Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực gắn với phát triển du lịch – Bài cuối: Tiếp tục những giải pháp căn cơ
Theo thống kê của tổ chức Du lịch Thế giới, mỗi du khách thường chi trung bình 1/3 tổng chi phí của chuyến đi cho các hoạt động liên quan ẩm thực.
Điều này chứng tỏ, đối với du khách, ẩm thực không đơn thuần là việc ăn, uống mà còn là sự khám phá, trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một vùng, miền, quốc gia.
Vì vậy, để sản phẩm du lịch đặc biệt này được tỏa sáng một cách bền vững hơn, ngành Du lịch, các đơn vị liên quan, từng doanh nghiệp dịch vụ du lịch cần chú trọng nhiều hơn đến các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, đầu tư công phu hơn cho khâu giới thiệu về nghệ thuật ẩm thực gắn với bản sắc văn hóa, đời sống sinh hoạt của cư dân địa phương.
Đảm bảo an toàn thực phẩm
Phố Tây Bùi Viện có những quán phở Việt truyền thống rất thu hút du khách quốc tế. Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Theo các chuyên gia, trong hoạt động dịch vụ du lịch gắn với ẩm thực, chỉ cần có một chi tiết nhỏ khiến du khách không hài lòng, người cung cấp dịch vụ sẽ khó có cơ hội khắc phục bởi ít du khách có mong muốn quay lại một lần nữa với điểm đến mà mình đã từng có cảm nhận không thú vị về ẩm thực. Một đặc sản ẩm thực được giới thiệu đến du khách trước khi đạt các yêu cầu về thị giác, vị giác, khứu giác, trước tiên cần phải được đảm bảo về an toàn thực phẩm.
Nhấn mạnh hướng đi đúng trong khai thác văn hóa ẩm thực vào phát triển du lịch, lấy ví dụ từ Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư Phạm Xuân Hậu và một số cộng sự (Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Hiến) khẳng định: Phát triển hoạt động ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực đường phố là xu thế phù hợp với sự phát triển về du lịch với những thành phố trọng điểm về du lịch như Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.
Với khoảng trên 20.000 cơ sở kinh doanh ẩm thực đường phố ở thành phố này, hoạt động ẩm thực đường phố rõ ràng đã góp phần làm tăng sự hấp dẫn thu hút du khách, tăng sức cạnh tranh cho du lịch thành phố. Tuy nhiên, ở một số cơ sở, việc tổ chức kinh doanh, phục vụ thực khách chưa đạt được sự thống nhất và chuẩn mực, địa điểm, không gian, đội ngũ phục vụ… là những vấn đề cần được chú ý hơn để tạo sự yên tâm cho du khách.
Để làm được điều này cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của chính quyền các địa phương có thế mạnh về văn hóa ẩm thực gắn với hoạt động du lịch, các ngành chức năng và trước hết chính là ở ý thức trách nhiệm của chính các hộ kinh doanh ẩm thực. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của cơ quan chức năng về an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định cho người lao động và chủ cơ sở kinh doanh ẩm thực, nhất là ẩm thực đường phố; thực hiện các cam kết trách nhiệm với các cơ sở trên nền tảng quy định của pháp luật là những biện pháp cần thiết góp phần khai thác bền vững các giá trị của văn hóa ẩm thực phục vụ du khách tại mỗi điểm đến.
Liên quan đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của du khách phù hợp với cuộc sống hiện đại, Nghệ nhân ẩm thực Triệu Thị Chơi (Trưởng ban Nghệ nhân, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam) nêu ý kiến gợi mở khá cụ thể: Kinh doanh ẩm thực nói riêng, ẩm thực gắn với du lịch nói chung cần quan tâm đến cảm nhận của du khách.
Vì vậy, khi giới thiệu một món ăn truyền thống nào đó tới du khách, cơ sở cần lưu ý đến cảm nhận và cả những cách trình bày, thưởng thức sao cho phù hợp hơn theo hướng văn minh, đảm bảo vệ sinh thực phẩm nhưng lại không đánh mất bản sắc, nét tinh túy của món ăn cũng như cách thưởng thức món ăn như một nét văn hóa cần được bảo tồn.
