‘Khai tử’ biển báo lập lờ, ‘ép’ dân vi phạm
Bộ Giao thông vận tải vừa yêu cầu Hà Nội, TP.HCM khai tử những biển báo, đèn tín hiệu giao thông “ép” dân vi phạm.
Trong văn bản gửi UBND TP Hà Nội và TP.HCM, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã yêu cầu hai thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục những tồn tại về hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông.
Bộ GTVT cũng đề nghị hai sở GTVT tiếp nhận thông tin phản ảnh của người dân để nghiên cứu khắc phục các nhược điểm về hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông.
Tháng 4/2013, tổ công tác của Bộ GTVT đã phát hiện nhiều biển báo bị cây xanh che lấp (đường Điện Biên Phủ, xa lộ Hà Nội), có vị trí không phù hợp, các biển báo phân làn xe khó nhận biết; tại vị trí giao cắt đường sắt với quốc lộ 13 đi song song với đường Kha Vạn Cân chưa có sự kết nối tín hiệu giữa đường bộ và đường sắt nên thường xảy ra ùn tắc giao thông khi có tàu đi qua…
Tình trạng biển báo có những tồn tại trên cũng xuất hiện trên các tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài và Phạm Văn Đồng, quốc lộ 6, quốc lộ 5 ở Hà Nội.
Ngã tư Kim Ngưu – Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) biển báo rẽ phải nằm khiêm tốn một góc, không có thêm câu chỉ dẫn phụ nào (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Ngoài ra, tại Ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến (hướng đi Hà Đông, quận Thanh Xuân, Hà Nội) có tới hai vạch dừng đèn đỏ. Mỗi khi đèn tín hiệu chuyển từ xanh sang đỏ, nhiều người phân vân không biết nên dừng vạch nào mới đúng luật.
Theo người dân bên đường, từ hơn một tháng nay một vạch sơn mới được vẽ cách vạch cũ gần 10m, nhưng vạch cũ không được xóa nên nhiều người đi tới đây không biết dừng vạch nào là đúng để đợi đèn.
Cũng tại nút giao này, vài tháng nay phần cho xe rẽ trái được ưu tiên hoàn toàn, vạch chéo vàng được xóa bỏ, những xe rẽ trái rồi đi thẳng phải tạt sang phải để đi đúng làn. Vì đoạn này chỉ dài hơn 5m, nên nhiều xe đánh hết tay lái vẫn không sang đúng làn cho xe đi thẳng, vậy là phải lấn vạch, sai làn đường, lập tức bị cảnh sát giao thông đón lõng phía trước tuýt còi.
Ngã tư Kim Ngưu – Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) biển báo rẽ phải nằm khiêm tốn một góc, không có thêm câu chỉ dẫn phụ nào. Tất cả phương tiện muốn đi từ Kim Ngưu – Tam Trinh đểu phải rẽ phải sang Minh Khai và vòng lại, chỉ trừ xe buýt được đi thẳng. Nhiều người thấy xe buýt đi thẳng nên cũng đi theo và lập tức vi phạm vì đi vào đường cấm.
Nút giao Láng – Thái Thịnh 2 (hướng đi ngã tư Sở) với cách tổ chức giao thông cấm phương tiện đi thẳng, để đi đúng biển chỉ dẫn phương tiện đi thẳng phải rẽ phải vong qua cột điện. Nhưng để hiểu được điều này chắc phải dừng xe lại nghiên cứu biển chỉ dẫn một lúc.
Xe buýt cũng đi thẳng nên nhiều xe đi theo. Nếu không hiểu biển báo hoặc làm theo mũi tên chỉ dẫn trên đường đi thẳng mà không rẽ phải vòng qua chân cột điện lập tức bị công an phường chặn xe xử lý vì đi vào đường cấm.
Điều này cho thấy, giao thông ở các thành phố lớn hỗn loạn nhiều khi không hẳn đã là do ý thức tham gia giao thông của người dân kém mà còn do sự tồn tại của những biển báo “ép” dân vi phạm.
Theo vietbao
Bí thư Hà Nội: "Hứa trước cử tri tôi cũng rất lo"
Tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị nhắc lại chuyện thiếu trường, thiếu lớp ở các quận nội thành. Bản thân ông Nghị cũng cảm thấy rất lo khi hứa trước cử tri trong năm 2013 sẽ chấm dứt tình trạng thiếu trường ở nội thành.
