Khám chữa bệnh từ xa qua: Thay đổi từ thói quen cũ sang phương pháp mới
Khám chữa bệnh từ xa mang lại lợi ích cho cả bệnh nhân, đội ngũ nhân viên y tế và là “vũ khí đặc biệt” trong việc chống lại những căn bệnh lây lan khi tập trung đông người tại các cơ sở y tế.
Hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) là một bước tiến lớn của ngành y tế Việt Nam. Ảnh: VTS
Hệ thống Telehealth của Viettel vừa khai trương tại 1.000 cơ sở y tế trên cả nước, sắp tới sẽ phát triển thêm phân hệ Telecare, giúp kết nối bệnh nhân với bác sĩ và bệnh nhân với bệnh viện một cách dễ dàng thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Tại thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành thì nền tảng khám chữa bệnh từ xa sẽ thực sự phát huy hiệu quả khám chữa bệnh cho người dân mà vẫn đảm bảo yêu cầu giãn cách xã hội, đặc biệt là đối với bệnh nhân cao tuổi, khó khăn trong việc di chuyển, bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa trên khắp cả nước.
Theo Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions), cho biết, trong thời gian tới, Viettel sẽ đưa các ứng dụng công nghệ mới vào hệ thống khám chữa bênh từ xa như trí tuệ nhân tạo AI trong việc chẩn đoán hình ảnh, chỉ ra những bệnh án thường gặp, hạn chế rủi ro; ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu BigData giúp bác sĩ đưa ra quyết định dựa trên lịch sử hàng nghìn các bệnh án trước…
Đặc biệt, Viettel sẽ phát triển thêm các phân hệ mới, trong đó có phân hệ cho người dân – Telecare, giúp kết nối bệnh nhân với bác sĩ, bệnh viện thông qua ứng dụng trên điện thoại, có chức năng đặt lịch khám, khám bệnh định kỳ, tư vấn, video call…
Có thể nói, mỗi khi ngã bệnh, ai cũng có tâm lý mong muốn được các bác sĩ giỏi nhất cùng với các trang thiết bị y tế hiện đại thăm khám và được dùng các loại thuốc tốt nhất. Việc chuyển tuyến mặc dù đã có thông tư quy định rõ nhưng từ trước đến nay vẫn luôn là vấn đề phức tạp.
Video đang HOT
Hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telehealth có thể làm giảm lưu lượng chuyển tuyến của người dân, đồng thời giúp cho mọi chi phí của người bệnh giảm tối đa. Qua Telehealth, bác sĩ có thể chuyển các ca bệnh khó, phức tạp để các bệnh viện tuyến trên hội chẩn. Thông qua hệ thống Telehealth, các bác sĩ tại tuyến trên có thể xem được các thông tin xét nghiệm, kết quả siêu âm, X-quang và lịch sử khám bệnh của bệnh nhân, từ đó đưa ra chẩn đoán và chỉ định trên hệ thống.
Đối với các trường hợp cần chuyển tuyến, bệnh nhân không phải đến bệnh viện để nhận giấy tờ chuyển tuyến mà bệnh viện tuyến dưới sẽ chuyển thông tin của bệnh nhân lên tuyến trên qua hệ thống.
Telehealth còn có thể tích hợp được với các hệ thống đang triển khai tại các bệnh viện theo chuẩn kết nối dữ liệu y tế do thế giới quy định của ngành y tế. Cho phép cập nhật thông tin lịch sử khám chữa bệnh của người dân và lưu trữ hồ sơ bệnh án trong suốt quá trình điều trị cũng như chia sẻ thông tin bệnh án (khi được người bệnh cho phép) giữa các cơ sở y tế.
Đưa ra các cảnh báo về những trường hợp bệnh tương tự và các lỗi thường gặp của bác sĩ, giúp hỗ trợ tốt hơn công tác điều trị. Qua đó rút ngắn cho bác sĩ ít nhất 1/3 thời gian. Đặc biệt là hệ thống đảm bảo an toàn, bảo mật tuyệt đối thông tin cho người bệnh cũng như bệnh viện.
Bên cạnh đó, quy trình “ siêu âm từ xa” được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả thông qua thiết bị siêu âm tại bệnh viện tuyến dưới. Hệ thống kết nối trực tiếp với máy siêu âm tại cơ sở y tế tuyến dưới, chuyển dữ liệu lên hệ thống Telehealth để các bác sĩ tuyến trên tham gia siêu âm cùng và tư vấn trực tiếp cho tuyến dưới. Telehealth đảm bảo chất lượng hình ảnh siêu âm được truyền tải.
Khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Tim
Một vấn đề được quan tâm là các dịch vụ liên quan đến sinh đẻ. Việc phải thường xuyên theo dõi thai kỳ và thai nhi khiến cho những lượt đi lại của thai phụ tăng lên, bên cạnh đó còn có những ca buộc phải thăm khám ở tuyến trên mà nhiều người dân không có điều kiện để di chuyển.
