Khai thác du lịch búng Bình Thiên
Không chỉ giữ vai trò điều tiết nước cho một phần châu thổ của dòng Mekong huyền thoại, mà búng Bình Thiên còn là điểm đến đầy hấp dẫn du khách thích khám phá sông nước vùng đầu nguồn sông Cửu Long và văn hóa Chăm độc đáo.
Hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây
Búng Bình Thiên nằm trên địa phận 3 xã: Quốc Thái, Khánh Bình và Nhơn Hội của huyện An Phú… Búng Bình Thiên còn có tên gọi khác là “hồ nước trời”, là một trong những địa danh nổi tiếng của An Giang bên cạnh: rừng tràm Trà Sư, hồ Tà Pạ, cù lao Giêng…
Dọc theo Quốc lộ 91C trên cung đường An Phú đi Long Bình, búng Bình Thiên sở hữu những đặc trưng khác với nhiều hồ nước thông thường. Miệng búng thông với sông Bình Di, là một nhánh của sông Hậu. Nhưng khi dòng nước đỏ ngầu phù sa ngoài sông chảy vào búng thì trở nên trong lành. Hồ nước ngọt cứ mênh mông xanh ngắt, khác xa nước màu đục của những kênh, rạch, sông, hồ quanh vùng. Điều này làm cho búng Bình Thiên trở thành một trong những hồ nước có hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.
Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản búng Bình Thiên
Theo khảo sát của ngành chuyên môn, búng Bình Thiên có diện tích mặt nước vào mùa khô khoảng 220ha, vào mùa nước nổi khoảng 600ha, độ sâu trung bình khoảng 4m, không bao giờ cạn. Những nghiên cứu cho thấy, dưới lòng búng có nhiều loài thân mềm 2 mảnh vỏ, loại rong, tảo có thể ngăn dòng nước chảy xiết, đồng thời có tác dụng lọc nước, khiến nước hồ xanh trong quanh năm.
Đến búng Bình Thiên, du khách dễ dàng nghe những sự tích về búng Bình Thiên có liên quan đến kiếm báu, bảo ngọc hay rùa vàng, rùa bạc… và những câu chuyện kỳ thú từ thời mở cõi. Thú vị nhất là đến búng Bình Thiên vào mùa nước nổi (bắt đầu từ tháng 7 đến đầu tháng 10 âm lịch), du khách có dịp tham dự lễ hội truyền thống (Liên hoan Văn hóa mùa nước nổi búng Bình Thiên” diễn ra vào ngày 30 và 31-8 hàng năm trước đây). Đây là liên hoan văn hóa đặc thù vùng đầu nguồn sông nước, nơi người dân sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa, khai thác, đánh bắt thủy sản vào mùa nước lũ.
Dịp này, du khách không chỉ được thưởng thức chương trình nghệ thuật sân khấu nước hoành tráng, tái hiện cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân vùng sông nước phương Nam, mà còn được lắng nghe những câu hò, điệu lý, những tài tử hát giao duyên đằm thắm, trữ tình, với những chất giọng thánh thót… hòa quyện với những điệu múa của 4 dân tộc Kinh- Hoa – Chăm – Khmer hấp dẫn như trong cổ tích.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn được giải trí với các hoạt động thể thao sôi nổi như: đua thuyền, thi đấu bóng chuyền, bóng đá, bơi lội, chống xuồng trên đồng và nhiều trò chơi dân gian khác… Đây là sản phẩm du lịch (DL) rất độc đáo của An Phú nhưng tiếc là sự kiện này đã không được tổ chức từ hơn 7 năm nay!
Khai thác tiềm năng du lịch
Búng Bình Thiên không chỉ là nơi lưu giữ rất nhiều huyền thoại, những thú vị để trải nghiệm, khám phá DL sinh thái mà còn là nơi bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm và đồng thời còn là công trình điều tiết thủy lợi, hồ chứa nước ngọt ở đầu nguồn. Những năm qua, hạ tầng giao thông ở An Phú đã kết nối hoàn thiện từ Châu Đốc, Cồn Tiên đi Long Bình, qua Campuchia dễ dàng… kết hợp với khai thác khu vực kinh tế cửa khẩu Khánh Bình sẽ là điều kiện tốt để khai thác tiềm năng DL.
Liên hoan văn hóa mùa nước nổi búng Bình Thiên là sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc của An Phú, An Giang
Gần đây, tỉnh thống nhất ý tưởng đầu tư dự án điện năng lượng mặt trời kết hợp bảo tồn thủy sản và phát triển DL sinh thái búng Bình Thiên. Theo UBND tỉnh, ý tưởng cơ bản phù hợp với định hướng quy hoạch, phát triển của tỉnh đối với khu vực búng Bình Thiên.