Ngày 14/5, hàng trăm cử tri quận Hai Bà Trưng đến dự buổi tiếp xúc cử tri của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Tại đây, nhiều vấn đề bức xúc dân sinh được cử tri nêu ra và mong muốn đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội tìm cách giải quyết.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị
Nói về dự án "treo" và câu chuyện đền bù giải phóng mặt bằng nhà dân sát giá thị trường, cử tri Nguyễn Ích Vinh (phường Vĩnh Tuy) cho biết, người dân ở đây đồng thuận với thành phố trong việc xây dựng lại đường vành đai 2. Tuy nhiên, hàng trăm hộ dân thuộc diện di dời ở phường Vĩnh Tuy cũng đang thấp thỏm đứng ngồi không yên. "Dân chúng tôi rất lo, không biết chính sách đền bù sát giá thị trường là thế nào. Chúng tôi mong thành phố sớm đưa ra giá đền bù cụ thể cho người dân đỡ thấp thỏm", ông Vinh chia sẻ.
Cùng nỗi lo trên, cử tri Nguyễn Thị Lan (phường Thanh Lương) cho hay, dự án làm đường vành đai 1 qua địa bàn phường này "treo" quá lâu đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân. Đến nay, dự án này lại chuẩn bị khởi công, người dân thêm nỗi lo câu chuyện đền bù "sát giá thị trường". "Dân chúng tôi đâu biết nhà nước tính đền bù thế nào là sát giá thị trường?", bà Lan băn khoăn.
Cử tri Nguyễn Hồng Sâm (phường Minh Khai) nhận định, thời gian qua nhiều vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai là do Luật Đất đai thực sự chưa đi vào cuộc sống, nhiều vấn đề nhân dân bức xúc cũng chỉ vì chưa biết, chưa rõ. "Lãng phí đất đai rất nhiều, nhiều cơ quan để đất bỏ hoang. Theo tôi, đơn vị nào sử dụng đất sai mục đích nhà nước phải quyết liệt thu hồi", bà Sâm nói.
Nhắc đến chuyện thiếu trường, thiếu lớp, cử tri Nguyễn Công Chất (phường Phạm Đình Hổ) cho biết, người dân ở đây rất lo lắng cho con em họ vì học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 phải học chung một trường. "Giữa Thủ đô mà học sinh lớp 1 đến lớp 9 phải ngồi chung một loại bàn thấp lè tè. Chúng tôi rất lo sợ các cháu bị gù vì bàn ghế không đúng kích cỡ. Rất mong dự án xây trường lớp mới ở khu nhà máy rượu và dệt kim sớm được triển khai", ông Chất mong mỏi.
Trả lời kiến nghị cử tri, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, Lâm Anh Tuấn cho biết, thành phố đang rất tích cực triển khai tuyến đường vành đai 2. "Chúng tôi đang chỉ đạo xây dựng kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng cho dân đảm bảo sát giá thị trường", ông Tuấn cho biết.
Trước những băn khoăn của cử tri, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết, thực sự thành phố cũng đang rất lúng túng trong việc đền bù sát giá thị trường. "Dự án đường Minh Khai (đường vành đai 2), cấp thành phố cũng đang lúng túng. Thời gian tới, Quốc hội thông qua Luật Đất đai, giá đền bù giải phóng mặt bằng cho dân sẽ có thay đổi", ông Nghị nói.
Về câu chuyện thiếu trường, thiếu lớp như cử tri Nguyễn Công Chất nêu, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nhắc lại lời hứa trước HĐND nhân dân và cử tri các quận trong năm 2013 sẽ giải quyết được tình trạng "trắng" trường công lập ở các quận nội thành. "Hứa trước cử tri chúng tôi cũng rất lo. Trong năm nay, thành phố sẽ cơ bản chấm dứt tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở các quận nội thành", Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết.
Theo Dantri
Bà lão bán trà đá ham mê làm từ thiện Hơn 10 năm nay, bà Trần Thị Mận (65 tuổi, ở tổ 9, phường Minh Khai, Phủ Lý, Hà Nam) gom góp, dành dụm từng đồng tiền lẻ bán trà đá để làm từ thiện. Ở nhờ trong lô cốt Bà Mận sinh ra và lớn lên khi đất nước chìm trong tiếng súng, bà từng là thanh niên xung phong, làm nhiệm...