Khám bệnh từ lúc… nửa đêm: “Chống ế” cho y tế cơ sở
Nếu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tuyến y tê cơ sơ sẽ giải quyết 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe thông thường của người dân, từ đó giảm được áp lực quá tải bệnh viện
GS-TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, nhìn nhận tình trạng quá tải bệnh viện (BV) trong thời gian qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng điều trị bệnh.
Phải kéo người bệnh về tuyến dưới
Trước tình hình này, Sở Y tế TP HCM triển khai đề án giảm tải BV, trong đó chú trọng nhân rộng mô hình BV vệ tinh, nâng cao tuyến y tế cơ sở.
Quá tải bệnh nhân tạo áp lực nặng nề cho Bệnh viện Ung Bướu TP HCM Ảnh: NGUYỄN THẠNH
Hiện TP HCM co 319 tram y tê nhưng tông sô lươt kham chưa bênh (KCB) tai tuyên y tê nay chi chiêm tư 3%-4% so vơi tông lươt kham cua toan TP. PGS-TS-BS Tăng Chi Thương, Pho Giam đôc Sơ Y tê TP, đánh giá co nhưng tram y tế không co bênh nhân nao đên KCB. Nguyên nhân chủ yếu là do ngươi dân chưa co niêm tin vao tuyến y tế này.
Theo BS Thượng, giải pháp “chống ế” cho y tế cơ sở là phải nâng cao chât lương KCB. Bên cạnh đó, cân nhưng rang buôc nhât đinh trong quy đinh KCB để kéo người bệnh về tuyến này. Cu thê, Bô Y tê nên co cac quy đinh loai bênh nao buôc phai kham ơ tram y tê; loai bênh nao đươc kham BV tuyên quân, huyên; tuyên tinh, tuyên trung ương…
Mơi đây, nganh y tê đa co nhưng giai phap thay đôi diên mao, chât lương cua cac tram y tê nhăm thu hut sư chu y cua ngươi dân. Cu thê, Bô Y tê đa đê ra chu trương phat triên cac tram y tê kiêu mâu trên toan quôc theo nguyên ly y hoc gia đinh. Đa co 26 tram y tê kiêu mâu đươc lưa chon đê lam thi điêm. Vê chưc năng, cac trạm y tế khi hoạt động theo nguyên lý y học gia đình phải tổ chức triển khai hiệu quả 3 nhóm hoạt động chính, gồm: dự phòng, KCB, quản lý sức khỏe người dân.
Lãnh đạo các BV cho rằng nếu làm tốt, y tê cơ sơ sẽ đáp ứng đươc khoang 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe thông thường của người dân. Hiện tại, chỉ có khoảng 18% bệnh nhân trên ca nươc chọn tuyến y tế cơ sở.
Video đang HOT
Ngoài xốc lại tuyến y tế xã, có thể thấy TP HCM đang rất quyết tâm trong việc cải tổ hệ thống y tế, đặc biệt là việc sáp nhập một số BV và trung tâm y tế (TTYT) quận, huyện. Theo đó, lĩnh vực KCB và phục hồi chức năng của TP gồm có 2 tuyến TP và tuyến quận/huyện. Tuyến TP có 32 BV (gồm 10 BV đa khoa, 22 BV chuyên khoa) và Trung tâm Cấp cứu 115.
Tuyến quận/huyện sẽ sáp nhập 14 BV quận, huyện (hạng III) vào TTYT quận, huyện (trừ BV quận, huyện hạng II trở lên) trước ngày 1-1-2021. Cụ thể: 14 địa phương sẽ sáp nhập BV vào TTYT là quận 1, 3, 5, 7, 9, 10, 11, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận và các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi. Lộ trình sáp nhập: Từ năm 2018 đến quý I/2019, sáp nhập 14 BV quận, huyện vào 14 TTYT quận, huyện nêu trên; từ quý II/2019 đến trước quý IV/2020, tổ chức bàn giao nguyên trạng 23 TTYT quận, huyện và 9 BV hạng II (gồm quận 2, 4, 6, 8, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Thạnh, Bình Tân và huyện Bình Chánh) về Sở Y tế TP.
Năm 2020 sẽ hết quá tải?
Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý KCB – Bộ Y tế, cả nước hiện có 1.451 BV công lập, trong đó có 39 BV tuyến trung ương, 492 BV tuyến tỉnh, 645 BV tuyến huyện và 72 BV ngành, cùng hơn 11.000 trạm y tế. Khu vực tư nhân đang phát triển mạnh với 219 BV và 31.594 phòng khám.
Quá tải BV tuyến trên tại TP HCM cũng là thực trạng chung của cả nước mà trong 2 nhiệm kỳ làm “tư lệnh” ngành y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cam kết phải giải quyết cho bằng được. Thực tế so với 5 năm về trước, với sự nỗ lực thay đổi của ngành y tế, quá tải BV đã được cải thiện nhiều nhờ quy trình khám bệnh giảm từ 12-14 bước còn 4-8 bước, giảm trung bình 48,5 phút trên một lượt khám bệnh. Ở khu vực nội trú, tình trạng quá tải khu vực điều trị từng bước được khống chế; tình trạng nằm ghép tại các BV cũng đã giảm mạnh. Nếu như năm 2012, tỉ lệ bệnh nhân phải nằm ghép ở BV tuyến trung ương là 58%, tuyến tỉnh là 47% thì đến năm 2016, tỉ lệ tương ứng giảm còn 16,7% và 11,4%. “Với việc phát triển và duy trì hiệu quả hoạt động của mạng lưới BV vệ tinh, bao gồm 17 BV hạt nhân và 75 BV vệ tinh là các BV tuyến tỉnh, tình trạng chuyển tuyến, vượt tuyến đã giảm. Mục tiêu của ngành y tế là đến năm 2020 không còn tình trạng quá tải BV” – PGS Lương Ngọc Khuê bày tỏ lạc quan.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, để giảm quá tải như mục tiêu đề ra, ngành y tế tiếp tục nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, như phát triển mạng lưới BV vệ tinh; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; cải cách thủ tục trong KCB; cải tiến quy trình chuyên môn; đa dạng hóa các loại hình KCB…
“Bên cạnh đó, thực hiện lộ trình thông tuyến; lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, giữa các cơ sở KCB gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ và có chính sách khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngay tại tuyến dưới” – BS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Dù vậy, giữa lý thuyết và thực tiễn vẫn còn một khoảng cách quá xa. Và một khi những vụ tai biến, chẩn đoán nhầm bệnh cứ liên tục diễn ra, sẽ rất khó để kéo chân người bệnh trở về tuyến tỉnh, chứ chưa nói đến tuyến huyện, xã.
Tạo niềm tin cho nhân dân
Theo Cục Quản lý KCB, một trong những nỗ lực giảm tải BV là hạn chế nằm ghép. Đến thời điểm này, gần 100% BV tuyến trung ương và tuyến tỉnh, TP tại các TP lớn như Hà Nội và TP HCM cam kết thực hiện chủ trương không để người bệnh nằm ghép từ 2 người trở lên sau 24 hoặc 48 giờ nhập viện. Hiện chỉ còn 2 BV trung ương là BV Chợ Rẫy và BV Bạch Mai chưa ký cam kết này vì vẫn còn một số khoa phòng quá tải chưa thể thực hiện được. Trong thời gian tới, một số cơ sở của 2 BV này được xây dựng và hoàn thiện thì việc nằm ghép sẽ được giải quyết.
“Giải pháp lâu dài vẫn là nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn cho tuyến dưới, tạo niềm tin cho nhân dân. Khi đó, việc KCB vượt tuyến không cần thiết giảm đi, tình trạng quá tải BV sẽ được giải quyết triệt để” – PGS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
NGUYỄN THẠNH – NGỌC DUNG
Theo Người lao động
9 giải pháp tăng cường chất lượng khám chữa bệnh
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ban hành chỉ thị về 9 giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Chỉ được kê thêm giường khi quá tải
Đối với việc chỉ định sử dụng dịch vụ, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu giám đốc các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) phải tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm, đúng các quy định chuyên môn trong việc chỉ định các dịch vụ cận lâm sàng; tăng cường điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú theo đúng quy định; nâng cao chất lượng điều trị để giảm thời gian điều trị nội trú của người bệnh.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện thực hiện nghiêm, đúng các quy định chuyên môn trong việc chỉ định các dịch vụ cận lâm sàng (ảnh minh họa). Ảnh: Lê Mai
Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phát hiện một số cơ sở KCB đã kê gấp 2-3 lần số giường bệnh chỉ tiêu; chỉ định tăng bất thường một số dịch vụ kỹ thuật; tỷ lệ bệnh nhân nằm nội trú cao bất thường; giá dịch vụ kỹ thuật cao hơn sử dụng thực tế; thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật Bộ Y tế đã ban hành... Điều này ảnh hưởng đến chất lượng KCB và gây lãng phí, lạm dụng quỹ BHYT.
