Khám, chữa bệnh từ xa giúp kéo gần khoảng cách giữa các tuyến
Thực hiện Đề án khám, chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế, thời gian qua, Bệnh viện T.Ư Thái Nguyên, cũng như các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía bắc đang tích cực triển khai xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để kết nối trực tiếp với các bệnh viện tuyến trên.
Qua đó cập nhật kiến thức, ứng dụng kỹ thuật cao cho công tác khám, điều trị ở tuyến dưới; đồng thời giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao tại địa phương.
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên kết nối bệnh viện tuyến dưới thực hiện khám, chữa bệnh từ xa.
Mặc dù phải tới đầu quý I năm 2021, Bệnh viện đa khoa huyện ịnh Hóa (tỉnh Thái Nguyên) mới triển khai ề án Khám, chữa bệnh từ xa của đơn vị mình, nhưng gần ba tháng qua, cứ vào chiều thứ ba hằng tuần các y, bác sĩ, kỹ thuật viên tập trung tại hội trường để tham gia dự thính các buổi giao ban hội chẩn trực tuyến từ xa do các bệnh viện tuyến trung ương như: Bạch Mai, T.Ư Thái Nguyên, Ung bướu Hà Nội tổ chức. Bác sĩ chuyên khoa I Ma Thịnh Lạt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện đa khoa huyện ịnh Hóa) cho biết: Thông qua các buổi giao ban hội chẩn từ xa, các y, bác sĩ được cập nhật những kiến thức mới, những kinh nghiệm quý từ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành ở tuyến trên, qua đó giúp đội ngũ thầy thuốc của bệnh viện nâng cao năng lực chuyên môn, vững tin hơn trong công tác khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn… Các y, bác sĩ mong muốn sau khi được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị có thể sớm chính thức được tham gia hội chẩn trực tiếp các trường hợp cấp cứu với các chuyên gia, các bác sĩ đầu ngành ở các bệnh viện tuyến trên để có thể hỗ trợ nhau giải quyết trực tiếp các ca bệnh. iều đó, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả cấp cứu, điều trị tại bệnh viện tuyến dưới, mà còn giảm chi phí cho người bệnh, người nhà người bệnh trong quá trình điều trị.
Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện ịnh Hóa, Bác sĩ chuyên khoa I Phùng ức Sằm chia sẻ, Bệnh viện đa khoa huyện ịnh Hóa, là bệnh viện thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thái Nguyên, cho nên việc tiếp cận với những kiến thức mới, tiến bộ khoa học – kỹ thuật còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tại các buổi họp giao ban hội chẩn từ xa như thế này, các y, bác sĩ của bệnh viện được tiếp cận những kiến thức mới từ các giáo sư, chuyên gia đầu ngành tuyến trung ương hướng dẫn, sẽ giúp ích rất lớn cho các thầy thuốc của bệnh viện áp dụng vào công tác điều trị cho người bệnh. Hiện, bệnh viện đang tiến hành khảo sát, lắt đặt hệ thống khám, chữa bệnh từ xa, bệnh viện kỳ vọng sau khi hệ thống này đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi cho các y, bác sĩ được tiếp cận với các kiến thức mới, các kỹ thuật trong khám, chữa bệnh. ây cũng là cơ hội để người bệnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, được tiếp cận với các kỹ thuật cao trong khám, điều trị từ các bệnh viện tuyến trung ương. ồng thời, từng bước giải bài toán thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao cho bệnh viện hiện nay.
Video đang HOT
ể triển khai hiệu quả ề án Khám, chữa bệnh từ xa, Bệnh viện T.Ư Thái Nguyên đã xây dựng Trung tâm khám, chữa bệnh từ xa và được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, từ đường truyền in-tơ-nét đến các thiết bị kết nối. Hiện, Trung tâm khám, chữa bệnh từ xa đã kết nối trực tuyến với 47 điểm cầu ở các cơ sở y tế thuộc 13 tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía bắc. Trung tâm có nhiệm vụ xây dựng mạng lưới tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa với các bệnh viện khu vực miền núi phía bắc; hỗ trợ chuyên môn, nâng cao năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở; tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng, chuyên sâu với các chuyên gia y tế; tiết kiệm thời gian, kinh phí; giảm tải về y tế cho tuyến trên… Kể từ khi đi vào hoạt động (tháng 9-2020), Trung tâm Khám, chữa bệnh từ xa của Bệnh viện T.Ư Thái Nguyên đã tổ chức được nhiều ca khám, chữa bệnh từ xa cho các bệnh viện đăng ký. Tiêu biểu như: tổ chức khám, hội chẩn, phẫu thuật về sản khoa đối với ca bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn; hỗ trợ phẫu thuật hai ca, hội chẩn một ca đột quỵ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng…
Theo PGS, TS Nguyễn Công Hoàng, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Thái Nguyên, thông qua việc tổ chức khám, chữa bệnh từ xa, chúng tôi muốn chia sẻ những hiểu biết, kiến thức mới, kinh nghiệm quý, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho các bệnh viện bằng hình thức trực tuyến. Các bác sĩ ở bệnh viện tuyến tỉnh, huyện được hướng dẫn, giảng dạy, tiếp cận kiến thức mới bằng hình thức đào tạo từ xa thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm chi phí; giúp rút ngắn khoảng cách về chuyên môn, tăng cường mối quan hệ giữa các bác sĩ, các bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới. ồng thời, người bệnh trực tiếp được nghe các thầy thuốc hội chẩn, trao đổi về bệnh tình của mình, đưa ra phương pháp điều trị, phẫu thuật nên rất yên tâm ở lại tuyến y tế cơ sở để điều trị bệnh…
Qua khảo sát thực tế cho thấy, tại bệnh viện tuyến dưới vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như trang thiết bị về hình ảnh, âm thanh chất lượng thấp, không đồng bộ… đang ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh từ xa. Do vậy, để việc khám, chữa bệnh từ xa diễn ra thường xuyên, liên tục, trở thành nền nếp, mang lại hiệu quả cao và có sức lan tỏa lớn, ngành y tế cần tiếp tục ban hành chính sách, các quy chế, cơ chế cụ thể, rõ ràng để triển khai công tác khám, chữa bệnh từ xa. ặc biệt, các địa phương cần ưu tiên đầu tư kinh phí cho các bệnh viện nâng cấp trang thiết bị đồng bộ, chất lượng giúp người bệnh được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao mà vẫn tiết kiệm thời gian, kinh phí và giải được bài toán giảm tải người bệnh cho bệnh viện tuyến trên.