Video đang HOT
Có nhiều món ăn trước đây, chúng ta quen ăn theo kiểu cộng đồng như một tô (bát) canh to dùng chung, một chén (bát) nước mắm dùng chung hay một con cá lóc để nguyên hấp lên, nhưng nay khi đưa vào phục vụ khách du lịch, nên có sự lựa chọn, thay đổi, có những điều chỉnh nhỏ như có thể chia ra các tô canh nhỏ, chén nước mắm chấm riêng hay lọc xương cá, cắt miếng khi hấp…
“Câu chuyện” cho mỗi món ăn
Cá kèo nướng muối ớt là món ăn không thể thiếu khi tới một quán ăn miền Tây. Ảnh: Kiều Hà/Báo Tin tức
Đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó có dịch vụ ẩm thực chia sẻ: Món ăn ngon, hấp dẫn thực khách có sự đóng góp rất quan trọng của nguồn nguyên liệu an toàn, tài năng của người chế biến song ngoài ra còn phụ thuộc vào sự giới thiệu, hay nói cách khác là câu chuyện thuyết minh về mỗi món ăn từ ý nghĩa đến tác dụng của mỗi đặc sản mà du khách được thưởng thức.
Thực tế hiện nay, ở một số số điểm đến, đôi khi các hộ kinh doanh ẩm thực hoặc bản thân chủ nhân các khu, điểm du lịch hay hướng dẫn viên đưa khách tới thưởng thức đặc sản ẩm thực còn chưa chú ý đầu tư chu đáo cho những “câu chuyện” giới thiệu về nguồn gốc, phong tục tập quán liên quan tới món ăn, sự cầu kỳ, nét tinh tế thể hiện trong sự kết hợp các nguyên liệu… để có được món ăn nên dù sản phẩm có ngon, lành và bổ dưỡng, độc đáo nhưng vẫn chưa tạo được sức thu hút đặc biệt với du khách.
Liên quan đến nội dung này, khi đề cập về việc gia tăng giá trị cho các sản phẩm được coi là thế mạnh, đặc sản của mỗi địa phương thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị), Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang (Trung tâm Phát triển nông thôn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, có thể tạo ra giá trị tăng thêm cho các sản phẩm tiêu biểu, trong đó có những đặc sản ẩm thực – sản phẩm được khai thác từ tài nguyên bản địa của mỗi miền quê bằng cách đưa các câu chuyện vào từng sản phẩm, hướng dẫn người dân bản địa giới thiệu về sản phẩm gắn với lịch sử, văn hóa.
Từ thực tế kinh doanh dịch vụ du lịch, anh Lê Minh Tỵ, chủ cơ sở kinh doanh Điểm dừng chân Du lịch Rạch Gốc – Tư Tỵ (ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) chia sẻ: Du khách đến Cà Mau, nghỉ lại nhà sàn trong rừng đước, được thưởng thức một trong những đặc sản của vùng đất Mũi Cà Mau là món cá thòi lòi (loài cá sinh sống môi trường nước mặn) nướng muối ớt sẽ cảm thấy rất thú vị.
Anh Lê Minh Tỵ hoặc các nhân viên của cơ sở đã giới thiệu về đặc tính của loài cá này là thường trú ẩn dưới hang sâu ngập nước, bơi lội dưới sông, di chuyển trên bùn, chạy nhảy và kiếm mồi trên cạn, ngoài bơi lội dưới nước còn biết leo cây do chúng có thể trữ nước trong mang để hô hấp khi lên cạn và trao đổi da như da ếch, nó còn có hai vây trước có chức năng như một “đôi tay”. Khi được nghe, nhiều du khách tỏ ra rất thích thú, bày tỏ mong muốn được cùng vào rừng đước xem tận mắt loài cá này và chụp hình lưu niệm.
Linh thiêng bảo tháp cao nhất Đông Nam Á thờ xá lợi Phật từ Ấn Độ
Trong số những kỷ lục mà chùa Bái Đính (huyện Gia Viễn, Ninh Bình) - ngôi chùa chiếm giữ hàng loạt kỷ lục Phật giáo Việt Nam đang sở hữu, có tòa bảo tháp cao nhất Đông Nam Á.
Với chiều cao 100m, 13 tầng, có thang máy và 72 bậc leo, bảo tháp chùa Bái Đính không chỉ là điểm nhấn về kiến trúc mà còn là địa chỉ linh thiêng, nơi trưng bày xá lợi Phật từ Ấn Độ. Hàng đêm, tòa bảo tháp cao nhất Đông Nam Á luôn phát ra ánh sáng rực rỡ, huyền bí, linh thiêng...
Đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần
Quần thể di tích chùa Bái Đính nằm trong Khu danh thắng Tràng An là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và có lịch sử hình thành khá lâu đời. Nơi đây nằm ở vùng đất cố đô, hội tụ đầy đủ yếu tố địa linh, nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là "Đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần".
Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, khuôn viên rộng 539 ha, chùa Bái Đính gắn liền với vùng đất hiển linh của các triều đại phong kiến như Đinh, Tiền Lê, Lý.