“Hiện tại sản phụ khám bệnh vẫn phải đến cơ sở y tế tuyến dưới để khám bệnh. Tuy nhiên với các trường hợp đặc biệt, khó thì sản phụ có thể được các bác sĩ tại các bệnh viện tuyến trên chẩn đoán và hỗ trợ kịp thời, hạn chế việc sản phụ phải di chuyển lên các bệnh viện trên. Ngoài ra, bên cạnh các ca bệnh cần hỗ trợ thì thông qua Telehealth có thể thực hiện tư vấn siêu âm thai từ xa”, ông Nguyễn Mạnh Hổ cho biết.
Trong thực tế, Telehealth đã cứu được nhiều sản phụ trong những trường hợp đặc biệt, khẩn cấp ví dụ trường hợp thai phụ L.M.D (20 tuổi, dân tộc Dao ở Pác Nặm, Bắc Kạn) được chuẩn đoán chửa trứng ở tháng thứ 2 của thai kỳ. Chị D. đã được Bệnh viện tỉnh Bắc Kạn đưa ca bệnh ra xin ý kiến hội chẩn tại buổi khám, chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tại buổi hội chẩn qua Telehealth, phương án được đưa ra với bệnh nhân D là cần hút buồng tử cung để giải phẫu bệnh, từ đó mới có kết luận chính xác xem có đúng là thai trứng không và thai trứng phát triển ở mức độ nào…
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hổ, khi dự khai trương nền tảng khám chữa bệnh từ xa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng nền tảng này có thể được triển khai khắp 14.000 cơ sở y tế trên cả nước. Tuy nhiên, ông Hổ cũng cho rằng, thách thức lớn nhất cho việc triển khai này là phải thay đổi thói quen của người dân, các y bác sĩ từ cách thức khám chữa bệnh cũ sang phương pháp khám chữa bệnh mới.
Telehealth là một bước tiến lớn của ngành y tế Việt Nam, có thể ngăn chặn bệnh lây lan, giúp người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế hơn, đồng thời tạo ra những bước tiến mạnh mẽ cho y tế “hậu Covid-19″.
Khám từ xa cứu sản phụ sinh non ở huyện đảo Cô Tô
Nhờ hội chẩn trực tuyến khám chữa bệnh từ xa giữa Trung tâm Y tế Cô Tô với đầu cầu Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, sản phụ 26 tuổi sinh non ở tuần thai 29 đã "mẹ tròn con vuông", cháu bé sơ sinh nặng 1kg được vận chuyển ngay về đất liền để tiếp tục theo dõi điều trị.
Ngày 14/10, Trung tâm Y tế huyện Cô Tô (Quảng Ninh) tiếp nhận sản phụ Nguyễn Thị P.(26 tuổi), trú tại Xã Thanh Lân nhập viện trong tình trạng thai lần 4, đau bụng âm ỉ, ra máu âm đạo màu đỏ thẫm. Kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng cho thấy sản phụ xuất hiện cơn co tử cung, ngôi ngược ối vỡ hoàn toàn, âm đạo có ít máu thăm lẫn nước, có hình ảnh sa dây rau...
Nhận định ca bệnh khó, kíp trực Trung tâm Y tế Cô Tô tiến hành hội chẩn trực tuyến với đầu cầu Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh qua hệ thống Telemedicine để hội chẩn ca bệnh.
Sau hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, sản phụ được chỉ định mổ cấp cứu, kết quả ra một nhi trai, 29 tuần, sau mổ trẻ khóc yếu, suy hô hấp nặng, non yếu, cân nặng 1000gr, phổi thông khí kém, trẻ đáp ứng chậm...
Nhận định tình trạng tăng nặng của trẻ, kíp phẫu thuật Trung tâm Y tế Cô Tô đã kết nối hội chẩn trực tuyến lần 2 với đầu cầu Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Sau hội chẩn trực tuyến, trẻ được chỉ định bóp bóng qua Mask chuyển về đất liền đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh để tiếp tục theo dõi điều trị.
Trẻ sinh non được vận chuyển về đất liền trong thời tiết mưa bão để nhập Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp tục theo dõi điều trị
Để đảm bảo an toàn cho cháu bé, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã bố trí kíp cấp cứu ngoài viện sẵn sàng phương án cấp cứu và đón bé ngay tại Cảng tàu khách Vân Đồn khi trẻ cập bến.
Lúc nhập Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, trẻ được chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh và chỉ định nhập Khoa Sơ sinh. Bé được các bác sĩ điều trị tích cực, thở máy SIMV, kháng sinh kết hợp, nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch, truyền huyết tương. Hiện tại sức khỏe của bé ổn định.
Trẻ vận chuyển an toàn đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh
Bác sĩ Nguyễn Phú Nhuận, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cô Tô cho biết: Trường hợp của sản phụ Nguyễn Thị P. được chỉ định mổ đẻ cấp cứu vì sa dây rau, thai non tháng 29 tuần, mẹ chưa tiêm trưởng thành phổi, nguy cơ tử vong rất cao nếu không được chỉ định cấp cứu kịp thời...
Bệnh viện Nhi đồng 1 triển khai tư vấn, khám chữa bệnh từ xa với 25 tỉnh, thành Sáng 24-9, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM chính thức triển khai, đưa vào hoạt động Trung tâm tư vấn khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 cùng hội chẩn với Bệnh viện Sản Nhi An Giang PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám...