Khai trừ ra khỏi Đảng 1 cán bộ công an lừa đảo
Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đã khai trừ ra khỏi Đảng một cán bộ công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 28-11, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Đắk Lắk thông báo đã họp xem xét, kết luận nhiều nội dung đối với các đảng viên, tổ chức đảng có sai phạm.
Toàn cảnh kỳ họp thứ 27 của UBKT Tỉnh ủy Đắk Lắk. Ảnh: AX
Theo đó, UBKT thi hành kỷ luật ông Lê Văn Cường, đảng viên Chi bộ Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Đảng bộ Phòng PK02 thuộc Đảng bộ Công an tỉnh Đắk Lắk; nguyên đảng viên Chi bộ Công an phường 9, Đảng bộ TP Đà Lạt thuộc Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng.
Theo UBKT, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 5-2021, ông Cường đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Theo đánh giá của UBKT, khuyết điểm, vi phạm của ông Lê Văn Cường gây dư luận xấu trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, ngành công an và bản thân ông Cường, mức độ vi phạm rất nghiêm trọng.
Xét nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân khuyết điểm, vi phạm, UBKT Tỉnh ủy thống nhất thi hành kỷ luật ông Lê Văn Cường bằng hình thức khai trừ ra khỏi đảng.
UBKT Tỉnh ủy Đắk Lắk còn kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Vương Hữu Nhi, Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Bí thư Chi bộ Văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Ủy viên Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk.
UBKT đã giải quyết tố cáo ông Phạm Văn Tịch, Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Kết quả, có ba nội dung tố cáo đúng một phần, ba nội dung tố cáo chưa đủ cơ sở kết luận, một nội dung tố cáo sai, một nội dung tố cáo sai và chưa đủ cơ sở kết luận.
Qua giải quyết tố cáo UBKT Tỉnh ủy đã yêu cầu ông Phạm Văn Tịch nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc đối với những thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, UBKT còn giải quyết tố cáo bà Ngô Thị Minh Trinh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Chính quyền, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk. Kết quả thể hiện, có một nội dung tố cáo không có cơ sở, một nội dung tố cáo không đúng.
Suýt bị kẻ mạo danh công an lừa đảo 230 triệu đồng
Ngày 19.10, thông tin từ Công an H.Gia Lộc (Hải Dương), cơ quan này vừa phối hợp nhân viên một tiệm vàng ngăn chặn thành công một trường hợp người dân bị lừa đảo chuyển tiền cho người lạ mặt mạo danh công an.
Chiều 16.10, bà P.T.T (52 tuổi, trú thôn Anh, xã Lê Lợi, H.Gia Lộc) nhận được điện thoại của một người lạ tự xưng là cán bộ Công an TP.Hà Nội, chuyên phụ trách điều tra các vụ án liên quan đến ma túy và rửa tiền.
Người này thông báo, số điện thoại mà bà T. đang sử dụng được dùng để đăng ký tài khoản ngân hàng và vay số tiền là 6,8 tỉ đồng. Để phục vụ công tác điều tra, người lạ yêu cầu bà T. phải chuyển hết số tiền mà bà đang có vào tài khoản do người này cung cấp để làm thủ tục xác minh tài sản và hợp pháp hóa số tiền. Nếu không chấp hành, bà T. sẽ bị bắt giam.
Trong khi trao đổi, bà T. có nói cho người lạ biết hiện đang gửi quỹ tín dụng 2 sổ tiết kiệm, 1 sổ 130 triệu đồng, sổ còn lại là 100 triệu đồng. Người lạ yêu cầu bà T. rút toàn bộ số tiền trong sổ 130 triệu để chuyển vào tài khoản do người này cung cấp, 6 tiếng sau sẽ hoàn lại, còn 100 triệu sẽ hướng dẫn bà T. chuyển sau.
Được cán bộ công an khuyên nhủ, sau khi rút tiền, bà T. không chuyển tiền cho người lạ mặt. Ảnh CÔNG AN CUNG CẤP
Sau khi liên tiếp bị người lạ gọi điện đe dọa, đến khoảng 13 giờ ngày 17.10, bà T. đã đi rút toàn bộ 130 triệu đồng tiết kiệm ở quỹ tín dụng rồi mang đến một tiệm vàng ở TT.Gia Lộc (H.Gia Lộc) để nhờ chuyển cho người lạ.
Qua tiếp xúc, nhân viên tiệm vàng thấy bà T. nói chuyện ấp úng và hoảng loạn nên đã trò truyện, tìm cách trấn an tinh thần, đồng thời thông báo nội dung vụ việc cho Công an H.Gia Lộc.
Ngay sau đó, cán bộ Công an H.Gia Lộc kịp thời có mặt và giải thích rõ cho bà T. về thủ đoạn cũng như phương thức chiếm đoạt tài sản thông qua mạng, điện thoại của các nghi can lừa đảo. Đồng thời vận động bà T. không nghe, không làm theo bất cứ yêu cầu nào của người lạ.
Sau khi bình tâm, bà T. hiểu được bản chất của vụ việc, không chuyển tiền vào tài khoản của người lạ và trở về nhà.
Theo thống kê của Công an H.Gia Lộc, ngoài trường hợp kể trên, từ đầu tháng 10 tới nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 2 trường hợp người dân suýt bị lừa đảo với hình thức tương tự.
Theo đó, ngày 4.10, ông ông N.V.N (52 tuổi, trú xã Hồng Hưng, H.Gia Lộc) nhận được điện thoại của người lạ xưng là cán bộ Công an TP.Hà Nội thông báo ông N. có liên quan đến hành vi mua bán người, lừa đảo xuyên quốc gia và rửa tiền. Người này yêu cầu ông N. phải chuyển 450 triệu đồng vào tài khoản do người này cung cấp.
Gần đây nhất, ngày 2.10, bà B.T.L (65 tuổi, trú xã Gia Lương, H.Gia Lộc) nhận được điện thoại của người lạ, cũng tự xưng là cán bộ Công an TP.Hà Nội thông báo về việc, bà L. có liên quan đến hành vi mua bán trái phép chất ma túy và rửa tiền, yêu cầu bà L. chuyển 650 triệu đồng.
Công an H.Gia Lộc đã phối hợp với các đơn vị ngăn chặn kịp thời các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức mạo danh công an.
Kịp thời ngăn chặn bẫy lừa đảo qua điện thoại với người phụ nữ U60 ở Hà Nội Người đàn ông tự xưng là cán bộ công ty viễn thông đã gọi điện, thông báo tin nợ cước giả tới bà T., sau đó kết nối điện thoại bà T. tới số của đối tượng mạo danh cán bộ công an. Chiều 7/6, Công an xã Vật Lại (huyện Ba Vì, Hà Nội) cho biết, đã kịp thời ngăn chặn vụ...