Khải Silk: Vị doanh nhân bán lụa nhưng ‘khoái’ bàn chuyện showbiz
Bên cạnh những đề tài kinh tế, chính trị thì showbiz Việt cũng “kích thích” tế bào “tám chuyện” của ông chủ Khải Silk.
Những ngày qua, Khải Silk trở thành cái tên hot nhất nhì mạng xã hội Việt nhờ câu chuyện buôn lụa Trung Quốc gắn mác “Made in Vietnam”. Câu chuyện “bán hàng trộn” suốt 30 năm kinh doanh khiến tất tần tật thông tin về ông chủ khai sinh ra “phố lụa” Hàng Gai bỗng chốc trở thành đề tài bàn tán rôm rả.
Ở tuổi 54, Hoàng Khải có tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xa xỉ phẩm, biệt thư triệu đô, trung tâm thương mại, resort cao cấp, bộ sưu tập siêu xe chục tỷ và cả… tài khoản mạng xã hội hơn 130.000 người hâm mộ.
Ngoài sở thích hưởng thụ, đại gia buôn lụa cũng có thói quen chào buổi sáng người hâm mộ và “góp vui” vào những câu chuyện đang nổi cộm trên mạng. Không chỉ thể hiện sự nhanh nhạy với các vấn đề kinh tế, chính trị, y tế, luật pháp… mà đến cả hậu trường showbiz cũng không “nằm ngoài tầm ngắm” của ông chủ Khải Silk.
Ông Hoàng Khải có mối quan hệ khá rộng trong giới showbiz.
Còn nhớ đầu năm 2017, sau khi chuyện tình Ngọc Trinh – Hoàng Kiều được công khai, “nữ hoàng nội y” từng gây sốt khi bỏ 10 tỷ đồng mua sim siêu đẹp 0989999999 để đấu giá từ thiện. Thông tin không chỉ gây chấn động cộng đồng mạng mà đến ông chủ “khét tiếng” như Khải Silk cũng phải choáng váng. Đại gia sinh năm 1963 không giữ nổi bình tĩnh mà đăng đàn đầy “ẩn ý” trên mạng: “Chị ơi chị làm gì mà giàu thế?”.
Cả showbiz biết Ngọc Trinh là người mẫu, diễn viên, thế mà người sát sao thế sự như ông Khải lại chẳng hay?
Video đang HOT
Dù không biết Ngọc Trinh làm nghề gì nhưng Hoàng Khải lại tỏ ra khá am hiểu về làng mốt Việt, đặc biệt là… số lượng người mẫu bán dâm. Trong một lần chia sẻ bài báo phát hiện nhiều người mẫu, bán dâm nghìn đô, Khải Silk hùng hồn tiết lộ: “Mấy em này núp bóng người mẫu để làm những việc phi pháp chứ người mẫu thực sự cũng chỉ có vài ba chục người làm như vậy thôi”.
Đến vụ kiện tụng “động trời” của đại gia Cao Toàn Mỹ và Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, doanh nhân buôn lụa không bỏ sót bất kỳ diễn biến nào và thường xuyên bày tỏ quan điểm trên mạng.
Ông Khải rất chăm chú theo dõi diễn biến vụ kiện giữa Trương Hồ Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ.
Ngoài làng mốt Việt, ông Khải tỏ ra khá hứng thú với thị thường V-pop. Thời điểm MV Như cái lò ra mắt, dù “hiện đại” và nhạy bén với các xu thế mới nhưng Khải Silk cũng chia sẻ bản thân không “tiêu hoá” được thể loại nhạc này. Ông còn dùng tên MV để mỉa mai những người buôn thuốc ung thư giả trong vụ VnPharma.
Ngoài những sở thích xa xỉ thì ông Khải Silk cũng có thú vui giản dị: tám chuyện showbiz trên mạng như bao người!
Cách đây không lâu, Khải Silk còn gây sốt khi đăng ảnh chụp cùng Sơn Tùng M-TP nhân dịp sinh nhật 23 tuổi của giọng ca gốc Thái Bình. Cứ ngỡ đại gia phố lụa là Sky chân chính thì Khải Silk tiếp tục khiến cư dân mạng “ngã ngửa” khi tiết lộ… Sơn Tùng mới là fan của ông.
Hết chuyện âm nhạc, thời trang, Hoàng Khải lại chuyển sang tán gẫu chuyện phim ảnh. Đợt Liên hoan phim Cannes, khi 2 đại diện Việt Nam tham dự gây xôn xao dư luận, một người vì tên tuổi chưa lớn nhưng toả sáng trọn vẹn trên thảm đỏ Cannes, một người tên tuổi lớn nhưng không may bị mất vé mời.
Dân mạng bàn tán qua lại về nghi vấn có hay không chuyện cô diễn viên ít tên tuổi dại dột đi “chôm chỉa” vé thông hành tại Cannes. Khi sự thật còn chưa ngã ngũ, doanh nhân buôn lụa đã kịp “góp vui” với “lý thuyết” phân loại 3 nhóm người đi dự Cannes.