Tại cuộc họp đề xuất ý tưởng dự án đầu tư điện năng lượng mặt trời kết hợp bảo tồn thủy sản và phát triển DL sinh thái tại búng Bình Thiên của Công ty Cổ phần Nam Việt, qua lắng nghe ý kiến của các ngành chuyên môn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư thống nhất cho phép doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Nam Việt) lập báo cáo nghiên cứu đề xuất dự án điện năng lượng mặt trời kết hợp bảo tồn thủy sản và phát triển DL sinh thái tại khu vực này, báo cáo xin ý kiến Thường trực UBND tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
Việc lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án phải đúng quy định và phải đảm bảo mục tiêu: là công trình điều tiết thủy lợi, nơi chứa nước ngọt ở đầu nguồn, nên phải đảm bảo nạo vét lòng búng, hạn chế ô nhiễm môi trường và tạo kênh thông thoáng kết nối với sông Hậu, đảm bảo nguồn nước không bị ứ đọng. Đảm bảo giữ mực nước cao trình “dương 4m” trong mùa khô.
Nhà đầu tư khi thực hiện dự án phải giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân theo quy định. Thực hiện tốt việc bảo vệ nguồn thủy sản nước ngọt: xử lý ô nhiễm, quản lý tốt việc khai thác thủy sản và sắp xếp lại lồng bè neo đậu trên búng, thực hiện nghiêm việc phân khu bảo tồn nghiêm ngặt (khoảng 50ha)…
UBND tỉnh lưu ý, khu vực búng Bình Thiên là nơi bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm và là nơi phát triển DL sinh thái, nên nhà đầu tư có thể đầu tư phát triển thêm DL sinh thái, bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm tại khu vực này. Sau khi trừ diện tích mặt nước búng Bình Thiên cho khu bảo tồn nghiêm ngặt (từ 40-50ha), nhà đầu tư có thể phát triển dự án điện năng lượng mặt trời với quy mô tối đa từ 50-70% diện tích mặt nước của hồ (tỷ lệ che phủ mặt nước do báo cáo đánh giá tác động môi trường và hội đồng thẩm định quyết định). Phần diện tích phía trên bờ thì nhà đầu tư thỏa thuận đền bù cho người dân theo quy định để mở rộng diện tích dự án…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư giao UBND huyện An Phú chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan khẩn trương hoàn chỉnh bổ sung quy hoạch khu vực búng Bình Thiên để báo cáo xin ý kiến Thường trực UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Sau khi quy hoạch 1:2000 của khu vực này được phê duyệt thì giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án theo đúng quy định hiện hành.
Phát triển du lịch ở đầu nguồn
Với vị trí đặc thù cùng nhiều tiềm năng du lịch (DL), huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) đang từng bước xây dựng, phát triển 'ngành công nghiệp không khói' nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trong đó, An Phú đang tập trung phát triển loại hình DL văn hóa, DL nông nghiệp và những điểm 'check-in' lý tưởng.
Từ lâu, An Phú được biết đến là vùng đất đầu nguồn có đồng bằng rộng lớn, sông nước hữu tình và những căn cứ địa cách mạng đã đi vào huyền thoại như: B3 Khánh Bình (Vạt Lài), B1 Phú Hữu... Đây còn là vùng đất của những làng Chăm thơ mộng hay những điểm du lịch độc đáo nhận được sự quan tâm của du khách gần xa như búng Bình Thiên. Ngoài ra, nhờ hệ thống giao thông nối liền với TP. Châu Đốc đã tạo điều kiện để An Phú phát triển các loại hình du lịch.
Vùng đất đầu nguồn An Phú từ lâu là nơi định cư của các dân tộc anh em Kinh - Chăm- Hoa với nền văn hóa vô cùng độc đáo. Về An Phú hôm nay, người ta sẽ nhìn thấy những thánh đường Hồi giáo với kiến trúc đặc trưng như chạm khắc vào không gian, những làng Chăm hiền hòa với nụ cười duyên dáng của người thiếu nữ bên khung dệt. Tất cả đều tạo nên những dấu ấn văn hóa rất riêng, để thương để nhớ trong lòng du khách.
Với việc An Phú có 5/9 xóm Chăm ở An Giang đã tạo điều kiện để huyện phát triển loại hình DL văn hóa. Đến với cộng đồng người Chăm Islam ở An Phú, du khách không chỉ được tiếp cận bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp cao độ với tôn giáo mà còn hào hứng với những triết lý nhân sinh ẩn chứa trong từng ngôi nhà sàn gỗ cổ kính, từng chiếc ghe mui tròn đặc trưng.
Ngoài ra, những hoa văn, chi tiết trên các sản phẩm dệt, trong trang phục hay chiếc khăn đội đầu ma-tơ-ra cũng là một phần trong nét đẹp văn hóa của vùng đất đầu nguồn. Tất cả đã tạo nên một An Phú quen thuộc nhưng chưa bao giờ nhàm chán! Bên cạnh đó, còn có món cơm nị, cà púa, tung lò mò được chế biến cầu kỳ, theo hương vị riêng sẽ làm cho những ai nếm thử một lần đều không thể nào quên.
