghệ và quýt đường của Hợp tác xã Thuận Phú.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Công nhân lấy rác không có hợp đồng lao động: 37 người "cùng cảnh ngộ" Từ thông tin anh Nguyễn Thanh Tiến làm việc gần 2 năm tại Công ty TNHH Công trình đô thị Bến Tre nhưng chưa được ký hợp đồng lao động, PV Dân trí tiếp tục tìm hiểu và được biết tại công ty có 37 lao động khác chưa được ký hợp đồng. Trong buổi gặp gỡ với PV Dân trí, lãnh đạo...