Vị doanh nhân buôn lụa rất “khoái” bàn chuyện showbiz.
Thiết nghĩ có lẽ khi lên mạng “tám chuyện”, ông Khải chỉ nên “góp vui” vài ba câu “vô thưởng vô phạt” xung quanh chuyện showbiz thế này lại hay. Chứ “nói hay” về triết lý kinh doanh, lẽ sống kiểu “Tôi kinh doanh với tấm lòng trung thực”, “Thà nghèo sang còn hơn giàu hèn”,… rồi bỗng một ngày đẹp trời bị “bóc mẽ” nhập hàng Trung Quốc dán mác “Made in Vietnam”, chính mình lại trở thành nhân vật chính trong những câu chuyện mình từng châm biếm trên mạng, “tội nghiệp” hết sức!
Theo Saostar
Gần 3 thập kỷ Khaisilk "treo lụa ta bán lụa tàu": Có hay không việc "bảo kê"?
Trong gần 3 thập kỷ qua, Tập đoàn Khaisilk đã ngang nhiên qua mặt người tiêu dùng và các cơ chức năng để nhập lụa Trung Quốc về bán dưới mác "Khaisilk - Made in Vietnam" mà không ai hay biết. Nếu "đội ngũ cắt mác" của Khải Silk không bỏ sót chiếc khăn lụa "tội đồ" ấy thì chẳng biết "cây kim trong bọc" bao giờ mới lộ ra.
Trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin xung quanh sự việc này, ông Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho hay, ông thực sự buồn vì sự việc này. Theo ông Hùng, trong khi Nhà nước đang tạo mọi điều kiện để thương hiệu Việt phát triển thì đây lại là đòn đánh thẳng vào lòng tin của người tiêu dùng.
"Sự việc bê bối bị phát giác sẽ khiến Khải Silk khó tránh khỏi làn sóng tẩy chay đến từ người tiêu dùng" - ông Hùng đánh giá.
Cửa hàng Khaisilk tại số 113 Hàng Gai, nơi bán ra chiếc khăn lụa có gắn mác "Made in China" đóng cửa im lìm sau khi xảy ra bê bối. Ảnh Zing
Về mặt pháp luật, theo ông Hùng đây chính là hành vi lừa dối người tiêu dùng. Quan trọng nhất là từ năm 90 tới giờ Khasilk đã bán bao nhiêu sản phẩm ra thị trường và mức độ của vi phạm là bao nhiêu? Mức độ vi phạm này sẽ liên quan đến vấn đề xử lý. Nếu từ năm 90 tới thời điểm hiện tại mà xác định được mức độ vi phạm lớn thì phải xử lý hình sự.
Trước đó, ông Hoàng Khải - Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk đã thừa nhận, sản phẩm của Khaisilk nhập về từ Trung Quốc nhưng doanh nghiệp lại cắt nhãn mác gốc rồi thay bằng thương hiệu của mình.
"Đây là hành vi làm giả nhãn mác để trục lợi và bản thân những sản phẩm này cũng thuộc diện hàng giả, hàng nhái. Sự việc xảy ra không chỉ người tiêu dùng chịu thiệt mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới thương hiệu Việt trên thế giới", Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam nhấn mạnh.
Bên cạnh hành vi làm giả nhãn mác nói trên, ông Hùng cũng nêu ý kiến rằng, lực lượng quản lý thị trường và các cơ quan chức năng cần làm rõ Khaisilk nhập hàng hóa qua đường chính ngạch hay nhập qua đường lậu. Nếu Khaisilk không có đủ các giấy tờ hợp pháp chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa thì còn vi phạm pháp luật về buôn lậu qua biên giới.
Cũng theo ông Hùng, một vấn đề khác cần quan tâm là trách nhiệm của cơ quan quản lý, giám sát. Từ năm 90 (theo thừa nhận của Khải Silk) việc buôn bán hàng giả nhãn mác đã bắt đầu xảy ra nhưng tới tận thời điểm hiện tại mới được phát giác thì đây chính là lỗ hổng quản lý.
"Với một lực lượng hùng hậu của cơ quan chức năng gồm các đươn vị quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế... mà một cửa hàng lớn ở ngay trung tâm Thủ đô có hành vi bán hàng giả, hàng nhái trong suốt gần 30 năm qua mà không thể kiểm soát, phát hiện thì đây là trách nhiệm của quản lý thị trường và cơ quan chức năng TP.Hà Nội. Cần làm rõ trong sự việc này liệu rằng có hiện tượng bảo kê của cơ quan chức năng hay không?" - ông Hùng nói.
Theo Diệu Ly (Người đưa tin)
Ông chủ Khai Silk chia sẻ chuyện làm ăn với đối tác ngoại Từ câu chuyên tranh chấp giữa các công ty gỗ với Global Home những ngày qua, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt hãy vứt bỏ tâm lý thế yếu khi làm ăn với đối tác ngoại. Các luật sư, chuyên gia kinh tế và chính doanh nghiệp (DN) cùng chung nhận định, DN Việt Nam có hợp đồng, bán được hàng...