Không những thế, An Phú còn sở hữu búng Bình Thiên được mệnh danh là "hồ nước trời" lớn nhất miền Tây. Với cảnh sắc hữu tình, thơ mộng và quanh năm trong mát, búng Bình Thiên thực sự là điểm "check-in" lý tưởng cho những ai yêu thích sự thanh bình. Ngoài vẻ đẹp độc đáo, búng Bình Thiên còn ẩn chứa những câu chuyện huyền thoại ly kỳ liên quan đến các nhân vật lịch sử như: vua Gia Long (Nguyễn Ánh), Võ Duy Dương (tướng lĩnh triều Tây Sơn) hay truyền thuyết về "thất tiên giáng trần" càng làm cho hồ nước này trở nên thơ mộng. Đặc biệt, chỉ một từ "búng" trong địa danh "Búng Bình Thiên" mà đến nay chưa có nhà ngôn ngữ nào kiến giải thuyết phục. Đó cũng là cái hay khiến cho du khách càng muốn đến khám phá nơi này!
Đến búng Bình Thiên vào mùa nước nổi (bắt đầu từ tháng 7 đến đầu tháng 10 âm lịch), du khách sẽ có dịp tham dự Liên hoan văn hóa mùa nước nổi búng Bình Thiên diễn ra vào ngày 30 và 31-8 hàng năm. Đây là liên hoan văn hóa đặc thù của vùng đầu nguồn, nơi người dân sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa và khai thác, đánh bắt thủy sản vào mùa nước lũ.
Ngoài búng Bình Thiên, An Phú còn có cây da cổ thụ hơn 350 tuổi. Trải qua bao mưa nắng của thời gian, cây da này đã trở thành biểu tượng tâm linh của người dân xã Khánh An. Họ trân trọng gọi cây da là "ông cây" bởi kích thước gốc của nó rất to, phải đến 15 người nối tay nhau mới giáp. Vào các ngày lễ, Tết trong năm, người dân thường đến đây thắp nhang khấn nguyện để cầu an lành, sức khỏe. Cây da không chỉ là "đại cổ thụ" mà còn là nơi lưu giữ, ghi dấu nhiều huyền thoại của vùng đất đầu nguồn biên giới, là cái nôi căn cứ cách mạng qua 2 cuộc kháng chiến oanh liệt của quân - dân xứ đầu nguồn.
Đến thị trấn biên giới Long Bình, du khách có thể đến với chùa Linh Ẩn, nơi sở hữu tượng Phật A Di Đà "hai mặt" lớn nhất miền Tây. Tượng Phật cao gần 25m, mặt trước hướng về Việt Nam (cổng chùa Linh Ẩn), còn mặt kia hướng về Campuchia. Đây là điểm tham quan độc đáo được du khách gần xa biết đến trong những năm gần đây.
Ngoài ra, An Phú còn được đầu tư cầu Long Bình- Chrey Thom vốn được xem là biểu tượng của tình đoàn kết Việt Nam - Campuchia. Đây được xem là "đòn bẩy" cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện đầu nguồn An Phú.
Dù có nhiều lợi thế nhưng An Phú vẫn còn những khó khăn nhất định như: hệ thống giao thông chưa đáp ứng nhu cầu DL, khách đến An Phú chỉ để tham quan, thưởng thức ẩm thực mà chưa có các hoạt động vui chơi, giải trí để lưu trú lâu dài. Do đó, UBND huyện An Phú đang nỗ lực đa dạng sản phẩm du lịch gắn với chương trình OCOP cũng như phát triển DL nông nghiệp gắn với các mô hình khai thác, nuôi trồng thủy sản mùa nước nổi...
Đặc biệt, UBND huyện An Phú đã phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang thiết kế "làng bè đa sắc màu" trên sông Hậu tại địa phận xã Đa Phước cũng như đưa vào khai thác sử dụng nhà văn hóa Chăm, khôi phục làng nghề truyền thống để góp phần mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo khi đến với vùng đất đầu nguồn.
UBND tỉnh An Giang đã công bố quy hoạch và kêu gọi đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái búng Bình Thiên kết hợp Khu DL nghỉ dưỡng và giải trí với diện tích khoảng 139ha, nằm trong tuyến du lịch thuộc Khu vực kinh tế Cửa khẩu quốc gia Khánh Bình nhằm phục vụ du khách trong, ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Về An Giang đi chợ nổi Chợ nổi là nét văn hóa lâu đời của miền Tây sông nước. Chợ nổi mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của con người Nam Bộ. Về An Giang, bạn có thể đi tham quan chợ nổi để cảm nhận và trải nghiệm một phần nét đẹp của vùng đất đầu nguồn châu thổ. An Giang là vùng đất của sông núi...