60 bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn
Ngày 4-12, tại Hải Phòng, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 60 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I (khóa 9 và 13), trong tổng số 354 bác sĩ đã và đang được đào tạo tại các trường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y - Dược Huế và Đại học Y - Dược Hải Phòng.
Trao bằng và bàn giao 60 bác sĩ trẻ về công tác tại vùng khó khăn.
Đây là hoạt động thuộc Dự án "Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)" (gọi tắt là Dự án 585).
Tại lễ bàn giao, 60 bác sĩ trẻ khóa 9 và 13 (trong đó, có 50 bác sĩ là người dân tộc H'Mông, Nùng, Tày, Dao, Pu Péo, Sán Chỉ, Mường, Thái...) thuộc 10 chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, Răng hàm mặt, Ngoại, Nhi, Nội, Phụ sản, Gây mê hồi sức, Truyền nhiễm, Xét nghiệm và Y học cổ truyền sẽ được cấp bằng chuyên khoa I và chứng chỉ hành nghề sẽ tình nguyện công tác về 33 huyện nghèo, như: Ba Bể, Bắc Hà, Tủa Chùa, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bảo Lạc, Yên Minh...) thuộc chín tỉnh: Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa, Lạng Sơn và Lai Châu.
Tính đến nay, đã có 10 khóa bác sĩ trẻ đã tốt nghiệp, dự án bàn giao 211 bác sĩ cho 68 huyện khó khăn thuộc 21 tỉnh miền núi phía bắc, miền trung và Tây Nguyên.
Dự án 585 là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ở địa phương còn khó khăn.
Qua đó, tạo cơ hội cho đông đảo người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng và xã hội.
Hơn nữa, dự án này còn tạo điều kiện để các thầy thuốc trẻ có cơ hội cống hiến sức lực và trí tuệ, phát huy tính xung kích, tình nguyện góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Phát biểu tại buổi lễ, TS, BS Phạm Văn Tác, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Khoa học công nghệ và Đào tạo, Giám đốc dự án 585, chia sẻ, dự án được Bộ Y tế quyết định triển khai thực hiện vào tháng 2-2013 với mục tiêu bảo đảm tính bền vững nguồn nhân lực y tế chất lượng cao.
Hiện tại, dự án đã, đang và sẽ đào tạo chuyên khoa I cho 354 bác sĩ thuộc 11 chuyên ngành (Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm, Răng hàm mặt và Y học cổ truyền).
Chương trình đào tạo dành riêng cho các bác sĩ này đã được Bộ Y tế xây dựng mới, thâm đinh va phê duyệt, chú trọng thực hành tay nghề chiếm 70% đơn vị học trình. Các bác sĩ sẽ được đào tạo như bác sĩ nội trú, theo hướng "cầm tay chỉ việc".
Bên canh đo, trường còn giao mỗi giảng viên trực tiếp hướng dẫn một học viên và có sự kiểm soát chặt chẽ kết quả đầu ra, bảo đảm khi ra trường họ có thể thực hiện tốt các kỹ thuật khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến huyện. Trong thời gian đào tạo, các bác sĩ được hỗ trợ tiền học phí, hưởng lương theo quy định và các chế độ khác của dự án.
Tổ chức đào tạo cho các bác sĩ trẻ tình nguyện tham gia dự án bảo đảm chất lượng, đạt chỉ tiêu vững vàng tay nghề về chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu, phục vụ nâng cao công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Thực hiện công bằng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ở vùng khó khăn, góp phần giảm tải trong công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến trên.
Tỉnh ủy Kon Tum hàng năm sẽ ra Nghị quyết về các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang cho biết, bắt đầu từ năm 2021, hàng năm Tỉnh ủy Kon Tum sẽ ra Nghị quyết về các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Hôm nay (1/12), tại thành phố Kon Tum, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị lần...