Khai thác du lịch hang Tham Luang
Hang động Tham Luang, nơi đội bóng thiếu niên tại tỉnh Chiang Rai, miền Bắc Thái Lan, từng bị mắc kẹt cách đây hơn 1 năm, sẽ chính thức mở cửa đón khách du lịch từ ngày 1/11.
Lực lượng chức năng Thái Lan tìm kiếm các thành viên đội bóng thiếu niên mất tích trong hang Tham Luang ngày 26/6/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan trên trang thông tin điện tử ngày 30/10, khách du lịch sẽ được phép đi vào bên trong hang động từ 9 giờ sáng đến 4h30 chiều bắt đầu từ ngày 1/11.
Hang động này từng bị ngập nước khiến các cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên của Học viện Lợn rừng bị mắc kẹt 18 ngày trước khi được các đội cứu hộ quốc tế cứu sống.
Cục công viên quốc gia, bảo tồn thực vật và động vật hoang dã của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trước đó, hang Tham Luang phải đóng cửa để dọn dẹp tất cả các thiết bị cứu hộ cũng như chỉnh trang phong cảnh của công viên quốc gia Tham Luang để đón khách du lịch.
Video đang HOT
Nhà chức trách cũng đã xây dựng viện bảo tàng và bức tượng anh Saman Gunan, thợ lặn Hải quân Thái Lan đã hy sinh trong chiến dịch cứu hộ, tại khu vực này.
Thúc Anh
Theo baotintuc.vn
Australia: Khách du lịch đổ xô đến núi Uluru trước lệnh đóng cửa
Hàng trăm khách du lịch đã xếp hàng dài để leo lên ngọn núi thiêng Uluru của Australia trước khi địa điểm tham quan này đóng cửa vào ngày 26/10.
Uluru là một ngọn núi sa thạch lớn với chiều dài 349m, còn được biết đến với tên gọi là Ayers Rock, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là một địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu ở Australia mặc dù vị trí của nó khá xa xôi, nằm ở trung tâm công viên quốc gia Uluru-Kata Tjuta thuộc Lãnh thổ phía bắc Australia.
Du khách xếp hàng dài để leo lên ngọn núi thiêng Uluru. Địa điểm tham quan này đóng cửa vào ngày 26/10. Ảnh: Reuters
Chính quyền địa phương đã quyết định đóng cửa điểm du lịch văn hóa này từ ngày 26/10. Khách du lịch đã xếp hàng dài để tận dụng cơ hội cuối cùng leo lên ngọn núi linh thiêng.
Bộ tộc Anangu, chủ nhân truyền thống của Uluru đã kêu gọi đóng cửa địa điểm du lịch này kể từ năm 1985, khi khu vực này được trả quyền kiểm soát cho người bản địa. Người dân Anangu nói rằng họ muốn bảo tồn văn hóa của thổ dân và nơi đây có ý nghĩa linh thiêng đối với họ.
Kelly Derks, du khách đến từ thành phố Melbourne, Australia cho biết cô muốn leo lên ngọn núi Uluru, đồng thời cô tôn trọng tín ngưỡng bản địa của người dân nơi đây.
Sonita Vinecombe, đến từ thành phố Adelaide, Australia chia sẻ, lệnh cấm leo núi đã thúc giục cô tới Uluru ngay lập tức. "Chúng tôi chưa có kế hoạch tới Uluru, nhưng hôm nay đã là ngày cuối cùng ngọn núi thiêng mở cửa nên tôi không còn sự lựa chọn nào khác", cô nói.
Kể từ khi lệnh cấm leo núi được công bố hai năm trước, đã có rất nhiều khách du lịch háo hức leo lên ngọn núi này. Theo số liệu thống kê của chính phủ, gần 400.000 khách du lịch đã đổ về Australia vào cuối tháng 6 để tham quan núi Uluru.
"Uluru là một nơi có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Anangu, đây không phải là sân chơi hay công viên giải trí như Disneyland để du khách có thể tự do trải nghiệm", Sammy Wilson, chủ sở hữu truyền thống của Uluru cho biết.
Để kỷ niệm lệnh cấm leo núi, Công viên Quốc gia Uluru-Kata Tjuta sẽ tổ chức lễ kỷ niệm mở cửa cho công chúng vào cuối tuần này./.
CTV Mai Trang/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vnChannel News Asia
Thị trấn ma của các tỷ phú trong lòng khu phố siêu giàu ở New York Ở những khu vực đắt đỏ nhất của thành phố New York, giá bất động sản có thể lên đến 60 triệu USD. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tỷ phú sẵn sàng chi tiền để sở hữu căn hộ ở đây. Thành phố New York, một trong những đô thị đông dân nhất thế giới, không chỉ có Tượng nữ thần tự do...