Khai thác tiềm năng du lịch Bắc Mê: “Bắt tay” để phát triển
Bắc Mê là huyện vùng sâu, nằm cách thành phố Hà Giang 53km về phía đông. Tuy sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhưng tiềm năng du lịch nơi đây giống như kho báu còn ẩn sâu dưới lòng đất, chưa được nhiều người biết đến.
Để giảm bớt “sức nóng” và dịch chuyển dần dòng khách từ các huyện ở Hà Giang về Bắc Mê, rất cần cái “ bắt tay” giữa cơ quan quản lý nhà nước, người dân, các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh.
Tuyến du lịch đường thủy khám phá vẻ đẹp thanh bình của dòng sông Gâm.
“Kho báu” ngủ quên
Huyện Bắc Mê hội tụ điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú, nổi bật là tài nguyên đa dạng sinh học với diện tích rừng lớn. Nhiều khu rừng nguyên sinh cùng môi trường sinh thái trong lành được bảo tồn, gìn giữ như khu bảo tồn thiên nhiên Khau Ca, rừng nguyên sinh xã Phiêng Luông, Yên Cường, Lạc Nông, thác Nà Phia (thị trấn Yên Phú); thác Kẹp B (xã Minh Sơn)… Lòng hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang) trên sông Gâm thuộc địa phận huyện Bắc Mê có cảnh quan đẹp, là tiền đề để phát triển loại hình du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, Bắc Mê cũng sở hữu nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú. Trên địa bàn huyện hiện có 3 di tích được xếp hạng Di sản văn hóa cấp quốc gia, gồm: Di tích lịch sử Căng Bắc Mê, Di tích lịch sử, văn hóa hang Đán Cúm, hang Nà Chảo. Bắc Mê là nơi sinh sống của 15 dân tộc anh em Dao, Tày, Mông…, hiện còn giữ được nếp sinh hoạt, phong tục tập quán và lễ hội đặc sắc như Lễ hội Lồng tồng, Lễ hội gọi trăng, Lễ cúng cơm mới của người Tày, Lễ hội cấp sắc; Lễ hội cầu mùa, cầu mưa của người Dao; Lễ hội Gầu tào của người Mông; Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo… Cùng với đó, nghề truyền thống của các dân tộc như nghề rèn, chạm bạc (người Dao, Mông); trồng lanh, kéo sợi, dệt vải, in hoa trên vải bằng sáp ong, đan lát (người Mông, Dao, Tày)… cũng được gìn giữ, làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho Bắc Mê.
Dù sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng, đặc sắc như vậy nhưng Bắc Mê vẫn là cái tên mờ nhạt trên bản đồ du lịch Hà Giang. Nguồn tài nguyên này giống như kho báu nằm sâu dưới lòng đất, chưa được khai thác để trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách đến với Bắc Mê. Để kho báu này lộ diện, cần có sự liên kết, vào cuộc của cơ quan quản lý, người dân và các doanh nghiệp lữ hành.
Liên kết để phát triển
Nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc liên kết giữa hai địa phương Tuyên Quang, Hà Giang – nơi có chung dòng sông Gâm và lòng thủy điện Na Hang, cùng các địa phương lân cận như Cao Bằng, Bắc Kạn, Giám đốc Công ty Fivestar Travel Lương Duy Doanh cho rằng: Bắc Mê có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi để kết nối với các huyện và tỉnh bạn, vì thế, việc liên kết du lịch vùng là rất khả quan. Một trong những giải pháp để thúc đẩy liên kết du lịch tại đây là phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, tạo dấu ấn khác biệt so với các địa phương và các vùng khác. “Về liên kết nội vùng, phải xây dựng được sản phẩm du lịch tổng hợp, đi qua nhiều điểm đến, kết hợp nhiều trải nghiệm độc đáo, đặc thù của vùng và liên kết nhiều địa danh, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Về liên kết ngoại vùng, cần chú trọng liên kết các sản phẩm, tour tuyến với các tỉnh giáp ranh bằng cả đường bộ và đường thủy” – ông Doanh chia sẻ.
Video đang HOT
Chung nhận định về những lợi thế phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa hai huyện Bắc Mê (Hà Giang) với Na Hang (Tuyên Quang), ông Nguyễn Như Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vietnam TravelMart cho rằng: Hai địa phương nên đẩy mạnh liên kết, phát triển dòng sản phẩm du lịch trên sông Gâm bằng cách xây dựng một tuyến du lịch trên dòng sông thơ mộng này. Hai bên bờ sông Gâm có những bãi bồi với những khóm tre, bãi thả trâu, thuyền neo mang nét đặc trưng của Việt Nam. Đây là điều kiện lý tưởng để xây dựng những sản phẩm thu hút dòng khách lẻ ở cả thị trường nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, cần thiết kế những điểm dừng chân, trồng nhiều loài hoa đặc trưng dọc tuyến đường để tạo điểm nhấn, điểm check-in cho du khách; gia tăng các loại hình trải nghiệm như chèo SUB (ván đứng), thuyền kayak hay phát triển loại hình cắm trại ở hai bên sông. Chính quyền địa phương cũng cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích mà du lịch mang lại để thu hút sự tham gia của người dân, giúp họ thay đổi cuộc sống.
