Khai quật mộ cổ tìm được thanh kiếm nghìn năm: Chuyên gia chụp X-quang và phát hiện cảnh tượng kỳ diệu
Trải qua hàng nghìn năm, thanh kiếm vẫn lưu giữ được điều khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc.
Năm 1965, một đội xây dựng ở huyện Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vô tình đào được ngôi mộ cổ khi đang thi công hồ chứa nước. Các công nhân ngay lập tức báo tin đến đội khảo cổ học địa phương để tiến hành khai quật ngôi mộ.
Cuộc khai quật nhanh chóng được tiến hành, bước đầu kiểm tra các chuyên gia khảo cổ lên tiếng xác nhận đây là ngôi mộ đã có từ triều đại tồn tại hàng nghìn năm nay. Hầu như các di vật phát hiện bên trong mộ cổ không còn được nguyên vẹn, ngoại trừ một thanh kiếm vẫn còn sáng bóng. Điều này khiến các chuyên gia vô cùng bất ngờ.
Việt vương Câu Tiễn. (Ảnh: Sohu)
Thanh kiếm tìm thấy bằng đồng dài 55,7cm – rộng 4,6cm tuy rằng đã được chôn dưới đất hàng nghìn năm nhưng kiếm vẫn được bảo quản rất tốt. Bùn đất không che được ánh sáng của kiếm và độ sắc bén vẫn còn nguyên vẹn.
Tiến hành kiểm tra tỉ mỉ thanh kiếm, các chuyên gia đã phát hiện trên thanh kiếm được khắc hai dòng chữ nhỏ để nói về chủ nhân của nó, đó chính là Việt vương Câu Tiễn và thanh kiếm này mang chính tên ông: “Câu Tiễn”.
Video đang HOT
Việt vương Câu Tiễn là vua nước Việt (ngày nay là Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô) cuối thời kỳ Xuân Thu.
Để tìm hiểu bí ẩn về thanh kiếm cũng như chứng minh cho suy luận ban đầu – là thanh kiếm đầu tiên trên thế giới – các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra thanh kiếm dưới công nghệ tia X-quang hiện đại.
Theo dữ liệu kiểm tra thu được, thanh kiếm này được rèn từ hai hợp chất đồng và thiếc, với phần thân chứa 83,1% đồng – 15,2% thiếc; chuôi kiếm chứa 80,3% đồng – 18,8% thiếc; thân và chuôi kiếm được rèn riêng biệt sau đó kết hợp với nhau.
Các chuyên gia không ngờ rằng một công nghệ rèn tổng hợp hiện đại lại có thể xuất hiện từ triều nhà Sở cách đây hàng nghìn năm.
Cận cảnh thanh kiếm Cầu Tiễn. (Ảnh Sohu )
Công nghệ rèn tổng hợp có độ khó nhất định, nếu cuộc khai quật này không được diễn ra thì chúng ta cũng không thể biết rằng người xưa đã làm chủ công nghệ này hàng ngàn năm trước. Thật kinh ngạc về trí tuệ phi thường và công nghệ rèn đúc tuyệt vời của người xưa.
Phát hiện ngôi mộ cổ trong hang đất, chuyên gia tức tốc tìm đến nhưng 4 chữ trong mộ khiến họ phẫn nộ
Kết quả khai quật lần này đã làm các chuyên gia vô cùng phẫn nộ.
Khảo cổ là một ngành nghề vô cùng phát triển ở Trung Quốc. Đối với nhiều người mà nói, được làm công việc bảo tồn văn hóa dân tộc là một điều đáng tự hào. Song, không phải lúc nào các chuyên gia khảo cổ cũng có thể bình tĩnh an tâm với các địa điểm được xác định có giá trị lịch sử, bởi lẽ, đôi khi chỉ cần chậm một bước, tất cả những hy vọng đều không còn nữa.
Chúng ta đều biết rằng, trộm mộ là một trong những công việc xuất hiện trước khi ngành khảo cổ học chuyên nghiệp ra đời. Việc trộm mộ từ lâu đã rất phổ biến ở Trung Quốc, do tập tục tùy táng và những tư tưởng về cuộc đời ở thế giới bên kia.
Những tên trộm mộ dù có thể không có hiểu biết sâu rộng về khoa học, nhưng tay nghề của chúng thì không hề kém cỏi, có không ít trường hợp các chuyên gia cũng chỉ đành ngậm ngùi than thở vì lỡ đến sau những tên trộm này.
Ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, người ta đã từng phát hiện một ngôi mộ cổ. Một em bé đang chơi đùa phát hiện ra một cái hang, liền chạy vào xem, rồi cầm ra mấy mảnh vỡ. Theo như phán đoán của người dân, đây rất có thể là ngôi mộ của một nhà quý tộc. Vậy là tung tích về ngôi mộ của vị hoàng đế đã được phát hiện.
Nghe được tin này, các chuyên gia khảo cổ lập tức tìm đến. Nhìn từ bên ngoài, họ cho rằng ngôi mộ này có lẽ chưa từng bị động tới, nên chắc chắn là sẽ đào được vô số bảo vật quý hiếm.
Qua đánh giá sơ bộ, các chuyên gia biết được đây là ngôi mộ của hoàng đế Nam Đường Lý Biện (còn có tên khác là Lý Thăng).
Năm 937, ông xưng đế, đến năm 939 thì đặt tên triều đại là Nam Đường, là một trong 10 nước thời Ngũ Đại Thập Quốc. Nước Nam Đường dưới triều đại Lý Biện có lãnh thổ tương đối rộng, nội bộ có nhiều cải cách về chính trị, nhân dân được hưởng cảnh hòa bình.
Tuy nhiên, sự việc sau đó khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên. Họ đào mãi mà không phát hiện thấy gì cả, theo lý mà nói thì mộ của hoàng đế khai quốc không thể không chôn theo đồ tùy táng, vậy tại sao lại không thấy gì cả?
Các chuyên gia cẩn thận xem xét kỹ lưỡng bên trong mộ, phát hiện có một hòn đá, bên trên khắc bốn chữ "Ta đã tới đây".
Đến đây, các chuyên gia mới vỡ lẽ, hóa ra ngôi mộ đã bị đào trộm từ lâu rồi. Những tên trộm này không những dùng đất lấp lên cửa mộ, lại còn khắc chữ để cười đùa chuyên gia. Quả thực là khiến các chuyên gia tức giận không nói thành lời.
Khai quật mộ cổ 'vương giả' 1.000 năm tuổi: Cảnh tượng bên trong khiến chuyên gia sửng sốt Người xưa rất chú trọng đến hậu sự. Vì vậy, chỉ cần là con nhà giàu có thì sau khi chết, mộ phần cũng phải được chuẩn bị xa hoa. Ngoài hoàng đế, chỉ cần là người trong gia đình vương giả, hầu hết đồ tùy táng đều là vàng bạc đá quý, sau khi được phát hiện đều có giá trị kinh...