Giám đốc cơ sở KCB và người trực tiếp chỉ định phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các trường hợp chỉ định sử dụng dịch vụ kỹ thuật, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú, kéo dài thời gian điều trị nội trú không đúng theo các quy định về chuyên môn y tế. Thực hiện nghiêm các giải pháp giảm quá tải, trường hợp quá tải phải chuyển người bệnh xuống tuyến dưới, sang các cơ sở KCB khác trên địa bàn. Chỉ được kê thêm giường để người bệnh không phải nằm ghép đối với trường hợp thực sự quá tải; Không kê thêm giường bệnh trong trường hợp không sử dụng hết số giường theo kế hoạch được giao.
Các bệnh viện cần thực hiện đúng quy định về danh mục, tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT theo quy định tại Thông tư 35/2016 của Bộ Y tế; tăng cường và thường xuyên kiểm tra để tránh các trường hợp áp dụng sai mức giá dịch vụ, giá thuốc, vật tư y tế, tính sai số ngày điều trị nội trú...
Để tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế sau khi điều chỉnh giá dịch vụ và sử dụng có hiệu quả Quỹ BHYT, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các cơ sở KCB trong toàn quốc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 2151 của Bộ Y tế (ban hành kế hoạch triển khai thực hiện "đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh"), đào tạo, tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có tinh thần, thái độ phục vụ văn minh, thân thiện.
Bệnh viện cần bố trí, điều tiết nhân lực và các buồng khám, bàn khám phù hợp với nhu cầu khám bệnh của người dân, đặc biệt là vào các thời điểm cao điểm để giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, bác sĩ và nhân viên y tế có đủ thời gian để khám, tư vấn cho người bệnh...
Giám sát chặt việc chỉ định điều trị
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục Quản lý KCB làm đầu mối, phối hợp với các vụ, cục và đơn vị có liên quan chỉ đạo các cơ sở KCB tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ; tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động chuyên môn liên quan đến việc chỉ định sử dụng dịch vụ, thuốc, vật tư, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú và các hoạt động chuyên môn khác.
Thanh tra Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các vụ, cục của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất và tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất về công tác KCB và quản lý, sử dụng Quỹ BHYT.
Đối với Sở Y tế tỉnh, thành phố, Bộ Y tế yêu cầu phối hợp chặt chẽ với BHXH địa phương và các cơ sở y tế để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc về KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT.
Ngoài ra, các Sở Y tế cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn y tế, về KCB, giá dịch vụ y tế, tổ chức đấu thầu, cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế và thanh toán chi phí KCB BHYT tại các cơ sở KCB thuộc phạm vi quản lý, xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm.
Các đơn vị cũng cần triển khai ngay đề án y tế cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Y tế và đầy mạnh triển khai Thông tư 39/2017 của Bộ Y tế về quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở; Phối hợp với BHXH để bảo đảm đủ thuốc cho tuyến y tế cơ sở, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để y tế cơ sở thực hiện việc theo dõi, quản lý, điều trị đối với các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính...
Theo Danviet
Kỳ diệu 1 người hiến tạng, 5 người hồi sinh ở Đồng Nai Cả 5 bệnh nhân nhận tạng từ người cho chết não ở Đồng Nai đều ổn định. Đặc biệt, rất đông người gọi đến Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Đồng Nai hỏi thông tin hiến tạng. Ngày 20.4, BV Chợ Rẫy (TP.HCM) đã tổ chức buổi thông tin về tình hình các bệnh nhân nhận tạng từ người cho chết não ở...