Nếu như trước đây, du lịch chưa thực sự được coi trọng thì nay, cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Bắc Mê đã có những hành động, định hướng cụ thể nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê Củng Thị Mẩy, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bắc Mê đã ban hành Nghị quyết số 09, Nghị quyết số 10 về phát triển du lịch – dịch vụ gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa truyền thống các dân tộc và lịch sử địa phương; thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ giai đoạn 2021 – 2025. Đây là nền tảng cơ bản để du lịch Bắc Mê phát triển trong thời gian tới.
Vĩnh Phúc: Khai thác tiềm năng du lịch thành mũi nhọn phát triển kinh tế
Với những tiềm năng sẵn có, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang nỗ lực phát huy, đưa du lịch trở thành một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội.
Mũi nhọn phát triển kinh tế
Với tiềm năng, thế mạnh về du lịch, Vĩnh Phúc đang nỗ lực phát huy đưa du lịch trở thành một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội theo ba hướng chính: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch sinh thái rừng; du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề; du lịch công vụ mua sắm, hội nghị, hội thảo.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều làng nghề truyền thống được công nhận như: mật ong, ba kích (Tam Đảo), mây tre đan Triệu Đề (huyện Lập Thạch), gốm Hương Canh (thị trấn Bình Xuyên), các sản phẩm từ rắn của Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường)... Các làng nghề truyền thống đã tạo ra nhiều loại sản phẩm thủ công độc đáo thu hút nhiều khách du lịch.
Du khách đến tham quan Khu du lịch tâm linh Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Ảnh: VietNamNet.
Có thể thấy, sự thuận lợi về vị trí địa lý, đa dạng phong phú về điều kiện tự nhiên - văn hóa - xã hội, cũng như sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng đã giúp Vĩnh Phúc có nền tảng và cơ hội để phát triển mạnh về du lịch.
Lượt khách du lịch quốc tế đến với Vĩnh Phúc tăng mạnh từ 22.34 lượt năm 2011 lên 43.500 lượt năm 2019. Riêng năm 2020, lượng khách quốc tế giảm mạnh do tác động của đại dịch Covid-19. Trong giai đoạn 2011 - 2019, khách nội địa đến Vĩnh Phúc tăng gấp 6 lần.
Sáu tháng đầu năm 2022, lĩnh vực dịch vụ du lịch của tỉnh có những dấu hiệu khởi sắc. Tổng số lượt khách đến tham quan du lịch ước đạt hơn 4,2 triệu lượt khách, tăng 109,7% cùng kỳ. Doanh thu du lịch ước tăng 93,3% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ ước tăng 22,51% so với cùng kỳ năm trước.
Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho du lịch, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân, lãnh đạo các cấp ở Vĩnh Phúc đã quan tâm đầu tư phát triển toàn diện lĩnh vực này với những giải pháp đồng bộ. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch liên tục được đầu tư, nâng cấp.
Về cơ bản, mạng lưới giao thông kết nối các khu du lịch đã được hoàn thiện và thường xuyên bảo trì, sửa chữa nhằm hạn chế các sự cố và tình trạng tắc nghẽn vào mùa cao điểm.
Bên cạnh đó, tỉnh còn phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, du lịch văn hóa... Trong đó, du lịch nghỉ dưỡng vào các ngày cuối tuần và du lịch lễ hội là hai loại hình thu hút được nhiều du khách nhất.
Ngoài ra, một số tour, tuyến du lịch dù mới được đưa vào khai thác nhưng đã nhận được nhiều sự chú ý của du khách, đặc biệt là thanh niên và khách du lịch ngoại quốc như tour du lịch chinh phục ba đỉnh Tam Đảo trong một ngày, tham quan và trải nghiệm ở Khu sinh thái vườn cò Hải Lựu, tham quan các làng nghề truyền thống...
Công tác quản lý và chính sách thu hút đầu tư cũng thể hiện sự chú trọng của lãnh đạo tỉnh đối với ngành du lịch. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thông qua nhiều dự án quy hoạch lớn như quy hoạch Khu du lịch Tam Đảo, quy hoạch chung xây dựng phát triển du lịch, dịch vụ khu vực chân núi Tam Đảo...