Quần thể di tích chùa Bái Đính
Quần thể di tích chùa Bái Đính hiện nay cách chùa Bái Đính cổ không xa. Chùa cổ tọa lạc trên một ngọn núi cao 187m, đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ. Ông đã phát hiện ra nơi tiên cảnh, núi lại hướng về phía Tây như chầu về đất Phật, rừng núi mênh mông với muôn vàn cây thuốc quý.
Sau đó, ông đã dừng lại để tu hành và biến nơi đây thành "vườn sinh dược" (vườn thuốc quý) để cứu sinh độ thế. Ông đã trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho chúng sinh và chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông bằng những loại thuốc quý có sẵn ở đây và một số loại được ông đưa từ nơi khác về trồng.
Tầng cao nhất của Bảo tháp, nơi thờ xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ về năm 2008
Sau khi chữa khỏi bệnh cho vua, ông được phong chức cao nhưng đã từ chối rồi xin vua về ngọn núi đã tìm ra cây thuốc để xây chùa thờ Phật nhằm tạ ơn trời Phật.
Và ngôi chùa Bái Đính cổ được xây dựng từ đó theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình. Toàn bộ các ban thờ Phật, thờ Mẫu của chùa được đặt giữa lòng những ngôi chùa là các hang đá, đầy huyền bí, linh thiêng.
Ngôi chùa chiếm giữ hàng loạt kỷ lục Phật giáo
Quần thể chùa Bái Đính như viên ngọc khổng lồ sáng lấp lánh, đa màu sắc, hội tụ linh khí ngàn năm huyền thoại. Kiến trúc khu chùa mới nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam và sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương như đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm...
Trần bảo tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ huyền bí
Các chi tiết trang trí kiến trúc cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam với sự đóng góp công sức của 500 nghệ nhân và rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng trong cả nước như mộc Phúc Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng, trạm bạc Đồng Xâm...
Với những đặc điểm kiến trúc vô cùng độc đáo như vậy, chùa Bái Đính cổ đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa, cách mạng cấp quốc gia (năm 1997); Chùa Bái Đính mới đã được sách Kỷ lục Việt Nam và sách Kỷ lục Châu Á công nhận 9 kỷ lục: Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á; tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; chuông đồng lớn nhất Việt Nam; Bảo Tháp cao nhất châu Á; khu chùa rộng nhất Việt Nam; khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á; khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam; khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam; khu chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam.
Chùa Bái Đính không chỉ là một điểm du lịch tâm linh mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Nơi đây không những là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, chính trị quan trọng của đất nước mà từ lâu đã trở thành một điểm đến nổi tiếng thu hút hàng ngàn khách du lịch tới thăm, chiêm ngưỡng.
Linh thiêng bảo tháp cao nhất Đông Nam Á thờ xá lợi Phật
Một địa điểm luôn thu hút khá đông khách du lịch khi đến thăm chùa Bái Đính là Bảo Tháp. Tòa Tháp có 13 tầng, đây được coi là ngôi Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á. Khi đứng tại tầng cao nhất của Bảo Tháp, phóng tầm mắt nhìn ra xa, du khách có thể quan sát được toàn cảnh chùa Bái Đính đẹp tựa như một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Điều đặc biệt, Bảo Tháp này chính là nơi bảo tồn xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ và Myama. Bảo tháp chùa Bái Đính cao 13 tầng đã hoàn thiện xong. Đây được coi là ngôi Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á, nơi bảo tồn xá lợi Phật, cung nghinh từ Ấn Độ và Myama.
Hàng nghìn bức tượng nhỏ được đặt trang trí quanh bảo tháp
Hiện nay chùa Bái Đính đang tôn thờ tổng cộng 10 viên xá lợi Phật trong đó chùa đã vinh dự nhận được 7 viên xá lợi Phật của các chư tăng ở Thái Lan gửi tặng và lần thứ hai là do nhân duyên của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đi thăm chùa ở trung tâm Phật giáo của Ấn Độ và đã được tặng 3 viên xá lợi Phật nữa.
Với sự kế thừa, phát huy tinh hoa nghệ thuật Phật giáo từ ngàn xưa, Bảo tháp Xá lợi chùa Bái Đính được xây dựng có thể coi là một biểu tượng vững bền của dân tộc, thể hiện công sức, trí lực của đời nay vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tâm linh, tín ngưỡng thờ Phật cao quý đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay.
Thiện Tâm
Theo baophapluat.vn
Đề cử Văn hóa Óc Eo là Di sản thế giới Khu vực đề cử Văn hóa Óc Eo là Di sản văn hóa thế giới sẽ gồm 3 khu vực: Khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang). Khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) và Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp). Đây là một gò đất trên cánh đồng phía Đông Nam núi Ba Thê, thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại...