Khai quật mộ cổ ngàn năm tuổi, tái mặt thấy thứ bên trong
Trong lúc phân chia ranh giới giữa các ngọn núi ở Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, một ngôi mộ cổ nghìn năm tuổi được phát hiện. Thứ bên trong khiến giới chuyên gia thực sự tái mặt.
Vào năm 1973, lực lượng nhân viên lâm trường tiến hành phân chia ranh giới giữa các ngọn núi ở Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Trong quá trình làm việc, họ tình cờ phát hiện một ngôi mộ cổ nghìn năm tuổi ở núi Ấn Sơn.
Sau đó, họ thông báo cho cơ quan chức năng. Vì vậy, một nhóm các chuyên gia khảo cổ tới khu vực phát hiện mộ cổ và tiến hành cuộc khai quật.
Do vậy, các chuyên gia phát hiện nhiều điều bất ngờ về ngôi mộ ở núi Ấn Sơn. Trong số này có việc mộ cổ được chia làm 3 buồng và có hình tam giác hiếm gặp.
Nhận thấy ngôi mộ cổ xuống cấp và có nguy cơ bị sụp đổ nên các chuyên gia nhanh chóng tiến hành gia cố bằng các giá đỡ. Nhờ vậy, mộ cổ trở nên kiên cố hơn.
Căn cứ vào những bằng chứng trong mộ cổ, các chuyên gia phát hiện nơi đây từng bị mộ tặc xâm phạm. Chúng đã lấy đi một số của cải giá trị.
Dù vậy, các nhà khảo cổ vẫn tìm thấy một số đồ tùy táng như cổ vật bằng đồng được chế tác tinh xảo, những mô hình ngôi nhà bằng đồng…
Tại khu vực phía Bắc của ngôi mộ, các chuyên gia bất ngờ tìm thấy một số cổ vật bằng ngọc bích đen và trắng. Chúng có hình dáng móc câu.
Đặc biệt, các chuyên gia còn tìm thấy một thanh kiếm bằng ngọc bích. Do tác động của thời gian nên cổ vật này bị gãy làm 5 mảnh.
Giới khảo cổ vô cùng bất ngờ hơn khi mở nắp quan tài và phát hiện bên trong không có thi hài nào.
Vì vậy, họ chưa thể xác định được ai là chủ nhân ngôi mộ cũng như lý giải lý do người xưa lại xây một ngôi mộ bên trong đặt một quan tài rỗng.
Phát hiện ngôi mộ cổ trong hang đất, chuyên gia tức tốc tìm đến nhưng 4 chữ trong mộ khiến họ phẫn nộ
Kết quả khai quật lần này đã làm các chuyên gia vô cùng phẫn nộ.
Khảo cổ là một ngành nghề vô cùng phát triển ở Trung Quốc. Đối với nhiều người mà nói, được làm công việc bảo tồn văn hóa dân tộc là một điều đáng tự hào. Song, không phải lúc nào các chuyên gia khảo cổ cũng có thể bình tĩnh an tâm với các địa điểm được xác định có giá trị lịch sử, bởi lẽ, đôi khi chỉ cần chậm một bước, tất cả những hy vọng đều không còn nữa.
Chúng ta đều biết rằng, trộm mộ là một trong những công việc xuất hiện trước khi ngành khảo cổ học chuyên nghiệp ra đời. Việc trộm mộ từ lâu đã rất phổ biến ở Trung Quốc, do tập tục tùy táng và những tư tưởng về cuộc đời ở thế giới bên kia.
Những tên trộm mộ dù có thể không có hiểu biết sâu rộng về khoa học, nhưng tay nghề của chúng thì không hề kém cỏi, có không ít trường hợp các chuyên gia cũng chỉ đành ngậm ngùi than thở vì lỡ đến sau những tên trộm này.
Ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, người ta đã từng phát hiện một ngôi mộ cổ. Một em bé đang chơi đùa phát hiện ra một cái hang, liền chạy vào xem, rồi cầm ra mấy mảnh vỡ. Theo như phán đoán của người dân, đây rất có thể là ngôi mộ của một nhà quý tộc. Vậy là tung tích về ngôi mộ của vị hoàng đế đã được phát hiện.
Nghe được tin này, các chuyên gia khảo cổ lập tức tìm đến. Nhìn từ bên ngoài, họ cho rằng ngôi mộ này có lẽ chưa từng bị động tới, nên chắc chắn là sẽ đào được vô số bảo vật quý hiếm.
Qua đánh giá sơ bộ, các chuyên gia biết được đây là ngôi mộ của hoàng đế Nam Đường Lý Biện (còn có tên khác là Lý Thăng).
Năm 937, ông xưng đế, đến năm 939 thì đặt tên triều đại là Nam Đường, là một trong 10 nước thời Ngũ Đại Thập Quốc. Nước Nam Đường dưới triều đại Lý Biện có lãnh thổ tương đối rộng, nội bộ có nhiều cải cách về chính trị, nhân dân được hưởng cảnh hòa bình.
Tuy nhiên, sự việc sau đó khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên. Họ đào mãi mà không phát hiện thấy gì cả, theo lý mà nói thì mộ của hoàng đế khai quốc không thể không chôn theo đồ tùy táng, vậy tại sao lại không thấy gì cả?
Các chuyên gia cẩn thận xem xét kỹ lưỡng bên trong mộ, phát hiện có một hòn đá, bên trên khắc bốn chữ "Ta đã tới đây".
Đến đây, các chuyên gia mới vỡ lẽ, hóa ra ngôi mộ đã bị đào trộm từ lâu rồi. Những tên trộm này không những dùng đất lấp lên cửa mộ, lại còn khắc chữ để cười đùa chuyên gia. Quả thực là khiến các chuyên gia tức giận không nói thành lời.
'Hài cốt đắt giá bậc nhất thế giới' được tìm thấy trong ngôi mộ mê cung: Vàng bạc, châu báu đếm không xuể Thân thế của người này hẳn không phải tầm thường. Năm 1578, một tập thể các ngôi mộ mê cung được phát hiện bên dưới đường phố Rome. Những ngôi mộ này là nơi chôn cất những bộ xương đã phân hủy của những người theo đạo Cơ đốc giáo. Họ được tôn thờ và đối xử đặc biệt nhờ lòng dũng cảm...