Tỉnh chủ trương cải thiện chính sách và thủ tục hành chính theo hướng cởi mở, thông thoáng hơn để tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi. Khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh lân cận, nhất là những địa phương có ngành du lịch phát triển để xây dựng những tour du lịch nội địa hấp dẫn du khách.
Đồng thời, việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông ở các điểm du lịch cũng được chỉ đạo sát sao nhằm dẹp bỏ các tệ nạn và việc buôn bán kinh doanh trục lợi làm ảnh hưởng đến khách du lịch và danh tiếng của ngành du lịch tỉnh. Để nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng bài bản, chuyên nghiệp hơn, tỉnh chủ trương tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực làm du lịch, nhất là hướng dẫn viên và người dân sinh sống tại các điểm tham quan.
Lãnh đạo các cấp ở Vĩnh Phúc đã quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới giao thông kết nối các khu du lịch tạo sự thuận tiện cho khách du lịch mỗi khi di chuyển. Đồng thời thường xuyên bảo trì, sửa chữa nhằm hạn chế các sự cố và tình trạng tắc nghẽn vào mùa cao điểm. Các hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước, mạng internet cũng được lắp đặt, phủ sóng ở các khu vực miền núi để đảm bảo chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, phát triển khu, điểm du lịch. Cùng với đó tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành hoạt động theo chuỗi sản phẩm ở trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích các cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch tăng cường đào tạo và thu hút nguồn nhân lực du lịch chất lượng. Tích cực xây dựng các tour du lịch có sức thu hút, hấp dẫn khách du lịch đến Vĩnh Phúc.
Đối mặt thách thức
Mặc dù có nhiều tiềm năng thu hút khách du lịch, song Vĩnh Phúc cũng đang phải đối diện với những thách thức để cạnh tranh với các các địa phương khác. Đồng thời, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp cũng ảnh hưởng lớn đến du lịch của Vĩnh Phúc.
Ngoài ra, du lịch Vĩnh Phúc vẫn bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ, lượng khách tập trung chủ yếu vào các tháng đầu năm, dịp lễ hội, mùa hè và tham quan trong ngày. Bên cạnh đó, khách du lịch chi tiêu cho hoạt động du lịch tại Vĩnh Phúc còn thấp.
Bên cạnh ưu tiên nguồn lực để phát triển hạ tầng, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư. Ảnh: Vĩnh Phúc.
Phát triển sản phẩm du lịch làng nghề đem lại giá trị kinh tế lớn, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch, chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các làng nghề còn yếu kém. Đây là vấn đề đặt ra với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp du lịch.
Tỉnh nhận thức rõ những hạn chế còn tồn tại như: Sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phương chưa phong phú, một số loại hình du lịch chưa tạo được dấu ấn độc đáo để giữ chân du khách lưu trú trong thời gian dài và tăng mức chi tiêu dùng của khách du lịch...
Thời gian tới, để khắc phục những điểm yếu, đối mặt thách thức, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục nghiên cứu, cơ cấu lại ngành du lịch nhằm đảm bảo sự phát triển song song giữa việc khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và việc bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá cũng như bảo vệ tài nguyên và môi trường. Qua đó, kiến tạo một môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện và phát triển bền vững.
Bên cạnh ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng cơ sở, mạng lưới giao thông, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư và tiếp tục xúc tiến hoạt động quảng bá, hợp tác du lịch để ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế biết tới và lựa chọn Vĩnh Phúc như một điểm đến không thể bỏ qua khi tới Việt Nam.
Tỉnh cũng khuyến khích nghệ nhân, thợ thủ công ở các làng nghề thiết kế, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm lưu niệm để phục vụ nhu cầu của du khách, vừa đem lại giá trị kinh tế, vừa quảng bá hình ảnh của địa phương. Việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường, đào tạo nhân lực làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch... được coi là những hoạt động cần thiết để phát triển loại hình này theo hướng bài bản, chuyên nghiệp hơn.
Đồng thời tỉnh sẽ khai thác tốt các tuyến, điểm du lịch nội tỉnh; kết nối du lịch với các tỉnh lân cận, liên kết mạnh hơn, chặt chẽ hơn với các tỉnh này để xúc tiến phát triển du lịch.
Khai thác "kho báu" nơi biên giới Một di sản xuyên biên giới, kết nối Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Việt Nam) và Vườn Quốc gia Hin Nậm Nô (Lào) sẽ mở ra nhiều cơ hội trong bảo tồn di sản và phát triển du lịch hang động. Hang Sơn Đoòng nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Oxalis Phong Nha -...