Khám bệnh trong… container
Với khoảng 10.000 công nhân, Cty Dona Pacific tại KCN Sông Mây (xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) có 1 phòng khám có chức năng sơ cứu, khám bệnh, cấp thuốc cho công nhân.
Công nhân chờ khám bệnh bên trong thùng container.
Ban đầu, phòng khám có 16 giường bệnh, nhưng rồi lượng công nhân tăng nhiều lần, mỗi ngày có 100 – 150 người khám bệnh. Do vậy, phòng khám Cty với diện tích khoảng 80m2 không còn phù hợp.
Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội Đồng Nai kiểm tra và yêu cầu Cty xây dựng lại phòng khám đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh đúng với chức năng và quy mô của một phòng y tế.
Để xây dựng lại phòng y tế (dự kiến hoàn thành trong 1 năm), hơn 1 tháng nay, Cty Dona Pacific dời phòng y tế vào trong 3 container (2 thùng loại 40 feet và 1 thùng loại 20 feet) trên bãi cỏ cạnh tường rào Cty.
Video đang HOT
Bên ngoài các thùng container dán các mảnh giấy Phòng khám bệnh, Phòng khám bệnh nghề nghiệp, Phòng nghỉ nữ. Giữa trưa miền Đông Nam bộ nắng hầm hập, bên trong một container là 7 nữ công nhân đang nằm nghỉ.
Những công nhân này cho biết đang làm ca thì mệt nên xin xuống phòng y tế khám và được cho uống thuốc, nằm nghỉ. Một số chị em mệt do mang thai, số khác đang làm việc thì nhức đầu, chóng mặt.
Các công nhân cho biết, theo nội quy Cty, họ chỉ được nghỉ 30 phút, sau đó phải trở lại xưởng làm việc, nếu ai bệnh nặng thì sẽ được bác sĩ cho chuyển lên tuyến trên.
Bên trong có gắn máy điều hòa nhưng vẫn không đủ làm mát cái thùng sắt bít bùng thấp lè tè. Đến giờ cơm trưa, hàng chục công nhân túa vào phòng khám bệnh. Một bác sĩ trực vừa khám bệnh, vừa phát thuốc cho các công nhân. Mỗi ngày có 100- 150 công nhân đến khám bệnh tại phòng khám của Cty.
Theo quy định của ngành y tế, với ba ca làm việc của Cty, phải có 3 bác sĩ trực. Tuy nhiên, tại Cty này chỉ có 2 bác sĩ và 1 y sĩ. Ở đây còn có 1 dược sĩ, nhưng do người này nghỉ hộ sản, nên bác sĩ kiêm luôn cấp phát thuốc.
Bác sĩ Huỳnh Minh Hoàn, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, nói: “Chúng tôi chưa biết về thông tin này, nhưng việc Cty bố trí phòng y tế trong container là không đúng với quy định của ngành y tế”.
Theo Dantri
Lương y làng ủng hộ 1 tỷ đồng xây dựng đường
Trong khi xã Minh Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) đang "khát" vốn để xây dựng đường thì lương y Nguyễn Trọng Phùng (xóm Trung Minh, xã Minh Sơn) đã đóng góp gần 1 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường giao thông nông thôn.
Dẫn phóng viên đi trên con đường đang ngổn ngang gạch đá, vừa bắt đầu khởi công, ông Nguyễn Đình Võ, Chủ tịch UBND xã Minh Sơn phấn khởi cho hay: "Điều kiện kinh tế của xã Minh Sơn còn nhiều khó khăn, nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt hệ thống giao thông xuống cấp.Hưởng ứng chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, lương y Nguyễn Trọng Phùng đã đóng góp gần 1 tỷ đồng cho địa phương để xây dựng tuyến đường này".
Lương y Nguyễn Trọng Phùng (đứng giữa) ủng hộ 1 tỷ đồng xây dựng đường giao thông
Ông Nguyễn Trọng Phùng sinh năm 1934 trong một gia đình có nghề bốc thuốc gia truyền chuyên trị các loại bệnh về gan. 20 tuổi, ông Phùng được cha truyền lại nghề bốc thuốc cứu người. Sáu mươi năm làm nghề bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc cứu người, ông luôn tâm niệm một chữ "Đức", lấy lời răn "lương y như từ mẫu" làm đầu. Với bất kỳ người bệnh nào ông cũng tận tình, chu đáo, chữa bệnh vì cái tâm. Nhiều bệnh nhân nghèo, già cả không nơi nương tựa từ các tỉnh xa đế khám bệnh, ông cho ăn ở miễn phí ngay trong nhà.
Lập nghiệp từ những bài thuốc của cha để lại, nay ở tuổi "xưa nay hiếm", các con đã trưởng thành, ông muốn đóng góp chút sức mình cho phong trào xây dựng nông thôn mới của xã. Ông Phùng tâm sự: "Lâu nay, con đường đi lại giữa hai xóm bị xuống cấp nghiêm trọng, vào mùa mưa lũ con đường lầy lội bùn đất, bà con đi lại rất vất vả. Năm ngoái tôi cũng đã ủng hộ cho xã 300 triệu đổ đá dăm con đường này nhưng do phương tiện lưu thông nhiều nên con đường lại hư hỏng thêm. Tôi muốn sửa sang lại con đường cho khang trang, sạch sẽ để bà con đi lại thuận tiện hơn".
Một con đường nông thôn khang trang, sạch sẽ đang thành hình
Sau khi đã bàn bạc và lên kế hoạch làm việc với nhà thầu, ông Phùng đã cùng với cán bộ xóm tổ chức khởi công xây dựng mới con đường. Theo thiết kế, con đường liên thôn dài 500m, rộng 6m, đổ bê tông dày 20cm, hai bên có mương thoát nước với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng do ông Phùng tài trợ. Không chỉ bỏ tiền của, ông còn tìm nhà thầu và thường xuyên có mặt tại công trường để tham gia giám sát thi công, đảm bảo chất lượng vợ ông phục vụ thuốc nước cho đội thợ.
"Nếu không có sự hỗ trợ của ông Phùng chắc chẳng bao giờ xã chúng tôi mới làm được con đường để đi lại cho thuận tiện. Nghĩa cử cao đẹp của ông Phùng không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Người dân thấy ông bỏ ra cả tỷ đồng làm đường nên cũng sẵn sàng hiến đất, sẵn sàng bỏ công sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới", ông Nguyễn Đình Võ, Chủ tịch UBND xã Minh chia sẻ.
Chia sẻ với phóng viên, ông Phùng trăn trở: "Dự định của tôi là xây dựng trường mầm non để cho con em trong xã có một nơi vui chơi, học tập khang trang hơn. Đó là ước nguyện lớn nhất của đời tôi, còn sức thì tôi còn ủng hộ cho bà con".
Theo Dantri
Bệnh nhân tốn 6 giờ cho một lần khám, xét nghiệm Sáng 2.10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM giám sát tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy. PGS-TS Nguyễn Văn Khôi, Phó giám đốc BV, cho biết BV Chợ Rẫy là tuyến cuối cùng, luôn "tắm" mình trong quá tải. Hằng ngày luôn có từ 2.300 - 2.400 bệnh nhân điều trị nội trú, và hơn 3.000 lượt bệnh ngoại trú. Do vậy, bình...