Khai trương hệ thống để công dân sử dụng “hồ sơ điện tử”, tiết kiện gần 5 tỷ đồng
Chiều nay (25/2), Bộ Công an tổ chức khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất cấp và quản lý căn cước công dân.
Khai trương hệ thống để công dân sử dụng “hồ sơ điện tử”. Ảnh minh họa: TTXVN
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, đánh dấu sự thay đổi lớn trong công tác quản lý Nhà nước, sử dụng giấy tờ của công dân từ “hồ sơ giấy” sang “hồ sơ điện tử”.
Buổi lễ được truyền hình trực tuyến tại điểm cầu chính tại Hà Nội, 63 điểm cầu công an các tỉnh, thành phố và các điểm cầu kéo dài đến một số xã, phường tại Hà Nội, Hưng Yên, Đà Nẵng và TPHCM.
Ngay sau khi bấm nút kích hoạt hệ thống sẽ là các hoạt động trải nghiệm dịch vụ tại một số điểm cầu. Lãnh đạo các bộ, ngành địa phương sẽ ký cam kết điện tử trong việc kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin.
Video đang HOT
Hai hệ thống trên khi chính thức được đưa vào khai thác sẽ có tác động tích cực đến nhiều mặt của đất nước, giúp giảm chi phí giấy tờ, giảm thời gian xác minh và đi lại cho công dân, giảm ngân sách Nhà nước khi xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và việc lưu hồ sơ.
Tính sơ bộ toàn nền kinh tế, Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ giúp giảm chi phí về thời gian chuẩn bị đơn, tờ khai gần 370 tỷ đồng; không phải xuất trình đơn, tờ khai tiết kiệm hơn 4200 tỷ/năm; các cơ sở dữ liệu chuyên ngành không phải nhập dữ liệu công dân tiết kiệm khoảng 246 tỷ đồng. Tổng chi phí tiết kiệm được là 4.864 tỷ đồng.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hệ thống quan trọng nhất trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử. Để triển khai dự án, Bộ Công an đã bố trí 100% công an xã chính quy tại các địa bàn xã, thị trấn với gần 45.000 cán bộ chiến sĩ qua đó nâng cao hiệu quả thu thập, cập nhật, bổ sung thông tin dân cư. Đào tạo gần 24.000 cán bộ tại địa phương sử dụng hệ thống.
Duy trì sử dụng sổ hộ khẩu giấy đến hết năm 2022
Được thông qua chiều nay (13/11) với 93,15% đại biểu tán thành, Luật Cư trú (sửa đổi) quy định Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết 31/12/2022.
Quá trình thảo luận, nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân từ cách thức thủ công, truyền thống bằng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú và các tàng thư văn bản sang quản lý bằng số hóa, có kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân.
Các đại biểu cho rằng, quy định nêu trên hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu của việc hiện đại hóa phương thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử hiện nay.
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Cư trú (sửa đổi)
Việc chuyển đổi này, theo nhiều đại biểu, vừa bảo đảm thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện tốt hơn quyền tự do cư trú, vừa nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, khi lấy ý kiến, đại biểu Quốc hội đồng tình với việc cho phép tiếp tục sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh nơi cư trú. Lý do, là để chứng minh thông tin về nơi cư trú nhằm tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, thêm phiền phức cho người dân, tạo áp lực lớn cho các cơ quan quản lý, đăng ký cư trú tại thời điểm Luật mới có hiệu lực thi hành.
Theo UBTVQH, quy định này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành của Luật Cư trú và việc triển khai thực hiện các quy định của Luật ngay từ thời điểm ngày 1/7/2021.
Khi các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú hoàn thành việc xây dựng, vận hành thông suốt và các cơ quan, tổ chức, địa phương đã thực hiện tốt việc kết nối, liên thông để bảo đảm chỉ cần sử dụng số định danh cá nhân là có thể xác định được thông tin nhân thân, thông tin về nơi cư trú của công dân thì Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú sẽ tự chấm dứt vai trò ngay cả khi chưa đến thời hạn 31/12/2022.
Vì thế, quy định trên được thể hiện ở Điều 38 về Điều khoản thi hành.
Vẫn theo Luật được thông qua, trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Luật giao Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung quy định liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này, hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính.
Luật Cư trú (sửa đổi) vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua gồm 7 chương, 38 điều. Luật có hiệu lực từ 1/7/2021.
Khi thảo luận về dự án Luật Cư trú (sửa đổi) tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú là điều người dân rất mong đợi.
Thông tin về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Đại tướng Tô Lâm cho biết đã thu thập được 90%, đang thẩm định, phúc tra lại và đưa vào hệ thống. Còn 10% sẽ cố gắng hoàn thành trong năm 2020.
Bộ trưởng Tô Lâm nhìn nhận, không có thời gian chuyển tiếp sẽ bắt buộc các cơ quan quản lý đều phải phối hợp với nhau để thực hiện theo đúng lộ trình đề ra.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc xây dựng Chính phủ điện tử, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), hiện đại hóa nền hành chính, hướng tới Chính phủ điện tử trong lĩnh vực BHXH. BHXH Việt Nam...