Khám chân, mổ phổi
Một người đàn ông ở Thụy Điển cho biết, ông dự định kiện bệnh viện đã mổ tách bỏ một phần phổi sau khi ông bị chẩn đoán nhầm là mắc bệnh ung thư, theo trang tin The Local.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Ông Thorbjorn Johansson, 64 tuổi, đã tiến hành kiểm tra y khoa do bị thương ở chân vào tháng 3.2009, nhưng các mẫu kiểm tra của ông bị trộn lẫn với mẫu của một bệnh nhân khác.
Bệnh viện Đại học Karolinska ở Stockholm đã thừa nhận sai sót trên vào năm 2011, khẳng định việc chẩn đoán không chính xác “đã gây thương tích hoặc bệnh nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Khi ông Johansson được thông báo mắc bệnh ung thư vào năm 2009, ông đã không khỏi bị sốc. Bệnh nhân này đã không thể làm việc và bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Sau một thời gian gánh chịu những hậu quả nặng nề từ sai sót của bệnh viện, giờ đây ông Johansson đã quyết định sẽkiện bệnh viện.
Theo TNO
Chính sách an sinh đang bị biến dạng
Ngày 11-9, cho ý kiến vào kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thẳng thắn: "Đi giám sát nhiều nơi tôi thấy chính sách an sinh về đến địa phương đã bị "biến dạng".
Khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế thường bị phân biệt đối xử
Không có tiền, tiêm sẽ đau hơn
Trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 (báo cáo giám sát), Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết, gần 4.500 lượt kiểm tra tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã phát hiện nhiều sai phạm, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm. Nhiều cán bộ y tế đã bị xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự (Bệnh viện Chợ Rẫy, tại Bình Dương, Kiên Giang, Điện Biên).
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thông tin: "Tôi đi tiếp xúc cử tri, các bác về hưu nói đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế mà không có tiền, cô y tá chích vào người sẽ đau hơn...". Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đồng tình: "Hiện nay, số kết dư quỹ bảo hiểm y tế rất lớn song chưa chắc đã tốt, bởi nó liên quan đến việc chi trả cho người bệnh. Người có thẻ bảo hiểm kêu ca là được cấp toàn thuốc vớ vẩn, đi bệnh viện rất cực. Đa phần người có bảo hiểm y tế đến bệnh viện là than vãn".
Chưa hài lòng với nội dung báo cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn không đồng tình với việc chỉ liệt kê ra 5 đối tượng dẫn đến yếu kém, nhưng chưa thấy chỉ ra ai chịu trách nhiệm. Ông Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, báo cáo đã không làm rõ vấn đề y đức đang xuống cấp. Cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu vụ việc "nhân bản" kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) và trạm ý tế xã ở Thăng Bình (Quảng Nam) làm giấy giả, đóng dấu giả để trục lợi. Ông nhấn mạnh: "Đây là 2 vụ việc bức xúc vô cùng. Trách nhiệm dẫn đến việc này do ai? Không thể để báo cáo theo kiểu "lấy lòng nhau" mà phải làm rõ ai chịu trách nhiệm chính, không việc gì phải nể nang". Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị, phải làm rõ trách nhiệm khi người dân thường xuyên ta thán về BHYT. "Phải chỉ ra được địa chỉ, trách nhiệm, thời điểm xử lý và làm rõ khắc phục như thế nào, ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc đó"- ông Phan Trung Lý nói.
Chồng chéo quản lý
Đánh giá chính sách BHYT đã đạt được nhiều kết quả, song Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng, công tác thanh tra, kiểm tra chưa tốt, pháp luật không nghiêm dẫn đến "vi phạm sau lớn hơn vi phạm trước". Bà đặt câu hỏi: "Tại sao có sự nhờn thuốc, có sự thiếu lương tâm của một số cán bộ ngành y tế?" Phó Chủ tịch nước chua xót: "Người ta "ăn" của dân không từ một chỗ nào. Các cháu hộ gia đình dân tộc nghèo còn bị hiệu trưởng, ban giám hiệu biển thủ gần 3 tỷ đồng. Đến liều vaccine cho con trẻ cũng san ra tiêm cho 2 cháu. Càng đi giám sát nhiều nơi càng thấy buồn, vì lần nào cũng phát hiện ra sai phạm. Buồn vì chính sách tốt đẹp của Nhà nước đến với dân đã bị méo mó".
Ghi nhận các ý kiến góp ý, Bộ trưởng Bộ Y tế thẳng thắn: "Hạn chế thì rất nhiều. Vài thập kỷ nữa vẫn còn hạn chế. Bởi vấn đề an sinh xã hội luôn cần được cải thiện". Bộ trưởng cũng giải trình thêm: "Ở các nước, người ta có bộ y tế và an sinh xã hội, tức là phải 2 Bộ của mình ghép vào nhau. BHYT có tính đặc thù, cần quản lý đặc thù, nhưng ở ta thì quản lý rất chồng chéo, phức tạp. Bộ Y tế quản lý Nhà nước về khám chữa bệnh nhưng không được quản lý tiền. Chủ tịch Quỹ là ở Bộ Tài chính, còn Quỹ BHYT lại thuộc Bảo hiểm xã hội quản. Như vậy, chúng tôi quản lý Nhà nước về ngành, nhưng tiền không có, quân cũng không có, quyền thì không đủ". Chia sẻ với khó khăn của ngành Y tế, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng: "Bức xúc ngành y tích tụ từ trước đến nay, chứ không phải chỉ ở nhiệm kỳ này, cho nên nhiều lúc bộ trưởng cũng bị oan".
Chủ nhiệm Trương Thị Mai cho rằng, mô hình cho BHYT là cuộc tranh luận rất dài không thể quyết được ngay: "Con đường để hoàn thiện chính sách này còn kéo dài trong khoảng 5-10 năm nữa và phải liên tục điều chỉnh. Ghi nhận ý kiến này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Hàn Quốc, Nhật Bản... có BHYT 40 năm nay cũng đang phải liên tục điều chỉnh.
Chính Trung
Theo ANTD
Kiểm tra việc thực hiện tăng viện phí Chính phủ đã ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2013. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tập trung các biện pháp phòng, chống, không để bùng phát dịch bệnh ở người; phối hợp với chính quyền các địa phương rà soát, kiểm tra việc thực hiện giá dịch vụ y tế; đẩy mạnh chấn chỉnh...